"Chưa bao giờ nhiều trẻ em Việt khổ như ngày nay"
Cập nhật lúc 21/03/2011 09:00:00 AM (GMT+7)
"Chưa bao giờ trẻ em phải sống cảnh mất an toàn như hiện nay. Giao thông hỗn loạn, khói xăng dày đặc, đồ ăn thức uống độc hại; trẻ phải len lén khép mình mọi nơi để tránh nguy hiểm rình rập từ nhà đến trường, thậm chí ngay ở các sân chơi, vốn hiếm hơn sân tennis của người lớn".
>> Nếu có quyền, trẻ em Việt Nam sẽ thay đổi điều gì?
GS.TS Lê Thị Quý - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giới và phát triển (Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội) thường than thở như vậy về nỗi khổ của trẻ em thời nay. "Thức ăn độc hại, nước uống ô nhiễm, đóng cặn. Chưa kể nhịp sống gấp gáp khiến các bố mẹ bỏ mặc con, lao theo công việc, tiền bạc và thăng tiến. Thế là, hầu hết trẻ bị nhốt trong 4 bức tường. Không sân chơi an toàn, không rạp chiếu phim thiếu nhi; cuối cùng trẻ thường được dắt đi chơi ở... siêu thị".
Mất cắp tuổi thơ
TS Quý nói, nhiều trẻ cô độc và thường xuyên chứng kiến bạo lực. Trong nhà, cha mẹ cãi vã đánh chửi nhau hoặc "chiến tranh lạnh" vì tiền. Nỗi bất hạnh hôn nhân đôi khi lại dồn xuống vai con trẻ, như trường hợp 1 bà mẹ ở Nghệ An ngồi đọc cho con gái lớn 11 tuổi viết thư tuyệt mệnh cho chồng, rồi ép 3 con cùng uống thuốc trừ sâu để chết. Mới đây ở Long An, mẹ phóng hỏa đốt chết bố.
Ngoài đường, trẻ đi đâu cũng có thể gặp nguy hiểm. Ở Thừa Thiên Huế một bé gái 12 tuổi đi bộ dọc đường bị một "yêu râu xanh" gạ lên xe rồi làm hại. Ở Lào Cai, một bé gái 7 tuổi đang chơi đùa cùng bạn trước một UBND huyện, bị bảo vệ cơ quan này kéo vào trụ sở này, giở trò đồi bại. Nhiều bé gái vị thành niên đã bị lừa kiếm việc làm, bán vào "tổ quỷ"và trở thành "món hàng" ở nhiều động mại dâm.
Người ta dễ nhận ra những kim tiêm dính máu trên các khoảnh sân có đông trẻ vui đùa, trong các công viên, thậm chí sát trường học.
Trong trường, một số thầy cô cho bạo hành là hành vi bình thường để sửa dạy trẻ tuân theo kỷ luật. Thỉnh thoảng lại rộ lên một vụ bảo mẫu "tắm đòn" (ở Biên Hòa), "bón cơm tát" (Đồng Nai), bắt trẻ ăn lại thức ăn ói ra (TP.HCM), nhốt trẻ vào thang máy vận chuyển thức ăn rồi bấm nút (Đồng Tháp). Hoặc thầy gạ tình, đánh trò đến mức phải nhập viện...
Chúng ta cũng thấy nhan nhản trẻ lem luốc chật vật mưu sinh dù chưa đủ tuổi lao động. Nhiều em lâm cảnh sống tôi đòi, bị hành hạ không khác thời trung cổ. Như trường hợp Hào Anh(14 tuổi) làm thuê tại một trang trại nuôi tôm ở Cà Mau, một thời gian dài bị vợ chồng chủ trại dùng kìm bấm vào môi, bẻ răng, dùng bàn là nóng gí lên da thịt.
Ở vùng núi, vùng sâu - xa, trẻ càng khổ. Ngoài chuyện đói ăn, thiếu mặc hàng ngày, nhiều em không được biết đến tập sách hay viên thuốc; đa số bỏ học từ cấp tiểu học. Riêng trẻ gái, tuy được sánh vai bạn trai đến trường nhờ truyền thông về bình đẳng giới, nhưng vẫn phải từ giã việc học hành càng sớm càng yên, do giao thông cách trở, đường xá hoang vắng, nguy hiểm rình rập.
Trẻ khuyết tật, nếu không bị nghèo, thì vẫn cứ khổ. Các công trình công cộng và giao thông "quên" hỗ trợ người tàn tật (chưa nói đến tình trạng xe cộ hỗn loạn) khiến các em mất nhiều cơ hội học tập và hòa nhập xã hội. Do thiếu chính sách hỗ trợ đặc biệt cho trẻ khuyết tật, việc làm và xây dựng gia đình riêng chỉ là một giấc mơ.
Ai chăm sóc bảo vệ trẻ em Việt Nam?
Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em, vào ngày 20/2/1990. Và sớm ban hành Luật Bảo vệ chăm sóc trẻ em, tích cực ký các công ước bảo vệ trẻ em sau này.
Ở nước ta trước có UB Dân số-Gia đình&Trẻ em, nay có Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em (Bộ LĐTB-XH), nhưng người dân không biết báo tin bạo hành trẻ cho ai ngoài cơ quan công an. Phương thức tố giác thường là quay lén rồi tung lên mạng để tránh bị trả thù; tùy cơ quan chức năng ứng xử. Khiến cho rất ít vụ bạo hành trẻ bị tố giác.
Một đường dây nóng tư vấn và bảo vệ trẻ em là 18001567, đã hoạt động từ năm 2004 nhưng lạ với cả người lớn lẫn trẻ em; bởi dài ngoằng khó nhớ, chẳng xuất hiện ở đâu bao giờ, cùng hiệu quả trợ giúp hãy còn "nguội" của nó.
Việt Nam còn có Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, CLB Các nhà báo bảo vệ quyền trẻ em, ra đời nhằm góp phần ngăn chặn hành vi hành hạ, ngược đãi, bỏ rơi, xâm hại tình dục, bóc lột sức lao động… trẻ nhỏ. Nhưng không ai biết liên lạc với các hội này như thế nào khi cần.
Ngoài ra, còn có một danh sách trên chục tổ chức, trung tâm trong và ngoài nước tồn tại với mục đích hỗ trợ chăm sóc bảo vệ trẻ em ở Việt Nam, nhưng hiệu quả cứu giúp trẻ đến đâu thì còn phải bàn.
Người mà trẻ em dễ cầu cứu nhất là cha mẹ, thì do nhận thức kém và cuộc sống cơ hàn, thường bỏ mặc con chống chọi với gian khổ.
Về phần đứa trẻ, khổ không biết kêu ai và có kêu thì không biết được ai nghe, thường tê liệt dần ý chí đấu tranh, nguội lạnh ý định bỏ trốn, dần chấp nhận cảnh sống ngục tù.
Chi 1755,5 tỷ đồng chăm sóc, bảo vệ trẻ em
Tháng 3/2011 Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chương trình Quốc gia Bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015 với kinh phí 1755,5 tỷ đồng. Chương trình nhằm 4 mục tiêu: giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt xuống dưới 5,5% tổng số trẻ em; 80% trẻ có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, tái hoà nhập và có cơ hội phát triển; 70% trẻ em được phát hiện có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được can thiệp để giảm thiểu, loại bỏ nguy cơ. Đến năm 2015, sẽ có 50% tỉnh, thành xây dựng và đưa vào hoạt động có hiệu quả hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.
Theo đánh giá của bà Lotta Sylwander - Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam, đây là chương trình quốc gia toàn diện đầu tiên về bảo vệ trẻ em ở Việt Nam, sẽ mang đến những cải thiện quan trọng. Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu trên, có một số trở ngại do tình trạng nhận thức chưa đủ về các vấn đề bảo vệ trẻ em; thiếu kỹ năng để xác định và giải quyết vấn đề bạo lực, bóc lột, xâm hại, xao nhãng trẻ. Một số địa phương phân bố ngân sách cho bảo vệ trẻ em chưa tương xứng với tăng trưởng kinh tế và các yêu cầu của công tác bảo vệ.
Dù Chương trình Quốc gia Bảo vệ trẻ em sẽ có nhiều việc phải làm, nhiều khó khăn phải vượt qua, nhưng nó vẫn hứa hẹn một bình minh sáng cho hàng triệu phận trẻ khổ đang khát khao một tuổi thơ bớt buồn, một cuộc đời đỡ tối.
>> Nếu có quyền, trẻ em Việt Nam sẽ thay đổi điều gì?
GS.TS Lê Thị Quý - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giới và phát triển (Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội) thường than thở như vậy về nỗi khổ của trẻ em thời nay. "Thức ăn độc hại, nước uống ô nhiễm, đóng cặn. Chưa kể nhịp sống gấp gáp khiến các bố mẹ bỏ mặc con, lao theo công việc, tiền bạc và thăng tiến. Thế là, hầu hết trẻ bị nhốt trong 4 bức tường. Không sân chơi an toàn, không rạp chiếu phim thiếu nhi; cuối cùng trẻ thường được dắt đi chơi ở... siêu thị".
|
Không sân chơi, trẻ đành "cày" game. |
Mất cắp tuổi thơ
TS Quý nói, nhiều trẻ cô độc và thường xuyên chứng kiến bạo lực. Trong nhà, cha mẹ cãi vã đánh chửi nhau hoặc "chiến tranh lạnh" vì tiền. Nỗi bất hạnh hôn nhân đôi khi lại dồn xuống vai con trẻ, như trường hợp 1 bà mẹ ở Nghệ An ngồi đọc cho con gái lớn 11 tuổi viết thư tuyệt mệnh cho chồng, rồi ép 3 con cùng uống thuốc trừ sâu để chết. Mới đây ở Long An, mẹ phóng hỏa đốt chết bố.
Ngoài đường, trẻ đi đâu cũng có thể gặp nguy hiểm. Ở Thừa Thiên Huế một bé gái 12 tuổi đi bộ dọc đường bị một "yêu râu xanh" gạ lên xe rồi làm hại. Ở Lào Cai, một bé gái 7 tuổi đang chơi đùa cùng bạn trước một UBND huyện, bị bảo vệ cơ quan này kéo vào trụ sở này, giở trò đồi bại. Nhiều bé gái vị thành niên đã bị lừa kiếm việc làm, bán vào "tổ quỷ"và trở thành "món hàng" ở nhiều động mại dâm.
Người ta dễ nhận ra những kim tiêm dính máu trên các khoảnh sân có đông trẻ vui đùa, trong các công viên, thậm chí sát trường học.
Trong trường, một số thầy cô cho bạo hành là hành vi bình thường để sửa dạy trẻ tuân theo kỷ luật. Thỉnh thoảng lại rộ lên một vụ bảo mẫu "tắm đòn" (ở Biên Hòa), "bón cơm tát" (Đồng Nai), bắt trẻ ăn lại thức ăn ói ra (TP.HCM), nhốt trẻ vào thang máy vận chuyển thức ăn rồi bấm nút (Đồng Tháp). Hoặc thầy gạ tình, đánh trò đến mức phải nhập viện...
Chúng ta cũng thấy nhan nhản trẻ lem luốc chật vật mưu sinh dù chưa đủ tuổi lao động. Nhiều em lâm cảnh sống tôi đòi, bị hành hạ không khác thời trung cổ. Như trường hợp Hào Anh(14 tuổi) làm thuê tại một trang trại nuôi tôm ở Cà Mau, một thời gian dài bị vợ chồng chủ trại dùng kìm bấm vào môi, bẻ răng, dùng bàn là nóng gí lên da thịt.
Ở vùng núi, vùng sâu - xa, trẻ càng khổ. Ngoài chuyện đói ăn, thiếu mặc hàng ngày, nhiều em không được biết đến tập sách hay viên thuốc; đa số bỏ học từ cấp tiểu học. Riêng trẻ gái, tuy được sánh vai bạn trai đến trường nhờ truyền thông về bình đẳng giới, nhưng vẫn phải từ giã việc học hành càng sớm càng yên, do giao thông cách trở, đường xá hoang vắng, nguy hiểm rình rập.
Trẻ khuyết tật, nếu không bị nghèo, thì vẫn cứ khổ. Các công trình công cộng và giao thông "quên" hỗ trợ người tàn tật (chưa nói đến tình trạng xe cộ hỗn loạn) khiến các em mất nhiều cơ hội học tập và hòa nhập xã hội. Do thiếu chính sách hỗ trợ đặc biệt cho trẻ khuyết tật, việc làm và xây dựng gia đình riêng chỉ là một giấc mơ.
Ai chăm sóc bảo vệ trẻ em Việt Nam?
Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em, vào ngày 20/2/1990. Và sớm ban hành Luật Bảo vệ chăm sóc trẻ em, tích cực ký các công ước bảo vệ trẻ em sau này.
VN hiện có hơn 1,6 triệu trẻ có hoàn cảnh đặc biệt. Nếu tính cả những nhóm trẻ em yếu thế khác như nạn nhân bị buôn bán, bắt cóc; trẻ bị ngược đãi, bạo lực; trẻ bị tai nạn thương tích; trẻ sống trong các gia đình nghèo thì tổng số trẻ có hoàn cảnh đặc biệt là khoảng 4,3 triệu, chiếm 18% tổng số trẻ em cả nước (Theo Bộ LĐTB-XH) |
Ở nước ta trước có UB Dân số-Gia đình&Trẻ em, nay có Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em (Bộ LĐTB-XH), nhưng người dân không biết báo tin bạo hành trẻ cho ai ngoài cơ quan công an. Phương thức tố giác thường là quay lén rồi tung lên mạng để tránh bị trả thù; tùy cơ quan chức năng ứng xử. Khiến cho rất ít vụ bạo hành trẻ bị tố giác.
Một đường dây nóng tư vấn và bảo vệ trẻ em là 18001567, đã hoạt động từ năm 2004 nhưng lạ với cả người lớn lẫn trẻ em; bởi dài ngoằng khó nhớ, chẳng xuất hiện ở đâu bao giờ, cùng hiệu quả trợ giúp hãy còn "nguội" của nó.
Việt Nam còn có Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, CLB Các nhà báo bảo vệ quyền trẻ em, ra đời nhằm góp phần ngăn chặn hành vi hành hạ, ngược đãi, bỏ rơi, xâm hại tình dục, bóc lột sức lao động… trẻ nhỏ. Nhưng không ai biết liên lạc với các hội này như thế nào khi cần.
Ngoài ra, còn có một danh sách trên chục tổ chức, trung tâm trong và ngoài nước tồn tại với mục đích hỗ trợ chăm sóc bảo vệ trẻ em ở Việt Nam, nhưng hiệu quả cứu giúp trẻ đến đâu thì còn phải bàn.
Người mà trẻ em dễ cầu cứu nhất là cha mẹ, thì do nhận thức kém và cuộc sống cơ hàn, thường bỏ mặc con chống chọi với gian khổ.
Về phần đứa trẻ, khổ không biết kêu ai và có kêu thì không biết được ai nghe, thường tê liệt dần ý chí đấu tranh, nguội lạnh ý định bỏ trốn, dần chấp nhận cảnh sống ngục tù.
Chi 1755,5 tỷ đồng chăm sóc, bảo vệ trẻ em
|
Nếu được quyền, trẻ em Việt Nam có nhiều điều muốn nói. Ảnh minh họa. |
Tháng 3/2011 Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chương trình Quốc gia Bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015 với kinh phí 1755,5 tỷ đồng. Chương trình nhằm 4 mục tiêu: giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt xuống dưới 5,5% tổng số trẻ em; 80% trẻ có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, tái hoà nhập và có cơ hội phát triển; 70% trẻ em được phát hiện có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được can thiệp để giảm thiểu, loại bỏ nguy cơ. Đến năm 2015, sẽ có 50% tỉnh, thành xây dựng và đưa vào hoạt động có hiệu quả hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.
Theo đánh giá của bà Lotta Sylwander - Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam, đây là chương trình quốc gia toàn diện đầu tiên về bảo vệ trẻ em ở Việt Nam, sẽ mang đến những cải thiện quan trọng. Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu trên, có một số trở ngại do tình trạng nhận thức chưa đủ về các vấn đề bảo vệ trẻ em; thiếu kỹ năng để xác định và giải quyết vấn đề bạo lực, bóc lột, xâm hại, xao nhãng trẻ. Một số địa phương phân bố ngân sách cho bảo vệ trẻ em chưa tương xứng với tăng trưởng kinh tế và các yêu cầu của công tác bảo vệ.
Dù Chương trình Quốc gia Bảo vệ trẻ em sẽ có nhiều việc phải làm, nhiều khó khăn phải vượt qua, nhưng nó vẫn hứa hẹn một bình minh sáng cho hàng triệu phận trẻ khổ đang khát khao một tuổi thơ bớt buồn, một cuộc đời đỡ tối.
Cuộc thi "Nếu có quyền, trẻ em VN sẽ thay đổi điều gì?" Chủ đề: "Nếu em có quyền được thay đổi hoàn cảnh hiện nay của trẻ em Việt Nam, em muốn thay đổi cái gì vì lợi ích tốt đẹp nhất cho trẻ em Việt Nam?". Điều kiện dự thi: Cuộc thi dành cho trẻ em Việt Nam tuổi từ 12 đến 18 tuổi Bài dự thi gửi về: Đại sứ quán Thụy Điển - Số 2 Núi Trúc, Ba Đình, Hà Nội Hoặc Tòa soạn Báo VietNamNet - Số 4 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội Hoặc email: [email protected] Hạn nộp bài dự thi: 15/5/2011 Giải thưởng: 1 giải nhất; 2 giải nhì; 3 giải ba; 5 giải khuyến khích. Ngoài ra mỗi em được tặng một bộ truyện của nữ nhà văn nổi tiếng viết chuyện cho trẻ em của Thuỵ Điển, bà Astrid Lingren và quà lưu niệm của Báo VietNamNet. Ngày trao thưởng: 1/6/2011. |
- Quảng Hạnh