Chuyện thú vị hiệu trưởng lương triệu đô
- Vị hiệu trưởng này quan niệm việc luôn đặt ra câu hỏi, nhưng không bất kính với người được hỏi, là cách kiếm tìm sự minh bạch. Ông cho rằng, những nền văn hóa khác nhau sẽ đóng vai trò không nhỏ trong quá trình toàn cầu hóa học thuật.

TIN LIÊN QUAN

Những ngày đầu tháng 3, với “cầu nối” là GS Ngô Bảo Châu, ông đã tới Việt Nam tìm kiếm sự hợp tác, trước hết với ĐHQG Hà Nội.

Ông là Robert J. Zimmer, năm nay 64 tuổi,  một nhà toán học Mỹ nổi tiếng, hiện đang là hiệu trưởng trường ĐH hơn trăm năm tuổi với những trường phái học thuật lừng danh, ĐH Chicago.

GS Robert Zimmer trong buổi làm việc tại ĐHQG Hà Nội. Ảnh: Bùi Tuấn
Mở cửa tới Trung, Ấn

Tháng 11/2010, hiệu trưởng Robert Zimmer tham dự một diễn đàn mở tại McCormick Tribune Lounge do chính phủ tài trợ.

Nói chuyện với sinh viên (SV), ông nhấn mạnh vai trò của khoa học cơ bản và phản ứng của ĐH Chicago trong bối cảnh quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ.

Với việc ra đời một trung tâm mới ở Bắc Kinh vào mùa hè vừa rồi, ông cho rằng, những nền văn hóa khác nhau sẽ đóng vai trò không nhỏ trong quá trình toàn cầu hóa học thuật và làm tăng vị thế của SV quốc tế.

ĐH Chicago quyết định thành lập một trung tâm ở Bắc Kinh một phần vì những lợi ích quốc tế tại khu vực châu Á.

Lý do thứ hai là nhằm giúp ĐH thêm sức hút với SV. “Giảng viên và SV sẽ cảm thấy vị thế nâng cao hơn khi được làm việc và học tập trong môi trường quốc tế”, ông giải thích.

Không giống như một số diễn giả khác thường tập trung vào lịch sử và các vấn đề giáo dục ĐH của trường, Robert J. Zimmer gần như chỉ tập trung vào tương lai.

Tuy nhiên, ông cũng phải thú nhận, dù quan sát kỹ lưỡng toàn bộ hoạt động của trường, vẫn không thể lường hết được mọi thứ, “bởi đại học là một môi trường lớn và vô cùng phức tạp”.

Tại một buổi gặp khác mới đây, ông đã thảo luận với SV về hướng phát triển của ĐH Chicago ở cả trong và ngoài nước.

Mở đầu bằng  thông báo kế hoạch thành lập một trung tâm mới ở New Delhi, Ấn Độ (giống như hai trung tâm ở Paris và Bắc Kinh), sau đó, ông cung cấp chi tiết về sự phát triển thương mại của trường.

Ông nhấn mạnh, thành công của những trung tâm ở nước ngoài, gồm cả trường Booth ở Singapore và London, sẽ giúp các nhà quản lý thêm lạc quan về một trung tâm có quy mô tương ứng ở Ấn Độ.

Tư duy liên tục đặt câu hỏi

Trong một số buổi nói chuyện với SV, hiệu trưởng Zimmer cam kết tổ chức những buổi tọa đàm mở nhằm tăng cường sự tham gia của SV với những chuyện quan trọng của nhà trường.

GS Robert Zimber và GS Mai Trọng Nhuận ký kết biên bản hợp tác giữa ĐH QG Hà Nội và ĐH Chicago. Ảnh: Bùi Tuấn
“Trường ĐH nào cũng nói về sự tự do và tọa đàm mở, nhưng trên thực tế, có nhiều quyền lợi khác được đưa ra để biện minh cho các vấn đề gây tranh cãi”, ông phát biểu.

Trong một bài luận (essasays) về chủ đề “live the question” đăng trên tờ The Street Journal, nhà toán học có kinh nghiệm quản lý lão luyện này viết, đây không phải khẩu hiệu suông mà đã trở thành  một cách nghĩ,  đường hướng tiếp cận thế giới với những yêu cầu khắt khe, qua đó thể hiện nhiệt huyết vượt qua thách thức, nhằm tìm ra ý tưởng sáng tạo và sức mạnh để thay đổi xã hội cũng như cuộc sống của mỗi con người.

Ông cho rằng, luôn đặt ra các câu hỏi, nghe thì dễ nhưng thực tế không hề đơn giản.

“Nó đòi hỏi tư tưởng chấp nhận rủi ro; luôn ưu tiên cho tìm tòi, phân tích vấn đề phức tạp hơn là lựa chọn những giải pháp dễ dàng” – ông phân tích.

“Và một điều quan trọng nữa là, biết đặt ra câu hỏi nhưng cũng phải biết lắng nghe câu trả lời”, GS Zimmer kết luận.

Lương ở top 30

Dù thu nhập là chuyện khá riêng tư ở Mỹ, tờ báo uy tín về giáo dục của nước này, The Higher Chronicle Education cũng đã có một báo cáo về các mức thu nhập của hiệu trưởng các trường ĐH.

GS Zimmer: "Biết đặt ra câu hỏi nhưng cũng phải biết lắng nghe câu trả lời”

Theo đó, Robert Zimnernhiện đang được nhận mức lương hơn 1 triệu USD mỗi năm. Mức lương này đưa ông lên vị trí 21 trong số 30 vị hiệu trưởng các trường ĐH Mỹ được trả lương trên 1 triệu USD.

Tuy nhiên, vị trí này vẫn không cao bằng thời điểm năm tài khóa 2006-2007, khi lương của ông xếp thứ 15.

Uy tín học thuật của một tổ chức không nhất thiết tương ứng với tiền lương của hiệu trưởng, theo số liệu của Chronicle.

Chẳng hạn hiệu trưởng ĐH Columbia (một trong những trường thuộc hệ thống ĐH Ivy League danh giá ở Mỹ) ở trong top 10 với mức lương hơn 1,75 triệu USD; trong khi Hiệu trưởng ĐH Harvard thu nhập chỉ nhỉnh hơn 820 nghìn USD,  ít hơn gần phân nửa so với Zimmer.

Hiệu trưởng được trả cao nhất trong danh sách là giáo sĩ Do Thái chính thống Bernard Lander, người sáng lập Touro College 40 năm trước đây và mở rộng nó thành hệ thống của 24.000 sinh viên. Qua đời vào tháng 2, tổng thu nhập trong năm 2008-2009 của ông xấp xỉ 4,8 triệu USD.
Robert J. Zimmer năm nay 64 tuổi,  một nhà toán học Mỹ nổi tiếng, với lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu là hình học, đặc biệt là định lý ecgo, hình học vi phân và lý thuyết tập hợp. Ông được bầu làm hiệu trưởng thứ 13 của ĐH Chicago từ giữa năm 2006, sau khi có 4 năm ở cương vị phó hiệu trưởng ĐH Brown.

Zimmer từng là chủ nhiệm khoa toán, phó hiệu trưởng và phó chủ tịch phòng nghiên cứu và phòng thí nghiệm quốc gia Argonne.
    
Ông là tác giả của hai cuốn Định lý ecgo và các nhóm nửa đơn giản (1984), Những kết quả thiết yếu của phân tích hàm số (1990); và hơn 80 bài viết trong nghiên cứu toán học.

Lấy bằng cử nhân của ĐH Brandeis vào năm 1968, 7 năm sau đó, ông nhận bằng tiến sĩ toán học của ĐH Harvard. Năm 1977, Zimmer bắt đầu giảng dạy ở ĐH Chicago, sau 2 năm làm giảng viên của học viện Hải quân Hoa Kỳ.

  • Lơ Nguyễn (tổng hợp)
E-mail người nhận:
Họ tên người gửi:
E-mail người gửi:
Nội dung:
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu và không quá 1000 chữ
Tin khác
,
,
© Báo VietNamNet, số 4 Láng Hạ , Quận Ba Đình, Hà Nội.
Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông.
Số giấy phép: 1285/GP - BTTTT cấp ngày 27/8/2008. Tổng biên tập: Nguyễn Anh Tuấn.
® Ghi rõ nguồn "VietNamNet" khi phát hành lại thông tin từ website này.
,