Vàng miếng tội tình gì mà...cấm?
Nhiều câu hỏi đã được các chủ kinh doanh vàng đặt ra, như ai sẽ được tiếp tục mua bán, ai sẽ phải dừng, thời điểm nào sẽ bắt đầu?
Trong những ngày qua, câu chuyện liên quan đến khả năng kinh doanh vàng miếng tự do đã thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận. Nỗi băn khoan lo lắng không chỉ có ở những người liên quan trực tiếp đến việc kinh doanh vàng mà ngay cả một bộ phận không ít người dân cũng chưa hiểu được mình có được mua, bán hay tích trữ vàng nữa không?
Bên cạnh những lo lắng băn khoăn nêu trên có không ít doanh nghiệp kinh doanh vàng trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội khi được hỏi về vấn đề này cho biết, vàng miếng cũng là một loại hàng hóa, tại sao lại cấm mua bán, giao dịch? Nhu cầu người dân vẫn lớn, nếu cấm mua bán trên thị trường tự do thì sẽ xảy ra hiện tượng mua bán lậu, ảnh hưởng đến nền kinh tế. Nhà nước sẽ không đủ sức quản lí chuyện này, ngay như ngoại tệ bị cấm giao dịch trên thị trường tự do, nhưng thực chất người ta vẫn mua bán ngoại tệ trên “chợ đen”.
Bên cạnh những lo lắng băn khoăn nêu trên có không ít doanh nghiệp kinh doanh vàng trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội khi được hỏi về vấn đề này cho biết, vàng miếng cũng là một loại hàng hóa, tại sao lại cấm mua bán, giao dịch? Nhu cầu người dân vẫn lớn, nếu cấm mua bán trên thị trường tự do thì sẽ xảy ra hiện tượng mua bán lậu, ảnh hưởng đến nền kinh tế. Nhà nước sẽ không đủ sức quản lí chuyện này, ngay như ngoại tệ bị cấm giao dịch trên thị trường tự do, nhưng thực chất người ta vẫn mua bán ngoại tệ trên “chợ đen”.
Có nhiều ý kiến cung quanh việc xóa bỏ kinh doanh vàng miếng tự do (Ảnh: hanoimoi) |
Ông An Huy Hoàng, chủ một cửa hàng vàng trên phố Hàng Bạc cho biết: nếu việc xóa bỏ kinh doanh vàng miếng tự do, được áp dụng thì bản thân công nhân chế tác sẽ nhiều việc hơn khi người dân chuyển sang mua vàng trang sức và khi đó, nếu những đồ trang sức được chế tác theo trọng lượng lớn thì khả năng trang sức sẽ mất đi và chỉ còn lại khả năng tích trữ và giao dịch.
Ở một góc nhìn khác, nhiều chuyên gia cho rằng, trong thời gian qua những biến động của giá vàng đã tác động không nhỏ đến lạm phát, tỷ giá, đến việc ổn định vĩ mô. Thế nhưng để điều tiết thị trường vàng, NHNN thường chỉ dùng biện pháp cấp phép xuất nhập vàng theo thời gian cụ thể.
Biện pháp này xem ra vô hiệu vì nguồn ngoại tệ có hạn và nếu các tiệm vàng phối hợp đẩy giá thì không lượng cung nào có thể chặn nguồn tăng của giá vàng và cũng rất khó để biết được ai đẩy giá và xử phạt như thế nào. Những cơn sốt giá vàng trong thời gian qua đã tiềm ẩn những yếu tố nêu trên.
Về những thắc mắc trên Thống đốc Nguyễn Văn Giàu tại cuộc họp báo công bố Chỉ thị số 1/CT-NHNN, nhằm triển khai nghị quyết 11/NQ-CP của chính phủ do NHNN tổ chức ngày 1/3 cho biết, ông đã đọc rất nhiều bài báo phản ánh những vấn đề được dư luận xã hội quan tâm quanh câu chuyện xóa bỏ kinh doanh vàng miếng tự do. Thống đốc cho rằng trước đây chúng ta xem vàng là hàng hóa, cho phép lưu thông bình thường, nhưng gần đây đã xuất hiện nhiều tiêu cực như phát sinh đầu cơ, liên thông với ngoại tệ, thậm chí trở thành phương tiện thanh toán…
Thực tế thì gần hai năm nay, chính phủ giao cho NHNN xây dựng nghị định quản lí vàng thay thế cho nghị định 174, hiện nay dự thảo đang được lấy ý kiến ở các bộ ngành trước khi trình lên Chính phủ. Và tinh thần chung của nghị định này là quản lí hoạt động kinh doanh vàng theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do và ngăn chặn hiệu quả các hoạt động buôn lậu vàng qua biên giới.
Ông Nguyễn Văn Giàu cho biết, nội dung cơ bản của dự thảo nghị định quản lý thị trường vàng tương tự như với quản lý ngoại tệ, tức cá nhân được quyền sở hữu, cất giữ, mang đi nhưng khi có nhu cầu phải bán vàng lại cho những đầu mối do NHNN quy định. Tới đây, NHNN sẽ xây dựng hệ thống các đầu mối thu mua vàng miếng, giá thu mua áp dụng theo giá tại thời điểm gia dịch.
Theo ông Giàu, điểm quan trọng của dự thảo nghị định là người dân sẽ không được mua thêm vàng miếng, chỉ được mua vàng nữ trang. Các cửa hàng kinh doanh vàng bạc sẽ không được phép bán vàng miếng như hiện nay mà chỉ được kinh doanh vàng bạc trang sức.
Sắp tới các cửa hàng vàng chỉ được kinh doanh vàng nữ trang (Ảnh: Dantri) |
Việc xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do sẽ được cân nhắc sao cho không tác động quá lớn đến đời sống người dân và có thời gian chuyển tiếp trước khi áp dụng.
Trong thông báo mới đây của NHNN cũng nhấn mạnh, kiểm soát chặt chẽ thị trường vàng; theo dõi và dự báo sát tình hình biến động giá vàng quốc tế, cung cầu trong nước, chọn một số doanh nghiệp làm đầu mối nhập khẩu vàng, điều tiết và ổn định giá vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do; phối hợp với các bộ ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra, xử lí các trường hợp đầu cơ, găm giữ, kinh doanh trái phép luật vàng, ngoại tệ là rối loạn thị trường; trình Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý, kinh doanh vàng.
Theo nhận định của các chuyên gia nên xem vàng như một loại hàng hóa đặc biệt, người dân có thể mua bán thông qua ngân hàng, có thể mua vàng vật chất, có thể mua chứng chỉ vàng.
Từ việc quản lý này NHNN có thể kiểm soát được tổng cung, tổng cầu vàng trên thị trường, lượng vàng trong dân để cân đối cung cầu và dễ dàng phát hiện ra hiện tượng buôn lâu vàng để hưởng chênh lệch giá vàng trong nước và nước ngoài. Việc đầu cơ nâng giá, hạ giá vàng cũng khó diễn ra vì theo quy chế quản lý mới các tiệm vàng tư nhân dù lớn cũng không còn khả năng chi phối thị trường mà ngay cả khái niệm “đầu cơ”, không phải lĩnh vực nào cũng như lĩnh vực nào.
Một hiệu ứng khác là giá USD trên thị trường tự do sẽ khó biến động theo giá vàng như hiện nay do không còn hiệu ứng thương nhân gom USD để nhập lậu vàng. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng, NHNN nên cân nhắc kỹ các biện pháp cũng như các chế tài mạnh đi kèm nhằm tránh phát sinh thị trường vàng chợ đen.
(Theo Thời báo Ngân hàng)
;