Những mỹ nhân… ngoài luồng
22/03/2011 09:09:10
Trước 1975, những nhan sắc lẫy lừng thường mang theo tai họa hoặc ít nhiều… mắc đọa! Với những quan chức, binh sĩ Ngụy quyền trước 1975, thì các nhan sắc chỉ là… món hàng trao tay mà thôi!
Những mỹ nhân có danh tiếng từ những cuộc thi hoặc những sự kiện đáng nhớ mà ai cũng biết chỉ là một phần rất nhỏ trong những "cái đẹp ở quanh ta". Thực ra, khi điểm lại những mỹ nhân không danh vọng tuy khá lừng danh, chúng ta có thể thấy… dường như họ đẹp hơn!
Tuy nhiên, trước 1975, những nhan sắc lẫy lừng thường mang theo tai họa hoặc ít nhiều… mắc đọa! Với những quan chức, binh sĩ Ngụy quyền trước 1975, thì các nhan sắc chỉ là… món hàng trao tay mà thôi! Và sau này, những mỹ nhân dính với trùm xã hội đen, như vợ bé của Nam Cam, cũng buộc phải vào vòng lao lý!
Một nhân vật mà những người từng sống ở miền Nam qua thời cái gọi là đệ I và đệ II Cộng hòa trước 1975 đều biết hoặc nghe nhắc tới: vũ nữ Cẩm Nhung, mỹ nữ số một Sài Gòn. Là một gái nhảy chuyên nghiệp, cô đã làm rất nhiều công tử hào hoa đất Sài gòn phải chết mê chết mệt. Cuối cùng cô cặp hẳn với trung tá Thức Công Binh.
Nên nhớ vào thời Diệm-Nhu, cấp bậc trung tá không nhiều. Sống với nhau theo kiểu già nhân ngãi non vợ chồng được một thời gian, sau khi đã cắt đi hầu hết những quan hệ tình ái phức tạp khác, Cẩm Nhung nghĩ rằng mình có thể trở thành trung tá phu nhân.
Mọi việc đến tai bà Năm Ra đô, ("hỗn danh" vùng nhà lô Cô Bắc) dành cho chính thất của trung tá Thức. Một kế hoạch tiêu diệt tình địch được tiến hành. Hai tên giang hồ có cỡ được thuê với giá 2 lượng vàng. Một ca acid đậm đặc được tạt thẳng vào gương mặt Cẩm Nhung. Có lẽ đây là vụ tạt acid đầu tiên của Việt Nam. Lãnh trọn ca acid, Cẩm Nhung gục ngay tại chỗ và với trình độ y học lúc bấy giờ, giữ được mạng cho cô gái đã là việc khó khăn.
Vụ việc được xử lý khá nặng tay, nhưng trung tá Thức sau khi bị án phạt và buộc giải ngũ cũng không dại gì quay lại với người tình nạn nhân, khi nhan sắc cô ta đã bị tàn phá khủng khiếp. Tất cả những người ở Sài Gòn còn nhớ như in cảnh một bà hành khất với ngũ quan biến dạng đeo trên ngực một tấm ảnh lúc còn xuân sắc lay lắt quanh chợ Bến Thành để lây lất sống qua ngày… Thật là kinh khủng!
Một nhân vật khác là bà Hà. Vợ của một trung tá không quân giải ngũ do sức khỏe, bà tìm đến bạn bè của chồng để "giao dịch làm ăn". Bà đẹp đến độ trong tất cả mệnh phụ phu nhân và cả nhân tình nhân ngãi của giới tướng tá Sài Gòn khi ấy không ai sánh nổi.
Vốn là tiểu thư gốc Hà Nội ăn nói duyên dáng thanh lịch cộng thêm nhan sắc đẹp não nùng, chỉ trong thời gian ngắn, chẳng ai không biết đến bà và cũng chẳng ai nhớ đến ông chồng hom hem của bà đang nằm nhà đợi ngày quy tiên. Những cuộc chiêu đãi của đệ nhất phu nhân Kim Anh - vợ Nguyễn Văn Thiệu và bà đại tướng Trần Thiện Khiêm, lúc nào cũng thấy bà bên cạnh những nhân vật chóp bu của quân đội Sài Gòn.
Sau khi trở thành Phó Chủ tịch Hội Bảo trợ gia đình binh sĩ và là "nhân tình nhân bánh" của hơn hai chục tướng lãnh, bà Hà bắt đầu "làm ăn". Chiêu thức rủ hùn hạp thầu rác Mỹ xem ra hiệu nghiệm. Một ngày nọ, mỹ nhân biến mất không tăm tích sau khi thu hoạch khoảng gần 200 triệu đồng (khi ấy 32.000 đồng/lượng vàng) và một số quý kim, hột xoàn của các bậc mệnh phụ phu nhân đương thời.
Ngoài ra, số tiền bạc vật chất của các vị tướng lãnh của quân đội Sài Gòn cũng tương đương lập tức rơi vào tình trạng "bắc thang lên hỏi ông trời…"! Điều lạ lùng là ngay cả mạng lưới tình báo của cảnh sát đặc biệt và phủ đặc ủy trung ương tình báo của chế độ cũ cũng bó tay không tìm ra mỹ nhân lừa đảo!
Một mỹ nhân khác nổi danh hơn không phải vì lừa đảo mà vì một mối tình bí mật với Nguyễn Văn Thiệu. Ca sĩ Kim Loan theo học lò nhạc sĩ Nguyễn Đức từ năm 8-9 tuổi. Cô bắt đầu sự nghiệp ca hát năm 1966 và nhanh chóng được chú ý bởi vẻ đẹp khá Tây. Vẻ đẹp ấy luôn sáng rực khi bước lên sân khấu. Trong một lần giúp vui cho biệt động quân ở trại Đào Bá Phước theo lời mời của trung tá Ngân, trưởng phòng 3, ca sĩ Kim Loan hội ngộ với Nguyễn Văn Thiệu đang đến dự buổi lễ của binh chủng.
Cùng với Hùng Cường, cũng là quân nhân biệt phái của binh chủng biệt động quân, ca sĩ Kim Loan tỏa sáng bởi nhan sắc hơn là giọng ca, và lọt vào mắt xanh của Tổng thống Thiệu. Sau đó bằng một kênh bí mật, Thiệu chỉ thị cho Đặng Văn Quang và trung tá Ngân đứng ra mai mối. Kim Loan trở thành vợ bé của ngài tổng thống một cách hết sức bí mật được khoảng gần một năm. Vợ Thiệu phát hiện và dọa sẽ cho người "thịt" tình địch, Thiệu hoảng sợ và bèn sắp xếp cho Kim Loan sang định cư ở Tây Đức. Sự nghiệp của ca sĩ-người đẹp chấm dứt vào năm 1969!
Một mỹ nhân khác đã từng là người yêu của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh: Ca sĩ Minh Hiếu cũng nổi danh vì vừa có tài lẫn nhan sắc mặn mà hiếm có. Khi bước vào sự nghiệp ca hát, Minh Hiếu và ca nhạc sĩ Nhật Trường, tức Trần Thiện Thanh đã "phải lòng nhau".
Một dịp lên Tây Nguyên ca hát phục vụ binh sĩ, Minh Hiếu lọt vào tầm ngắm của Trung tướng ngụy Vĩnh Lộc. Cũng cần nói thêm, khi về nắm chức tư lệnh quân đoàn 2 (toàn bộ Tây Nguyên), Vĩnh Lộc được nhiều người xem như vua. Khác hẳn những vị tiền nhiệm, vốn xuất thân từ dòng hoàng phái, ngang hàng với Bảo Đại nên Vĩnh Lộc uy quyền tuyệt đối. Sau một thời gian cưa cẩm, người đẹp xiêu lòng và trở thành trung tướng phu nhân. Uất quá, Trần Thiện Thanh bèn gởi gắm vào bài "Hoa trinh nữ" với dòng tự sự: "Tôi không phải là vua, nên mộng ước thật bình thường…".
Lúc bấy giờ tướng Vĩnh Lộc đang giữ chức tư lệnh vùng 2 chiến thuật, và trung tá Hai Trề đang làm Tỉnh trưởng Phú Yên (từ 1965- 66 - và mấy tháng của năm 67). Một hôm trung tá tỉnh trưởng Hai Trề được lệnh ông tướng vùng phải đem xe ra sân bay đón nàng ca sĩ Minh Hiếu về tư dinh tỉnh trưởng. Nàng ca sĩ này từ Sài Gòn ra. Tỉnh trưởng Hai Trề được lệnh thượng cấp, buộc phải thi hành.
Nhưng thay vì đem nàng về tư dinh tỉnh trưởng, để nàng tắm rửa sạch sẽ, nghỉ ngơi lấy sức cho thoải mái, xức dầu thơm "Intimate" gợi tình nồng nực, hầu tiếp đón "Anh cả Trường Sơn" cho đúng điệu cải lương Phùng Há, thì Hai Trề lại nổi máu lính "xăng đá", vứt nàng ca sĩ này ra ngoài khách sạn, ở đường Lê Thánh Tôn, thị xã Tuy Hòa.
Về sau ca sĩ Minh Hiếu, người con gái có khá nhiều giai thoại tình trường, đã khiến Vĩnh Lộc bỏ vợ, và nghiễm nhiên nàng trở thành phu nhân trung tướng Vĩnh Lộc. Vì lý do Hai Trề không chịu đem Minh Hiếu về tư dinh tỉnh trưởng để "Anh cả Trường Sơn" thỏa mãn ái ân, và giựt le với người đẹp, nên tướng Vĩnh Lộc sanh tâm thù ghét Hai Trề, kiếm cớ tống khứ Hai Trề ra khỏi lãnh thổ quân khu 2.
Tỉnh Phú Yên, Sông Cầu thời đó, có một người đàn bà xấu như ma lem, nhưng lại có một đứa con gái lai Tây rất xinh đẹp bất chấp thuyết di truyền, thiếu tá Nguyễn Văn Thiệu tình cờ gặp. Thế rồi thời gian trôi đi, ông thiếu tá năm xưa đã trở thành “Tổng thống” Thiệu. Mỗi nơi dừng chân, Thiệu đã để lại ít nhất cũng một vài mối tình vụng trộm. Trong số ấy cô gái lai Tây này là một.
Đến khi đã lên ngôi rồi, và đến lúc trung tá Bá đã được phong chức Tỉnh trưởng Phú Yên, “Tổng thống” Thiệu mới chợt nhớ đến mối tình để lại ở Sông Cầu thuở nào. Vì thế trong thời gian còn cầm quyền ở miền Nam, ông Thiệu thường hay kiếm cớ đi kinh lý tỉnh Phú Yên, cũng như đi họp ở Vũng Tàu vậy! "Lần đầu tiên, với chức vụ "Tổng thống Việt Nam cộng hòa", ông Thiệu đã bay ngay ra Phú Yên, và đã được đàn em năm xưa là trung tá Bá đón rước về tòa tỉnh. Câu hỏi đầu tiên của Thiệu đối với trung tá Bá trước mặt đông đảo văn võ bá quan và đại diện báo chí là:
- Bá à, cái bà gì ở Sông Cầu lấy tây có còn ở chỗ cũ không?
Câu hỏi này đã khiến trung tá Bá lặng người đi trong giây lát, và ấp úng mãi, trả lời không trôi. Điều dễ hiểu nhưng khó trả lời: Cô gái tên Oanh này hiện đang làm vợ bé của Bá, mà lúc bấy giờ ông Thiệu chưa khám phá ra.
Sau khi dan díu với thiếu tá Thiệu, cô ta ở lại Sông Cầu, lấy chồng, là trung úy Hoành, chỉ huy địa phương quân. Hoành đã bị tử trận trong vụ quân giải phóng tấn công, tràn ngập căn cứ Chóp Chài (tỉnh Phú Yên). Vì thế dân địa phương thường gọi cô ta theo tên chồng là bà Hoành! Nhờ có chồng đã tử trận, bà Hoành được tuyển vào tòa tỉnh, làm điện thoại viên. Năm đó, vào khoảng 1967, và bà Hoành đã khoảng 35, 36 tuổi, tức trong thời kỳ nhan sắc cực kỳ hấp dẫn.
Nhờ làm việc trong tòa tỉnh, nên nàng con gái lai Tây ở bến Sông Cầu này mới có dịp trở thành vợ bé của trung tá Tỉnh trưởng Trần Văn Bá. Việc ăn vụng này, Bá muốn giấu kín. Nhưng người đẹp lại không chịu kín miệng, nàng đem chuyện đã có con với Bá ra kể tùm lum, với mục đích làm tiền Bá, và đã khiến Bá phải bỏ tiền ra xây cất nhà cửa khang trang cho nàng cư ngụ, cũng như phải cung phụng nàng đầy đủ mỗi tháng...
Trở lại chuyện trung tá Bá, bất ngờ bị "Tổng thống" hỏi đến người vợ bé cưng quí, giấu giếm của mình, Bá đâm ra cuống quít, lúng túng trông thật là thảm hại... Nhưng dù khôn khéo đến đâu, khi đã bị nghịch cảnh chi phối, trung tá Bá cũng đành chịu thua số phận. Thế là mỹ nhân lai Tây, một lần nữa lại đến với thiếu tá Thiệu, mà bây giờ là tổng thống!
Sau ngày giải phóng 30-4-1975, các mỹ nhân thời quân đội Hoa Kỳ còn có mặt tại miền Nam đã dần dà đi vào quá vãng. Nhưng thật thiếu sót nếu chúng ta quên điểm đến những nhân vật ngoài luồng hay gọi một cách văn vẻ hơn là Giang Hồ Mỹ Nhân!
Những năm 90 của thế kỷ trước, ở ngã tư Bảy Hiền, quận Tân Bình, TP.HCM có một cô gái khi nhắc tên giang hồ đều lắc đầu. Đó là Thủy “máu”! Cùng thời và cùng xuất thân ở quán café ôm đầu tiên tại Sài Gòn là Tuyết Xì Lỗ Mội, Oanh Gà Tre… Thủy “máu” đẹp, đẹp lắm. Người viết đã từng gặp và đã từng so sánh, lúc đẹp rực rỡ, Thủy hơn hẳn bất kỳ người đẹp, diễn viên nào đương thời.
Thoạt đầu cô chỉ vui vẻ và cặp loáng thoáng với những giang hồ cỡ bự khu Tân Bình và chợ Trương Minh Giảng. Một hôm cô nhận được bản xét nghiệm khi đi thử máu trước khi lấy chồng: HIV dương tính! Và thế là cô sống xả láng. Nhậu nhẹt, ma túy, quan hệ với bất cứ gã đàn ông nào… Khi thực sự tàn tạ, cô chọn ngã tư Bảy Hiền làm nơi đón khách.
Mỗi khi có chiến dịch truy quét, cô sẵn sàng chống trả và cắn lại những người thi hành nhiệm vụ. Gieo rắc căn bệnh thế kỷ cho đến một ngày, Thủy qua đời dưới gầm cầu với thân xác nhẹ hơn đứa trẻ con 8 tuổi!
Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là Kim Anh, được xem là vợ bé Năm Cam. Xuất thân là con nhà giàu lại có dòng máu lai Tây, lúc 16 tuổi, Kim Anh đẹp không thể tưởng tượng. Năm 1973, có đến 2 hãng phim đến mời Kim Anh đi "mần dziễn viên". Cô lắc đầu từ chối một cách thẳng thừng. Mọi người ngạc nhiên vì hào quang danh vọng sao Kim Anh nỡ từ chối. Chỉ khi gia đình và đích thân ông trùm Năm Cam giải thích mọi người mới bật ngửa: "Nó có biết chữ đâu mà học kịch bản!". Hóa ra là vậy…
Chuyện người đẹp còn dài, nhất là mỹ nhân giang hồ lắm chuyện, xin được tiếp tục với những giai thoại ly kỳ và tỉ mỉ hơn…
(Theo CSTC)
Những mỹ nhân có danh tiếng từ những cuộc thi hoặc những sự kiện đáng nhớ mà ai cũng biết chỉ là một phần rất nhỏ trong những "cái đẹp ở quanh ta". Thực ra, khi điểm lại những mỹ nhân không danh vọng tuy khá lừng danh, chúng ta có thể thấy… dường như họ đẹp hơn!
Tuy nhiên, trước 1975, những nhan sắc lẫy lừng thường mang theo tai họa hoặc ít nhiều… mắc đọa! Với những quan chức, binh sĩ Ngụy quyền trước 1975, thì các nhan sắc chỉ là… món hàng trao tay mà thôi! Và sau này, những mỹ nhân dính với trùm xã hội đen, như vợ bé của Nam Cam, cũng buộc phải vào vòng lao lý!
Một nhân vật mà những người từng sống ở miền Nam qua thời cái gọi là đệ I và đệ II Cộng hòa trước 1975 đều biết hoặc nghe nhắc tới: vũ nữ Cẩm Nhung, mỹ nữ số một Sài Gòn. Là một gái nhảy chuyên nghiệp, cô đã làm rất nhiều công tử hào hoa đất Sài gòn phải chết mê chết mệt. Cuối cùng cô cặp hẳn với trung tá Thức Công Binh.
Nên nhớ vào thời Diệm-Nhu, cấp bậc trung tá không nhiều. Sống với nhau theo kiểu già nhân ngãi non vợ chồng được một thời gian, sau khi đã cắt đi hầu hết những quan hệ tình ái phức tạp khác, Cẩm Nhung nghĩ rằng mình có thể trở thành trung tá phu nhân.
Mọi việc đến tai bà Năm Ra đô, ("hỗn danh" vùng nhà lô Cô Bắc) dành cho chính thất của trung tá Thức. Một kế hoạch tiêu diệt tình địch được tiến hành. Hai tên giang hồ có cỡ được thuê với giá 2 lượng vàng. Một ca acid đậm đặc được tạt thẳng vào gương mặt Cẩm Nhung. Có lẽ đây là vụ tạt acid đầu tiên của Việt Nam. Lãnh trọn ca acid, Cẩm Nhung gục ngay tại chỗ và với trình độ y học lúc bấy giờ, giữ được mạng cho cô gái đã là việc khó khăn.
Vụ việc được xử lý khá nặng tay, nhưng trung tá Thức sau khi bị án phạt và buộc giải ngũ cũng không dại gì quay lại với người tình nạn nhân, khi nhan sắc cô ta đã bị tàn phá khủng khiếp. Tất cả những người ở Sài Gòn còn nhớ như in cảnh một bà hành khất với ngũ quan biến dạng đeo trên ngực một tấm ảnh lúc còn xuân sắc lay lắt quanh chợ Bến Thành để lây lất sống qua ngày… Thật là kinh khủng!
Một nhân vật khác là bà Hà. Vợ của một trung tá không quân giải ngũ do sức khỏe, bà tìm đến bạn bè của chồng để "giao dịch làm ăn". Bà đẹp đến độ trong tất cả mệnh phụ phu nhân và cả nhân tình nhân ngãi của giới tướng tá Sài Gòn khi ấy không ai sánh nổi.
Vốn là tiểu thư gốc Hà Nội ăn nói duyên dáng thanh lịch cộng thêm nhan sắc đẹp não nùng, chỉ trong thời gian ngắn, chẳng ai không biết đến bà và cũng chẳng ai nhớ đến ông chồng hom hem của bà đang nằm nhà đợi ngày quy tiên. Những cuộc chiêu đãi của đệ nhất phu nhân Kim Anh - vợ Nguyễn Văn Thiệu và bà đại tướng Trần Thiện Khiêm, lúc nào cũng thấy bà bên cạnh những nhân vật chóp bu của quân đội Sài Gòn.
Sau khi trở thành Phó Chủ tịch Hội Bảo trợ gia đình binh sĩ và là "nhân tình nhân bánh" của hơn hai chục tướng lãnh, bà Hà bắt đầu "làm ăn". Chiêu thức rủ hùn hạp thầu rác Mỹ xem ra hiệu nghiệm. Một ngày nọ, mỹ nhân biến mất không tăm tích sau khi thu hoạch khoảng gần 200 triệu đồng (khi ấy 32.000 đồng/lượng vàng) và một số quý kim, hột xoàn của các bậc mệnh phụ phu nhân đương thời.
Ngoài ra, số tiền bạc vật chất của các vị tướng lãnh của quân đội Sài Gòn cũng tương đương lập tức rơi vào tình trạng "bắc thang lên hỏi ông trời…"! Điều lạ lùng là ngay cả mạng lưới tình báo của cảnh sát đặc biệt và phủ đặc ủy trung ương tình báo của chế độ cũ cũng bó tay không tìm ra mỹ nhân lừa đảo!
Kim Loan trên băng đĩa trước 1975. |
Một mỹ nhân khác nổi danh hơn không phải vì lừa đảo mà vì một mối tình bí mật với Nguyễn Văn Thiệu. Ca sĩ Kim Loan theo học lò nhạc sĩ Nguyễn Đức từ năm 8-9 tuổi. Cô bắt đầu sự nghiệp ca hát năm 1966 và nhanh chóng được chú ý bởi vẻ đẹp khá Tây. Vẻ đẹp ấy luôn sáng rực khi bước lên sân khấu. Trong một lần giúp vui cho biệt động quân ở trại Đào Bá Phước theo lời mời của trung tá Ngân, trưởng phòng 3, ca sĩ Kim Loan hội ngộ với Nguyễn Văn Thiệu đang đến dự buổi lễ của binh chủng.
Cùng với Hùng Cường, cũng là quân nhân biệt phái của binh chủng biệt động quân, ca sĩ Kim Loan tỏa sáng bởi nhan sắc hơn là giọng ca, và lọt vào mắt xanh của Tổng thống Thiệu. Sau đó bằng một kênh bí mật, Thiệu chỉ thị cho Đặng Văn Quang và trung tá Ngân đứng ra mai mối. Kim Loan trở thành vợ bé của ngài tổng thống một cách hết sức bí mật được khoảng gần một năm. Vợ Thiệu phát hiện và dọa sẽ cho người "thịt" tình địch, Thiệu hoảng sợ và bèn sắp xếp cho Kim Loan sang định cư ở Tây Đức. Sự nghiệp của ca sĩ-người đẹp chấm dứt vào năm 1969!
Một mỹ nhân khác đã từng là người yêu của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh: Ca sĩ Minh Hiếu cũng nổi danh vì vừa có tài lẫn nhan sắc mặn mà hiếm có. Khi bước vào sự nghiệp ca hát, Minh Hiếu và ca nhạc sĩ Nhật Trường, tức Trần Thiện Thanh đã "phải lòng nhau".
Một dịp lên Tây Nguyên ca hát phục vụ binh sĩ, Minh Hiếu lọt vào tầm ngắm của Trung tướng ngụy Vĩnh Lộc. Cũng cần nói thêm, khi về nắm chức tư lệnh quân đoàn 2 (toàn bộ Tây Nguyên), Vĩnh Lộc được nhiều người xem như vua. Khác hẳn những vị tiền nhiệm, vốn xuất thân từ dòng hoàng phái, ngang hàng với Bảo Đại nên Vĩnh Lộc uy quyền tuyệt đối. Sau một thời gian cưa cẩm, người đẹp xiêu lòng và trở thành trung tướng phu nhân. Uất quá, Trần Thiện Thanh bèn gởi gắm vào bài "Hoa trinh nữ" với dòng tự sự: "Tôi không phải là vua, nên mộng ước thật bình thường…".
Lúc bấy giờ tướng Vĩnh Lộc đang giữ chức tư lệnh vùng 2 chiến thuật, và trung tá Hai Trề đang làm Tỉnh trưởng Phú Yên (từ 1965- 66 - và mấy tháng của năm 67). Một hôm trung tá tỉnh trưởng Hai Trề được lệnh ông tướng vùng phải đem xe ra sân bay đón nàng ca sĩ Minh Hiếu về tư dinh tỉnh trưởng. Nàng ca sĩ này từ Sài Gòn ra. Tỉnh trưởng Hai Trề được lệnh thượng cấp, buộc phải thi hành.
Nhưng thay vì đem nàng về tư dinh tỉnh trưởng, để nàng tắm rửa sạch sẽ, nghỉ ngơi lấy sức cho thoải mái, xức dầu thơm "Intimate" gợi tình nồng nực, hầu tiếp đón "Anh cả Trường Sơn" cho đúng điệu cải lương Phùng Há, thì Hai Trề lại nổi máu lính "xăng đá", vứt nàng ca sĩ này ra ngoài khách sạn, ở đường Lê Thánh Tôn, thị xã Tuy Hòa.
Về sau ca sĩ Minh Hiếu, người con gái có khá nhiều giai thoại tình trường, đã khiến Vĩnh Lộc bỏ vợ, và nghiễm nhiên nàng trở thành phu nhân trung tướng Vĩnh Lộc. Vì lý do Hai Trề không chịu đem Minh Hiếu về tư dinh tỉnh trưởng để "Anh cả Trường Sơn" thỏa mãn ái ân, và giựt le với người đẹp, nên tướng Vĩnh Lộc sanh tâm thù ghét Hai Trề, kiếm cớ tống khứ Hai Trề ra khỏi lãnh thổ quân khu 2.
Tỉnh Phú Yên, Sông Cầu thời đó, có một người đàn bà xấu như ma lem, nhưng lại có một đứa con gái lai Tây rất xinh đẹp bất chấp thuyết di truyền, thiếu tá Nguyễn Văn Thiệu tình cờ gặp. Thế rồi thời gian trôi đi, ông thiếu tá năm xưa đã trở thành “Tổng thống” Thiệu. Mỗi nơi dừng chân, Thiệu đã để lại ít nhất cũng một vài mối tình vụng trộm. Trong số ấy cô gái lai Tây này là một.
Đến khi đã lên ngôi rồi, và đến lúc trung tá Bá đã được phong chức Tỉnh trưởng Phú Yên, “Tổng thống” Thiệu mới chợt nhớ đến mối tình để lại ở Sông Cầu thuở nào. Vì thế trong thời gian còn cầm quyền ở miền Nam, ông Thiệu thường hay kiếm cớ đi kinh lý tỉnh Phú Yên, cũng như đi họp ở Vũng Tàu vậy! "Lần đầu tiên, với chức vụ "Tổng thống Việt Nam cộng hòa", ông Thiệu đã bay ngay ra Phú Yên, và đã được đàn em năm xưa là trung tá Bá đón rước về tòa tỉnh. Câu hỏi đầu tiên của Thiệu đối với trung tá Bá trước mặt đông đảo văn võ bá quan và đại diện báo chí là:
- Bá à, cái bà gì ở Sông Cầu lấy tây có còn ở chỗ cũ không?
Câu hỏi này đã khiến trung tá Bá lặng người đi trong giây lát, và ấp úng mãi, trả lời không trôi. Điều dễ hiểu nhưng khó trả lời: Cô gái tên Oanh này hiện đang làm vợ bé của Bá, mà lúc bấy giờ ông Thiệu chưa khám phá ra.
Sau khi dan díu với thiếu tá Thiệu, cô ta ở lại Sông Cầu, lấy chồng, là trung úy Hoành, chỉ huy địa phương quân. Hoành đã bị tử trận trong vụ quân giải phóng tấn công, tràn ngập căn cứ Chóp Chài (tỉnh Phú Yên). Vì thế dân địa phương thường gọi cô ta theo tên chồng là bà Hoành! Nhờ có chồng đã tử trận, bà Hoành được tuyển vào tòa tỉnh, làm điện thoại viên. Năm đó, vào khoảng 1967, và bà Hoành đã khoảng 35, 36 tuổi, tức trong thời kỳ nhan sắc cực kỳ hấp dẫn.
Nhờ làm việc trong tòa tỉnh, nên nàng con gái lai Tây ở bến Sông Cầu này mới có dịp trở thành vợ bé của trung tá Tỉnh trưởng Trần Văn Bá. Việc ăn vụng này, Bá muốn giấu kín. Nhưng người đẹp lại không chịu kín miệng, nàng đem chuyện đã có con với Bá ra kể tùm lum, với mục đích làm tiền Bá, và đã khiến Bá phải bỏ tiền ra xây cất nhà cửa khang trang cho nàng cư ngụ, cũng như phải cung phụng nàng đầy đủ mỗi tháng...
Trở lại chuyện trung tá Bá, bất ngờ bị "Tổng thống" hỏi đến người vợ bé cưng quí, giấu giếm của mình, Bá đâm ra cuống quít, lúng túng trông thật là thảm hại... Nhưng dù khôn khéo đến đâu, khi đã bị nghịch cảnh chi phối, trung tá Bá cũng đành chịu thua số phận. Thế là mỹ nhân lai Tây, một lần nữa lại đến với thiếu tá Thiệu, mà bây giờ là tổng thống!
Sau ngày giải phóng 30-4-1975, các mỹ nhân thời quân đội Hoa Kỳ còn có mặt tại miền Nam đã dần dà đi vào quá vãng. Nhưng thật thiếu sót nếu chúng ta quên điểm đến những nhân vật ngoài luồng hay gọi một cách văn vẻ hơn là Giang Hồ Mỹ Nhân!
Những năm 90 của thế kỷ trước, ở ngã tư Bảy Hiền, quận Tân Bình, TP.HCM có một cô gái khi nhắc tên giang hồ đều lắc đầu. Đó là Thủy “máu”! Cùng thời và cùng xuất thân ở quán café ôm đầu tiên tại Sài Gòn là Tuyết Xì Lỗ Mội, Oanh Gà Tre… Thủy “máu” đẹp, đẹp lắm. Người viết đã từng gặp và đã từng so sánh, lúc đẹp rực rỡ, Thủy hơn hẳn bất kỳ người đẹp, diễn viên nào đương thời.
Thoạt đầu cô chỉ vui vẻ và cặp loáng thoáng với những giang hồ cỡ bự khu Tân Bình và chợ Trương Minh Giảng. Một hôm cô nhận được bản xét nghiệm khi đi thử máu trước khi lấy chồng: HIV dương tính! Và thế là cô sống xả láng. Nhậu nhẹt, ma túy, quan hệ với bất cứ gã đàn ông nào… Khi thực sự tàn tạ, cô chọn ngã tư Bảy Hiền làm nơi đón khách.
Mỗi khi có chiến dịch truy quét, cô sẵn sàng chống trả và cắn lại những người thi hành nhiệm vụ. Gieo rắc căn bệnh thế kỷ cho đến một ngày, Thủy qua đời dưới gầm cầu với thân xác nhẹ hơn đứa trẻ con 8 tuổi!
Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là Kim Anh, được xem là vợ bé Năm Cam. Xuất thân là con nhà giàu lại có dòng máu lai Tây, lúc 16 tuổi, Kim Anh đẹp không thể tưởng tượng. Năm 1973, có đến 2 hãng phim đến mời Kim Anh đi "mần dziễn viên". Cô lắc đầu từ chối một cách thẳng thừng. Mọi người ngạc nhiên vì hào quang danh vọng sao Kim Anh nỡ từ chối. Chỉ khi gia đình và đích thân ông trùm Năm Cam giải thích mọi người mới bật ngửa: "Nó có biết chữ đâu mà học kịch bản!". Hóa ra là vậy…
Chuyện người đẹp còn dài, nhất là mỹ nhân giang hồ lắm chuyện, xin được tiếp tục với những giai thoại ly kỳ và tỉ mỉ hơn…
(Theo CSTC)
.