Thứ Năm, 10/03/2011, 10:16 [GMT+7]
.
.

Những tâm sự riêng tư của "người thứ ba" Nguyễn Văn Tâm

(PN&ĐS) - Trong những ngày qua, liên quan đến vụ sát hại nhà báo Hoàng Hùng, trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục xuất hiện 1 cái tên. Đó là Nguyễn Văn Tâm, đội trưởng Đội Quản lý Thị trường (QLTT) số 5 thuộc Chi cục QLTT Long An. Đã có khá nhiều lời “kết án” thay cho Cơ quan CSĐT, đại loại: Ông Tâm có dấu hiệu là “đồng phạm”, hoặc “che giấu tội phạm” vì có khả năng ông biết bà Trần Thúy Liễu giết chồng nhưng không tố giác. Một số khác kết tội ông ‘rủ rê” bà Liễu đi casino cùng với mối quan hệ “không rõ ràng”…

>>Phỏng vấn độc quyền "người thứ ba" Nguyễn Văn Tâm


Ông Phạm Văn Tâm.
Ông Phạm Văn Tâm.
Ngày 4/3/2011, anh đã bị xét kỷ luật. Anh có thể kể về chuyện ấy?
 
Ông Nguyễn Văn Tâm (NVT)- Ngày 4.3.2011 có thể gọi là ngày buồn hơn cả trong một chuỗi những ngày buồn từ sau Tết đến nay đối với tôi. Buổi sáng, chi bộ Chi cục QLTT Long An đã họp kiểm điểm và đề nghị hình thức kỷ luật dành cho tôi. Có 13 phiếu đề nghị Đảng ủy cấp trên “cách chức”, 11 phiếu đề nghị “khai trừ Đảng”, 9 phiếu “cảnh cáo” và 6 phiếu “khiển trách”, với sai phạm là “vi phạm các điều cấm của đảng viên” (đi đánh bạc ở casino bên kia biên giới).

Quyết định cuối cùng thuộc về cơ quan đảng cấp trên. Tôi đang đối mặt với lần bị kỷ luật đầu tiên kể từ khi về ngành QLTT cách đây gần 20 năm. Trước đó khoảng 2 tuần, tôi đã bị đình chỉ công tác ở Đội QLTT số 5 (phụ trách các huyện Tân Thạnh và Thạnh Hóa) để về Chi cục QLTT làm kiểm điểm, giải trình.

Vào ngành QLTT tỉnh Long An năm 1992, tôi đã lăn lộn trên khắp các địa bàn tỉnh Long An và đã lập nhiều thành tích chống buôn lậu và gian lận thương mại. Tôi từng được tín nhiệm bầu làm phó bí thư chi bộ và chủ tịch công đoàn bộ phận cơ quan. Nhưng thật không ngờ, mọi chuyện ập xuống quá đột ngột!
 
Anh có thể giới thiệu đôi điều về mình và gia đình?
 
Tôi sinh năm 1962 ở vùng quê nghèo thuộc xã Đông Thạnh, huyện Cần Giuộc (Long An). Cha tôi là liệt sĩ, hi sinh trong chiến dịch Mậu Thân, để lại cho mẹ tôi 5 đứa con nhỏ. Nhà nghèo, đông con, lại bị kỳ thị “gia đình Việt Cộng”, mẹ con tôi đã trải qua những năm tháng cùng cực trước ngày miền Nam giải phóng.
 
Tôi đã phải bỏ học để ở nhà làm ruộng, mò cua bắt ốc giúp mẹ. Sau ngày miền Nam giải phóng, tôi được tiếp tục đến trường, rồi thi đậu vào Trường Đại học Tiền Giang, tốt nghiệp ngành nông nghiệp, về công tác tại Trạm Bảo vệ Thực vật huyện Mộc Hóa. Đến năm 1992 tôi xin về Chi cục QLTT Long An sau khi cơ quan này được thành lập. Tôi đã tranh thủ học tại chức và đã tốt nghiệp đại học luật.
 
Tôi lập gia đình năm 1987, có 2 con gái, đứa lớn học đại học, đứa nhỏ mới lớp 5. Vợ tôi trước làm ở cửa hàng nước giải khát thuộc Cty CP Thương mại Long An, sau này nghỉ ở nhà chăm sóc 3 hecta ruộng trồng tràm.
 
Có thông tin cho rằng, sau khi xảy ra vụ đốt nhà báo Hoàng Hùng, anh không liên lạc với Thúy Liễu bằng điện thoại, vì sợ bị theo dõi, mà thường hẹn gặp riêng. Báo chí cũng trưng ra những lá thư Thúy Liễu gửi cho anh.

Tôi vẫn liên lạc bằng điện thoại bình thường với Thúy Liễu, chủ yếu là hỏi han tình trạng của anh Hoàng Hùng. Từ sau khi xảy ra vụ phóng hỏa, tôi có 1 lần gặp Thủy Liễu ở BV Chợ Rẫy khi tôi đến đây thăm anh Hoàng Hùng.
 
Thêm vài lần tôi gặp Thúy Liễu tại nhà, nơi xảy ra vụ phóng hỏa và 1 lần gặp ngoài quán cà phê như đã kể ở phần trên. Tất cả các lần gặp đều có nhiều người chứ không riêng tôi và Thúy Liễu. Còn về các lá thư, trong đời tôi chưa 1 lần nhận thư của Thúy Liễu, vì vậy mà tôi cũng không biết nét chữ của cô ấy ra sao. Tôi cũng muốn làm sáng tỏ chuyện các lá thư này.
 
Những lá thư tay của bà Liễu. (Ảnh TNO)
Những lá thư tay của bà Liễu. (Ảnh TNO)

     
Chắc là anh phải thường xuyên đến Cơ quan CSĐT để trả lời thẩm vấn.

Tôi được mời nhiều lần, cả trong và sau tết. Lần tôi được mời làm việc gần đây nhất là ngày 24/2/2011. Tôi luôn tích cực hợp tác với cơ quan chức năng và mong sớm kết thúc vụ án để ai làm nên tội thì phải chịu pháp luật trừng phạt, còn ai bị nghi oan thì trả lại sự công bằng cho họ.

Hoàng Sơn
;
;
.