Đường sắt Nhật Bản cũng "gặp họa" vì lạc hậu

07/03/2011 14:47:29
- Hai vụ lật tàu làm gần 100 người chết và 500 người bị thương xảy ra tại Nhật Bản năm 2005 đều xảy tra trên hệ thống đường sắt quốc gia khổ 1.067m có từ thời Nhật hoàng Minh trị những năm 1860.

Đến nay,  Bộ GTVT, Tổng công ty ĐSVN và Viện Quy hoạch Bộ GTVT vẫn đang nghiên cứu về 2 tuyến  ĐSCT Hà Nội – Vinh , TP.HCM – Nha Trang cùng Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA ) tại Hà Nội.

Nhưng bản thân hệ thống đường sắt Nhật Bản cũng đang gặp nhiều vấn đề. Để độc giả có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này, Bee đăng bài viết của TS Trần Đình Bá, Hội Kinh tế Vận tải Đường sắt Việt Nam. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Từ những đoàn tàu xé gió

Để phục vụ cho Thế vận hội mùa hè 1964, Nhật Bản đã cho xây dựng các tuyến ĐSCT kết nối các thành phố lớn, đông dân như Tokyo, Osaka… Đó là những đại đô thị phát triển công nghiệp có trên 3 triệu dân, nơi diễn ra những khu vực thi đấu.

Nhờ vậy các dự án đó đã thành công cùng Thế vận hội. Hình ảnh đoàn tàu cao tốc shikansen chạy dưới chân ngọn núi Phú Sỹ trở thành biểu tượng của nước Nhật hùng cường đứng thứ nhì thế giới về kinh tế và là cường quốc về công nghệ và kỹ thuật ứng dụng.

a
Hình ảnh đoàn tàu cao tốc shikansen chạy dưới chân ngọn núi Phú Sỹ trở thành biểu tượng của nước Nhật

Từ đó, những đoàn tàu shinkansen “mang hình viên đạn” trở thành niềm kiêu hãnh của nước Nhật. Thực tế, trong các thập niên qua, công nghệ shinkansen luôn vượt mặt các công nghệ đường sắt cao tốc như TGV của Pháp, KTX của Đức về tốc độ.

Nhiều vị nguyên thủ nước ngoài khi đến Tokyo được đón tiếp nồng hậu, được đi tàu shikansen để tạo được cảm giác mạnh và tìm đối tác kinh tế ngay trên chính trường ngoại giao. Đường sắt Nhật Bản đã khai thác mọi cơ hội để quảng bá, giành những hợp đồng xây dựng lớn, chuyển giao và bán các thiết bị công nghệ đường sắt cao tốc ra nước ngoài.

Nhật Bản có các tuyến đường sắt cao tốc như Tohoku, Jouetsu, Nagano, Yamagata và Akita… nối các đại đô thị công nghiệp đều trên 3 triệu dân. Nhưng theo nhận xét của các quan chức đường sắt, trong 5 tuyến đường sắt cao tốc, chỉ có tuyến Tokyo-Osaka được cho là có lãi, còn lại đều lỗ nặng.

Đến mảng tối do sự lạc hậu

Vào lúc 9h20 ngày 25/4/2005, tại tỉnh Hyohgo (gần Osaka) trên tuyến JR Fukuchiyama, đoạn giữa hai ga Tsukaguchi - Amagasaki, một đoàn tàu nhanh 7 toa đã bị trật khỏi đường ray khi chạy ở tốc độ 70 km/h. Từ toa số 1 tới toa số 3 bị quay ngang, vượt khỏi hàng rào an toàn, đầu tàu lao vào một toà nhà chung cư và bị phá hủy nặng. Tai nạn thảm khốc làm 80 người chết và hơn 500 người bị thương. Chính phủ Nhật Bản phải tuyên bố lập quốc tang tưởng nhớ người bị nạn.

Hiện trường vụ tai nạn đường sắt xảy ra ngày 25/4/2005 tại Nhật Bản làm 50 người chết và hàng trăm người bị thương. Ảnh BBC
Hiện trường vụ tai nạn đường sắt xảy ra ngày 25/4/2005 tại Nhật Bản làm 50 người chết và hàng trăm người bị thương. Ảnh BBC

Thế nhưng chỉ sau đó không lâu, ngày 25/12/2005 một đoàn tàu 6 toa lại bị lật nhào làm 4 người chết và 33 người bị thương khi chỉ chạy với tốc độ 90 km/h. Cả nước Nhật lại một phen nữa bàng hoàng cay đắng. Giới quan chức đường sắt họp báo tuyên bố đây chỉ là “sự cố hy hữu” do đoàn tàu chạy trong bão tuyết khắc nghiệt.

Cuộc điều tra được thực hiện trong nội bộ ngành đường sắt. Họ nhận ra rằng cả hai vụ lật tàu làm gần 100 người chết và 500 người bị thương đều xảy ra trên hệ thống đường sắt quốc gia khổ 1.067 có từ thời Nhật hoàng Minh trị những năm 1860.  Sau đó, hệ thống này đã được tập đoàn đường sắt Nhật Bản kiên cố hóa bằng tà vẹt bê tông cốt thép dự ứng lực được gọi là “tiêu chuẩn Nhật Bản”. Chủ tịch đường sắt Nhật Bản đã phải từ chức trước áp lực của dư luận!

Nhật Bản siêu cường đã phải ôm hận trước cả một hệ thống đường sắt khổ hẹp 1.067 m. Còn Việt Nam?

TS Trần Đình Bá
.
Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu
.