Thứ sáu, 4/3/2011, 09:23 GMT+7

Tìm hậu duệ cho Rùa hồ Gươm

Bên cạnh việc chữa trị vết thương trên mình cụ Rùa hồ Gươm, cần có những nghiên cứu sâu hơn về giống rùa này nhằm duy trì nòi giống và bảo tồn quỹ gene, các nhà khoa học đề xuất.

Rùa ở hồ Gươm được cho là cùng loài với một con khác ở hồ Đồng Mô (Hà Nội), và từng tồn tại ở Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình. Nếu điều này được chứng minh, các nhà khoa học cho rằng có khả năng lai tạo chúng để nhân giống. Tuy nhiên cũng có một số ý kiến khác cho rằng rùa ở hồ Gươm là loài hoàn toàn mới, khác biệt.

Theo tài liệu của chương trình bảo tồn rùa châu Á (Asia Turle Propram), thế giới ghi nhận còn bốn con rùa Hoàn Kiếm (tên khoa học là Rafetus swinhoei). Trong đó, ở Việt Nam có hai cá thể, một sống ở hồ Gươm và một ở hồ Đồng Mô, hai con còn lại ở Trung Quốc.

Rùa Hoàn Kiếm (Rafetus swinhoei) tại hồ Đồng Mô, Sơn Tây, năm 2008. Ảnh: ATP.

Khả năng nhân giống cụ rùa

Tim McCormack, giám đốc ATP, cho rằng nhân giống rùa Hoàn Kiếm nói chung, cụ rùa hồ Gươm nói riêng là việc làm thiết thực nhất lúc này để bảo tồn loài rùa này trước nguy cơ tuyệt chủng. “Nói dại, nếu một mai cụ Rùa ra đi mà chưa có con cháu nối dõi tông đường thì sẽ là tổn thất rất lớn không chỉ về mặt sinh học, mà cả về tâm linh đối với người Việt", ông nói.

ATP cho rằng rùa ở hồ Gươm và rùa ở hồ Đồng Mô là cùng loài và có thể lai tạo giống được. Tuy nhiên giới khoa học trong nước có ý kiến trái chiều. Chẳng hạn Phó giáo sư Hà Đình Đức, người có hơn 20 năm nghiên cứu rùa ở hồ Gươm, cho rằng đây là loài hoàn toàn mới, không giống bất cứ con rùa nào đã được biết đến.

Mặc dù vậy, theo ông Tim McCormack, nếu có đủ điều kiện về môi trường sống cho con đực con cái, thì ngay cả khi ghép đôi sinh sản động vật không cùng loài cũng không có vấn đề gì.

Trên thực tế, khi ghép cá thể không cùng loài, có thể sinh ra con lai, như ghép ngựa và lừa sẽ ra con la. Tương tự, với loài rùa nói chung, khi tìm ra con rùa gần loài, cũng sinh ra một số con lai, McCormack phân tích.

"Về mặt khoa học, thế hệ đầu tiên (F1), con sinh ra có thể bị vô sinh hoặc vẫn tiếp tục sinh sản được. Những con sinh sản được ở lứa F1 cho ra đời con thuộc lứa F2, F3... Trong các lứa ấy, thế nào cũng có con mang gene thuần với gene một trong hai cá thể ban đầu, lứa F0, tức là mang gene thuần của Rùa ở hồ Gươm", Tim McCormack khẳng định.

Cũng theo ông McCormack, những nỗ lực tìm kiếm rùa Hoàn Kiếm ngày càng trở nên khó khăn. Trung Quốc trong hai năm 2008, 2009 đã "se duyên" cho hai con rùa Hoàn Kiếm, thu được 600 trứng trong 3 năm, nhưng không trứng nào nở thành con.

Cụ Rùa Hồ Gươm năm 2005. Ảnh do Phó giáo sư Hà Đình Đức cung cấp.

"Trường hợp xấu nhất, được coi là giải pháp cuối cùng phải nghĩ tới việc ghép đôi sinh sản rùa ở Đồng Mô với rùa ở Trung Quốc, tạo giống mới cho rùa loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng này", McCormack nói.

Rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô được xác nhận là giống đực, con rùa này có thể ghép đôi sinh sản với cá thể cái Rùa Hoàn Kiếm ở Trung Quốc. Trong hội thảo về rùa vừa qua ở Singapore, phía Trung Quốc rất ủng hộ phương án này, McCormack cho biết sau khi trở về từ hội nghị. .

Nếu phương án được phía Việt Nam chấp thuận, một nửa số cá thể con nở thành công sẽ được đưa về Việt Nam mỗi năm; còn cá thể rùa đực ở hồ Đồng Mô sẽ được đưa trở lại hồ Đồng Mô sau một số năm thực hiện ghép đôi nhân giống.

Cho đến nay chưa ai biết giới tính của cụ Rùa trong hồ Gươm. Để xác định điều này cần có sự quan sát kỹ lưỡng hoặc lấy mẫu ADN.

Nghi ngại

Tuy nhiên, phó giáo sư Hà Đình Đức (người có kinh nghiệm 20 năm nghiên cứu về rùa Hoàn Kiếm), giáo sư Lê Trần Bình (Viện công nghệ sinh học) và nhiều nhà khoa học khác cho rằng, Rùa Hồ Gươm không phải loài Rafetus swinhoei, mà là loài mới được đặt Rafetus leloii. Ông Đức cho rằng không thể nhân giống hai cá thể không cùng loài.

Ông Hà Đình Đức nói rằng, về mặt khoa học hai loài khác nhau khi giao phối trứng sẽ không thụ tinh nên nhân giống sẽ không kết quả. Nếu hai loài khác nhau giao phối có thể sinh ra cá thể con F1 nhưng thế hệ này bất thụ (không có khả năng sinh sản). Trên thế giới cũng chưa thấy nghiên cứu nào nhân giống hai loài rùa khác nhau, mà chỉ biết khi lừa đực giao phối với ngựa cái sẽ sinh ra con la; ngựa đực giao phối với lừa cái sinh con Hinny đều bất thụ.

Ảnh so sánh sọ rùa hồ Gươm và giải Thượng hải, theo ông Đức, rùa hồ Gươm là loài mới, không phải giải Thượng Hải. Ảnh: Hà Đình Đức.
Ảnh so sánh sọ rùa hồ Gươm và giải Thượng hải. Theo ông Đức, rùa hồ Gươm là loài mới, không phải giải Thượng Hải. Ảnh: Hà Đình Đức.

Giáo sư Mai Đình Yên, phó chủ tịch Hội sinh thái học Việt Nam, cho rằng cũng như bất kỳ loài nào, duy trì nòi giống là việc nên làm, chưa kể rùa Hoàn Kiếm là rùa quý hiếm, trên thế giới chỉ còn 4 con sống sót.

“Dù muốn hay không, cụ Rùa cũng như bao nhiêu sinh vật khác, một ngày nào đó sẽ chết, nên những nghiên cứu về giống loài của rùa tại Việt Nam là cần thiết để tuy trì nòi giống của cụ Rùa, một loài vật còn mang giá trị tâm linh”, giáo sư Yên nói.

Trước tiên, theo giáo sư Yên, phải xem giới tính cụ, sau đó, xác định cụ thuộc loài nào rồi so sánh với với 3 con rùa còn lại trên thế giới, cùng loài nào thì nên “ghép đôi”.

Theo ông yên, việc ghép đôi lai tạo nên được thử nghiệm trên cá thể rùa ở Đồng Mô trước với hai cá thể rùa ở Trung Quốc. “Nếu mọi việc tốt đẹp, sau đó mới tiến hành với cá thể rùa ở hồ Hoàn Kiếm”.

Các nhà khoa học cảnh báo, sức ép về mặt tâm linh là yếu tố gây khó khăn trong hoạt động liên quan đến cụ rùa. Ngoài ra, với kích thước lớn, việc vận chuyển rùa Hoàn Kiếm cũng là một yếu tố gây khó khăn. Ông Yên cũng cho rằng có thể còn tồn tại những con rùa cùng loài Hoàn Kiếm khác nữa trên lãnh thổ Việt Nam chưa được tìm thấy.

Hương Thu

Ý kiến bạn đọc () Sắp xếp theo:

hậu duệ

mất gà mới lo làm chuồng.nhưng dù sao đi nửa phải cứu cụ rùa.và tìm hậu duệ cho cụ]

( quoc )


góp ý vào việc bảo tồn rùa Hồ Gươm

Bước thứ nhất: chữa cho cụ rùa Bước thứ hai: Lấy mẫu gen và cho nhân bản vô tính là hiệu quả nhất.

( le cong )


Trao đổi về cụ rùa hồ Hoàn Kiếm

Ai trong chúng ta đều biết cụ rùa hồ Hoàn kiếm là một sinh vật quí hiếm là một biểu tượng linh thiêng vô giá cho Hà Nội. Việc chữa trị cho cụ rùa là hết sức cấp bách vì nếu chúng ta bàn quá lâu không cơ quan nào dám nhận trách nhiêm, nói dại cụ không thể sống tiếp tục với bệnh tật thì ngoài việc trách nhiệm thuộc về cơ quan nào đấy thì ai ai trong chúng ta cũng thấy đầy là mất mát không sửa chữa được.

Là một người dân tôi cũng như tất cả mọi người đều mong muốn có quan có thẩm quyền thực thi ngay biên pháp chữa trị cho cụ ngay đừng bàn nhiều quá sợ lỡ thời cơ.

Còn việc tìm hậu duệ cho cụ chắc phải xác định được giới tính của cụ và tìm giới tính cặp đôi đồng họ mới hy vong sinh ra con mang được bộ gien của cụ qua các F1; F2; F3. Chúng ta chưa thể khẳng định được cụ có khả năng sinh sản hay không nếu không thử nghiệm, chỉ có điều nếu cụ có bạn cặp cùng loại ở Viêt Nam thì thuận tiện hơn chứ việc đưa cụ hoặc rùa Đồng Mô xuất ngoại một năm chắc nhiều người trong chúng ta rất lo ngại về chuyến xuất ngoại này. Trên đây là một vài suy nghĩ mang tính cá nhân của tôi xin chia sẻ cùng bạn đọc và các cơ quan hữu quan.

( Nguyễn Thế Mịch )


Cụ rùa của Lê Lợi

Ai cũng biết cụ rùa gắn liền với Lê lợi. Vậy hãy về quê hương Lê lợi tìm rùa rùi đep ra Hồ gương thả. Chắc chắn cụ Rùa xuất xứ ở que hương ông Lê Lợi.

( nguyễn )


Luôn luôn dõi theo Cụ Rùa

Hãy làm tất cả những gì tốt nhất cho CỤ. Nhanh và dứt khoát. Báo vật Quốc gia chứ không đơn thuần là sinh vật đâu.

( Quốc Nguyễn )


Thay bằng rùa máy

Theo toi, hình tượng cụ rùa nên được duy trì trong tâm trí của người dân việt nam, đặc biệt là người dân thủ đô. trong tình trạng hiện nay cụ rùa còn lại khó có thể qua khỏi. trong tình trạng như thế tôi có giải pháp như sau: Chúng ta nên tạo ra một cặp rùa máy, trang bị pin cho cụ rùa thật tốt, hàng tháng có thể thay pin hoặc nạp pin. Hy vọng mọi người ủng hộ ý tưởng của tôi

( Nguyen Tien Hung )

Ý kiến của bạn

 
 Thay hình khác
  
Off Telex VNI VIQR
 
Lien he quang cao