Nguyên thứ trưởng Đặng Hùng Võ: 'Hãy để tiền là tên đầy tớ giỏi'
"Trung ngôn thì nghịch nhĩ, tính tôi vậy. Đi học chẳng được thầy cô yêu, đi làm cũng chẳng được mấy thủ trưởng quý. Tôi luôn muốn chứng minh rằng, it nhất, có một người không thể mua được bằng tiền thì cũng không thể mua được bằng rất nhiều tiền".
Giáo sư tiến sĩ Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường trò chuyện với VnExpress quan niệm của ông về cuộc sống, khoa học, về việc làm tiền và sử dụng đồng tiền.
- Mọi người vẫn gọi ông là Thứ trưởng dị tướng? Ông nghĩ thế nào về cách gọi này?
- Dị tướng có nghĩa là tướng mạo bất thường, điều đó không xấu về nội dung. Người ta có gọi mình là thằng hèn hay thằng đểu mới là điều đáng sợ.
Tôi cũng tự thấy rằng mình chẳng giống ai, vậy chắc người ta gọi như thế là đúng. Hình thức là cái cha mẹ sinh ra, không nên thay đổi. Hình thức chỉ là cái vỏ bọc bên ngoài, không nói gì lên nội dung cả.
- Giáo sư Võ thời còn làm quan chức khác với giáo sư Võ lúc về hưu như thế nào?Khác nhiều chứ. Khi còn đương chức thì phải nói đúng và làm tốt những công việc được nhà nước giao. Mình có nghĩ khác cũng phải nói theo quan điểm chính thống của tổ chức, đó là kỷ luật chính trị và hành chính. Nay là một chuyên gia, mình được nói theo những gì mình nghĩ.
Từ phía khác, khi còn là Thứ trưởng có quyền thì chẳng biết người ta đến với mình vì lẽ gì. Mình có nhạt nhẽo đến mấy thì mọi người vẫn cứ đến, ngày hôm nay mình có làm dở hơn hôm qua thì người đến vẫn nhiều. Còn bây giờ là một nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia, khi thú vị thì người ta tìm đến, khi thấy dở thì người ta đi.
Như vậy, mình phải làm sao để ngày hôm nay mình phải thú vị hơn ngày hôm qua.
Về hưu tôi tiếp tục phụ trách bộ môn địa chính của trường Đại học khoa học tự nhiên Hà Nội, dậy thêm và hướng dẫn tiến sĩ cho một vài trường. Công việc đào tạo này cũng không có gì nặng nề. Công việc chiếm nhiều thời gian hơn là làm tư vấn độc lập cho một số tổ chức quốc tế... Thời gian còn lại là chiêm nghiệm và viết sách. Khi về hưu, tôi có cảm giác thiếu thời gian hơn lúc còn làm cho Nhà nước, việc nhiều và thực nên làm không hết.
Giáo sư Đặng Hùng Võ. Ảnh: Hương Thu. |
- Ông làm rất nhiều việc là do đam mê hay tài chính?
- Nhiều người nói rằng tôi phát biểu gì cũng lọt tai, tư vấn điều gì cũng thành tâm, làm việc gì cũng trách nhiệm nên thường được họ mời cộng tác. Tôi chỉ nhận hợp tác cùng làm những việc cần tới chất xám ở khu vực nghiên cứu, không làm thuê cho doanh nghiệp. Như vậy có thể thấy tôi muốn làm những việc mình thích, không có tiền cũng được, có thì cũng tốt, không làm vì tiền.
Tôi thích làm với giới báo chí vì muốn dùng kiến thức của mình để nâng cao dân trí. Tôi cũng muốn làm với các tổ chức quốc tế vì kết quả nghiên cứu của mình được quảng bá rất rộng. Tôi nghĩ chắc không phải vì háo danh, nhưng cứ thích tham gia các cuộc thi thố tri thức quốc tế. Thích để người nước khác khẳng định rằng ở Việt Nam có những người có chính kiến và biết tư duy. Thế là đủ rồi.
- Ông luôn đưa ra ý kiến trái chiều về một vấn đề nào đó. Tại sao như thế?
- Tôi cho rằng quan trọng nhất là cái tâm. Mình có nói điều gì ngược lại mà tâm trong sáng thì chắc "vạ miệng" cũng không ập vào mình. Cũng biết rằng "trung ngôn" thì "nghịch nhĩ", nhưng tính từ bé đã như vậy, đi học chẳng bao giờ được thầy cô yêu, đi làm cũng chẳng được mấy thủ trưởng quý. Hôm nay có thể mọi người ghét nhưng rồi cũng đến lúc mọi người thấy mình nói đúng.
- Trong suốt thời kỳ bao cấp, ông tự nhận không nhận bất kỳ sự phân phối nào, ngay cả ở cương vị thứ trưởng. Không lẽ ông chưa từng nhận quà biếu của doanh nghiệp, cá nhân?
- Trong thời kỳ bao cấp, mỗi khi phân phối hàng hóa thì không khí ồn ã lắm. Nhiều khi nghe thấy những ý kiến tranh nhau "khốc liệt" quá mà thấy buồn. Tốt nhất là lảng tránh đi cho tâm nhẹ hơn. Cho đến năm 1996, Bộ xây dựng có hai suất đất ở phân cho lãnh đạo Tổng cục Địa chính chưa có nhà ở. Ban lãnh đạo Tổng cục phân một suất cho tôi, mặc dù chưa được phân nhà đất lầm nào nhưng tôi cũng không nhận. Vì suất đất này dành cho lãnh đạo chưa có nhà ở, nhưng tôi lại đã mua được nhà ở rồi bằng tiền dụm khi học tập ở nước ngoài mang về. Nhiều người cho rằng làm như vậy là "ấm đầu", cứ lấy đi cũng chẳng ai nói được gì. Tôi muốn nhẹ nhõm trong lòng nên không lấy, đến giờ tôi vẫn cho rằng không lấy là đúng.
Ở cương vị Thứ trưởng, Tết nhất mà nhận chai rượu, gói bánh của anh em mang tới chúc Tết thì cũng có vì đó là cái tình người của anh em. Còn ai đó đem đến bất kỳ cái gì gắn với công việc thì không bao giờ tôi nhận. Cũng đã có nhiều trường hợp người dân bị oan khuất về đất đai, muốn Bộ có công văn gửi địa phương đã để lại khá nhiều tiền nhưng tôi yêu cầu anh em đang thụ lý vụ việc phải trả ngay lại. Giá trị của mình không thể rẻ như thế, mình không thể mua được bằng tiền.
Nhiều người rất tâm đắc với câu nói của một doanh nhân Mỹ rằng "Cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền". Tôi luôn muốn chứng minh rằng câu nói này không đúng, rằng it nhất, có một người không thể mua được bằng tiền cũng như không thể mua được bằng rất nhiều tiền.
Về đồng tiền, tôi đề ra nguyên tắc không nhận đồng tiền không do mình làm ra, không được đánh cắp sức lao động của người khác. Cái khó khăn nhất của con người là vượt qua sự cám dỗ của vật chất, đây là điều kiện duy nhất để mình được là mình.
Giáo sư Đặng Hùng Võ, 65 tuổi, chủ nhiệm Bộ môn Địa chính, Đại học Quốc gia Hà Nội; cố vấn cao cấp cho Tổng cục Quản lý đất đai, tư vấn độc lập cho nhiều tổ chức phát triển quốc tế. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường từ 2002 đến 2007. Năm 1984, tiến sĩ tại Đại học Bách khoa Warsaw, Ba Lan. Năm 1988, tiến sĩ khoa học tại Học viện Mỏ - Luyện kim Krakow. Năm 1992, được phong Giáo sư. Ông được đánh giá là một trong những chuyên gia hàng đầu về chính sách đất đai, kinh tế bất động sản, hạ tầng thông tin địa lý. |
- Xin hỏi tò mò một chút, số tiền ông kiếm được lúc về hưu so với lúc đương chức như thế nào?
- Tôi công bố thẳng thắn, lúc đương vị lương tháng được khoảng 5 triệu đồng, họp hành cũng được thêm khoảng 2 triệu nữa. Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, tham gia đào tạo ở các trường đại học cũng được thêm khoảng 100 triệu mỗi năm. Khi về hưu, trong tay cóp nhặt được chưa đầy 1 tỷ, tôi dùng để mua cái xe ô-tô hiện tại đang đi.
Sau khi về hưu, thu nhập của tôi cao hơn rất nhiều. Mỗi năm tôi cũng có thu nhập khoảng 800 triệu sau thuế thu nhập cá nhân.
- Ông đánh giá số tiền ấy như thế nào?
- Cả cuộc đời làm việc mà để ra được 1 tỷ đồng cũng là hợp lý. Xe ô-tô tôi đang đi là xe Fortuner, 7 chỗ, loại ấy cũng bình thường. Xe chỉ là phương tiện để đi lại cho an toàn, không phải là đại gia mới có ô-tô. Có thể đại gia hiện nay người ta dùng những loại xe đắt tiền khác.
Nói thêm về đại gia, mỗi người lại có một quan niệm khác nhau. Thông thường, đa số cho rằng đại gia là người có rất nhiều tiền, có thể từ tham nhũng, buôn lậu, ăn cắp, và sử dụng phung phí kiểu "công tử Bạc Liêu", đi xe "độc", uống rượu "độc", đệ tử tứ phía, chân dài mười phương. Còn theo tôi, đại gia nên được hiểu là người làm được việc mà người khác không làm được.
- Khi làm nghiên cứu sinh ở Ba Lan, ông từng kiếm nhiều tiền. Ông đã làm thế nào?
- Đúng là có kiếm được tiền và tạo ra hướng cho người Việt Nam ở đó kiếm tiền. So với tiềm lực kinh tế của dân ta lúc đó cũng có thể gọi là nhiều, nhưng bây giờ thì chẳng là gì cả. Điều quan trọng là tại đất nước này, tôi đã thay đổi quan niệm về đồng tiền. Những du học sinh Việt Nam khi đó thường kiếm tiền bằng cách mua đồ từ nước ngoài gửi về nước để bán kiếm lời. Vòng quay vốn rất chậm chạp và gian nan. Tôi coi thường việc này, cho rằng vớ vấn, phải đi kiếm tiền là "mạt" rồi.
Thế rồi gia đình cũng khó khăn mà tôi thì vẫn "cao đạo" không thể gửi gì về để trợ giúp, tiền học bổng cũng chỉ đủ ăn mà thiếu mặc. Bạn bè cũng xúm lại cho vay tiền để mua chút ít gửi về, tôi cũng làm theo. Vay rồi cũng chẳng biết lấy gì để trả. Lúc đó mới thấm thía rằng đồng tiền cũng là một phương tiện xuất sắc.
Tôi quyết định phải làm tiền và thay đổi phương thức làm tiền. Câu hỏi đặt ra là: nên buôn bán với trong nước, vòng quay vốn chậm và dòng vốn nhỏ; hay là nên buôn bán giữa các nước châu Âu, dựa vào vốn của thương nhân bản xứ và mạng lưới phân phối của người Việt Nam. Tôi chọn cách thứ hai vì vòng quay vốn ngắn hơn và dòng vốn lớn hơn.
Tôi đã thành công, người Việt Nam ở Ba Lan ngày càng khá hơn, đi đâu cũng ngẩng cao đầu. Đang lúc hệ thống "làm ăn" ổn định nhất thì tôi bảo vệ xong bằng tiến sĩ khoa học bậc 2, hết hạn ở đó và tôi quyết định về nước. Mặc dù thành công trong làm tiền nhưng tôi vẫn giữ nguyên tắc "hãy để tiền là một tên đầy tớ giỏi, không thể để tiền nhẩy lên làm một ông chủ tồi".
- Kiếm nhiều tiền, sao ông không ở lại Ba Lan? Nhất là khi đó đất nước ta còn khó khăn?
- Tôi có kiếm được chút tiền cũng chỉ coi như có thêm phương tiện tốt để làm việc. Sao lại cứ có tiền thì phải ở lại nước ngoài, vậy để nước mình cho ai. Tôi không phải dân kinh doanh chuyên nghiệp, thấy khó chịu thì tự tư duy mà làm, việc nghiên cứu khoa học mới là chính.
Thực ra, khi bảo vệ thành công luận văn tiến sĩ bậc 2 tôi cũng đã có phân vân nên về hay nên ở lại, không phải vì lý do tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn mà vì đắn đo ở đâu có thể cống hiến cho khoa học nhiều hơn.
Tôi đã hỏi ông "sếp" của tôi, viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Ba Lan, rằng tôi nên về nước hay nên ở nước ngoài làm khoa học. Ông nói với tôi không nể nang: "Tôi không nghĩ ông lại hỏi tôi câu này, sao nhiều người Việt Nam muốn ở lại đây thế, vậy ai là người có trách nhiệm làm việc cho Việt Nam?
Tôi hơi ngượng và nói rằng coi như tôi không hỏi ông câu đó. Tôi ra ngay phòng vé máy bay đặt vé về nước sớm nhất.
- Ông nghĩ sao khi nhiều sinh viên Việt Nam du học và ở lại luôn?
- Sự thực, tôi không có ác cảm với những người bỏ lại tổ quốc mà ra đi sinh sống ở nước khác. Mỗi người có một hoàn cảnh riêng, nhưng quan trọng nhất là con người có quyền tự do cư trú.
Khoa học Việt Nam có nhược điểm nhiều hơn ưu điểm. Trước hết, bệnh hình thức quá nhiều, bằng cấp thì nhiều mà thực học thì ít. Sau đó, khoa học nước ta chỉ toàn lý luận, bằng phát minh, sáng kiến công nghệ chẳng có bao nhiêu. Một số máy móc cải tiến gần đây cũng toàn do nông dân nghĩ ra từ thực tế sản xuất. Cuối cùng, hạ tầng cho nghiên cứu khoa học của nước ta còn rất yếu kém, từ trang thiết bị tới thông tin khoa học - công nghệ đều vậy. Thử hỏi rằng nghiên cứu khoa học ở nước ta đã làm gì để cuộc sống này tốt hơn chưa? Ít lắm. Có lẽ người thành công nhất là Lioa, sản phẩm hoàn toàn nội địa đã chiếm lĩnh hết thị trường ổn áp trong nước.
- Ngoài công việc chuyên môn, ông giải trí thế nào?
- Tôi giải trí bằng văn học nghệ thuật, đọc sách văn học, nghe nhạc, xem tranh. Hứng lên nữa thì mình tự chơi nhạc, làm thơ, vẽ tranh.
- Ông đã bao giờ thấy tuyệt vọng?
- Tôi không có khái niệm tuyệt vọng, chịu khó tư duy là tìm ra giải pháp. Tôi luôn cười, vì nghĩ rằng không nên để nỗi buồn xâm chiếm tư duy. Cần biết cách chấp nhận và hài lòng với những gì mình có và những gì mình đã mất. Cái đã mất là cơ hội để bắt đầu phát triển cái tốt hơn. Đến khi lực bất tòng tâm thì cũng không nên để tâm tồn tại nữa!
Còn sống là còn làm việc. Khi làm được điều gì có ích cho ai đó thì có được một niềm vui.
Hương Thu
Ý kiến bạn đọc () | Sắp xếp theo: |
gop y
Toi rat tam dac voi bac Vo,noi rat dung.
RAT MONG NHUNG BAC CON DANG CONG HIEN CHO DAT NUOC,GIAM NOI,GIAM LAM NHU VAY.VA GIAM LAM CHO DAN BOT KHO.LAM ON DI CAC BAC A
( pham doan khai )
Tôi tin những điều ông nói
Những điều ông nói không ghê ghớm! nhưng là trải nghiệm gần cả một đời người. Tôi tin ông, vì ông nói giản đơn không hoa mỹ về những cái khó thực hiện được đối với phần đông trong chúng ta. Cảm ơn Ông Đặng Hùng Võ, vì it nhất tôi nhận ra còn đó niềm tin cuộc sống
( Nguyen Lucky )
Khâm phục và ngưỡng mộ
Từ nhỏ đến giờ tôi đọc nhiều sách báo và tôi luôn khâm phục, ngưỡng mộ những người sống trung thực, thẳng thắn. Tính cách đó có ảnh hưởng rất nhiều tới tôi. Lớn lên tôi mới biết người có tính cách đó chỉ chiếm số ít trong xã hội còn nhiều tiêu cực như hiện nay. Tình cờ đọc bài báo này tôi thấy thật sự khâm phục ông - Giáo sư Đặng Hùng Võ - qua cách sống, cách nói thẳng thắn của ông.
Chúc ông dồi dào sức khoẻ và có nhiều cống hiến cho đất nước!
( Châu Giang )
Hay qua!
Lâu lắm rồi, mới đọc được một bài viết hay trên Vne xpress. Chị Hương Thu viết câu văn đúng ngữ pháp, đặt câu hỏi hay. Chúc mừng chị. Tôi đang ở nước ngoài, rất bất ngờ khi đọc bài này. Ở nước ta vẫn còn có người như chú Võ hay sao? Tôi khâm phục chú quá. Tuy nhiên tôi vẫn thắc mắc là làm sao chú được cân nhắc lam Thứ Trưởng Hẳn là chú phải mạnh mẽ, và có nhiều thế lực lắm thì mới tồn tại được như thế. Thì ra, chỉ với đồng lương, chú vẫn có thể sống không thiếu thốn về vật chất. Thế thì tại sao nhiều người lại cứ phải nhận đồng tiền do người khác làm ra, để đến nông nỗi xoá tham nhũng mãi vẫn chưa được. Buồn thật!
Chú Võ ơi, ngoài việc cải cách đất đai, xin chú giúp nước ta sớm cải cách cả về tham nhũng nữa. Theo tôi, gương của chú Võ phải được viết vào sách giáo khoa, hoặc giảng trong nhà trường, để thế hệ sau có thêm hướng phấn đấu.
( Hannah )
Cuộc sống cần những người như Chú
Đọc bài này xong, cháu thấy có người đồng quan điểm sống với mình. Cháu năm nay 35 tuổi, mẹ cháu 60 đã về hưu, ngày trước bà cũng là một cán bộ công chức, cũng được 1 suất đất công để xây nhà nhưng mà bà không nhận, bà đã nhường lại cho một nhân viên cấp dưới với lý do đã có đất do mẹ cho. Nhưng thực chất đất này do ba mẹ cháu mua lại của bà ngoại vì không muốn mua đất ở nơi khác. Nhà cháu lúc đó rất nghèo, nhưng xung quanh lại có người nghèo hơn, chỉ cần nghĩ như thế mà gia đình cháu luôn vui vẻ và hạnh phúc với quyết định trên không quan tâm đến những suy nghĩ cho là mình "Ấm đầu", "ngu", hay là "sĩ diện hão"... Đêm nay cháu sẽ ngủ ngon vì rất vui khi có người cũng hành động giống gia đình mình. Từ trước tới giờ cháu không biết là có ai làm giống gia đình mình không nữa. Chú giỏi hơn mẹ cháu nên về hưu còn sắm được xe hơi chứ mẹ cháu thì không. Cháu sẽ phấn đấu giống chú để khi về hưu cũng có đủ tiền để mua xe hơi. Chúc chú khỏe mạnh để làm được những điều mình thích.
( Quoc Nguyen )
Tôi hiểu ông Võ
Tôi cũng là một nhà khoa học. Tôi rất tâm đắc với những tâm tư tình cảm và cách làm việc của ông. Tôi không được may mắn như ông, nhưng tôi cũng đã làm được một số việc mà bây giờ về hưu tôi thấy hài lòng. Tôi làm việc trong quân đội nên bị nhiều cản trở của các quy chế, nhưng cái mà tôi tâm đắc nhất là đúng lúc nhà nước ta khó khăn về kinh tế vào những năm 1979 - 1984, tôi đã tìm cách làm KHKT để có đồng chia cho anh em hàng tháng bớt khổ. Phần chia cho tôi không bao giờ tôi lấy hơn anh em, nhiều nhất là bằng người được chia cao nhất.Tôi là người trong quân đội ký hợp đồng kinh tế đầu tiên. Năm 1982 cái hợp đồng đầu tiên sau khi ký 3 ngày thì thủ trưởng của tôi bị phê bình tại sao trong quân đội lại ký hợp đồng kinh tế. Mạc dù vậy chúng tôi vẫn làm và đã đưa được công nghệ mới vào quân đội. Vừa qua tôi vào thăm đơn vị cũ của tôi, tôi thấy rất hài lòng là anh em mới vẫn tiếp tục được truyền thống đó. Xin chúc ông Võ mạnh khỏe Tô Văn Dực
( Tô Văn Dực )
HOAN HÔ BÁC VÕ !
TÔI LÀ MỘT ĐỘC GIẢ THƯỜNG XUYÊN CỦA VNEXPRESS ! HÔM NAY ĐỌC BÀI PHỎNG VẤN BÁC VÕ CUA NHA BAO THU HUONG, TÔI THẤY RẰNG BÁC VÕ CŨNG NHƯ NHIỀU NHÀ KHOA HỌC CHÂN CHÍNH KHÁC CỦA CHÚNG TA CHÍNH LÀ NHỮNG NGƯỜI MÀ NƯỚC TA ĐANG RẤT CẦN TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TA NGÀY CÀNG GIÀU ĐẸP HƠN ! NẾU XÃ HỘI TA CÓ NHIỀU NGƯỜI NHƯ BÁC VÕ THAM GIA QUẢN LÝ VÀ LÃNH ĐẠO ĐẤT NƯỚC THÌ TÔI TIN CHẮC THỜI GIAN KHÔNG XA ĐẤT NƯỚC TA SẼ GIÀU MẠNH VÀ NHÂN DÂN TA SẼ HẠNH PHÚC, ẤM NO, AI CŨNG CÓ CƠM ĂN,ÁO MẶC, AI CŨNG ĐƯỢC HỌC HÀNH VÀ TÌNH TRẠNG THAM NHŨNG NHƯ HIỆN NAY CHẮC CHẮN SẼ ĐƯỢC ĐẨY LÙI !
HÃY HỌC TẬP TẤM GƯƠNG BÁC HỒ MỘT CÁCH CHÂN THỰC NHẤT DÙ LÀ VIỆC NHỎ NHẤT , ĐỪNG HÔ HÀO KHẦU HIỆU NHIỀU MÀ CHẲNG LÀM ĐƯỢC GÌ !
( DINH HONG BAC )
Xin anh Đặng Hùng Võ tư vấn cho tôi là làm thế nào để làm ra được nhiều tiền.
Anh Võ kính mến ! Em là Lê Đăng Dung đây , anh còn nhớ em không , đã có lần em gặp anh ở sân bay Viêng Chăn khi anh sang Lào, ngày xưa cùng ở trong khu tập thể Viện Khảo sát và thiết kế thủy lợi. Em đã đọc bài viết của anh, em rất thích cách hành văn của anh và khâm phục anh là một con người thông minh và sáng suốt. Anh làm giàu thật là chính đáng , bằng tài năng và trí tuệ của mình. Em muốn anh tư vấn cho em là làm kinh tế như thế nào để có được nhiều tiền. Di động của em : 01244470252. Email: ledangdung60@yahô.com Rất mong nhận được những lời dạy của anh . Chúc anh luôn mạnh khoẻ và đóng góp được nhiều cho khoa học ! Em: Lê Đăng Dung
( Lê Đăng Dung )
tôi tự tìm thấy tôi qua bài viết
Cám ơn bài viết đã giúp tôi củng cố niềm tin vào cuộc sống. Ít nhất là tôi biết vẫn có công chức nhà nước đồng quan điểm với tôi về đồng tiền nhưng tôi nói thật là tôi đang khủng hoảng tư tưởng về vấn đề này vì thời buổi này chẳng mấy ai là công chức nhà nước mà có suy nghĩ "hâm" như tôi nên tôi thấy mọi người mình lạc lõng, cô đơn trong sự thừa sĩ diện mà thiếu tiền như tôi.. Một lần nữa xin cám ơn ông Đặng Hùng Võ và cô Hương Thu.
( đang thi.... )
Gửi Bác Đặng Hùng Võ
Xin trân trọng cảm ơn Bác Đặng Hùng Võ! Sau khi đọc bài trả lời phỏng vấn của Bác cháu rất xúc động, vui...
Cháu chỉ cảm nhận cho riêng mình vậy thôi! Mỗi người có một quan niệm sống riêng đúng không ạ? Những câu trả lời của Bác cực kỳ sâu sắc..."Còn sống là còn làm việc. Khi làm được điều gì có ích cho ai đó thì có được một niềm vui".
Cháu kính chúc Bác sức khoẻ, hạnh phúc, tiếp tục có những cống hiến cho KH nước nhà.
( Lehoangan )
Một con người tuyệt vời
Tôi chưa được gặp Gs Đặng Hùng Võ, nhưng nghe và xem ông trả lời phỏng vấn trên TV nhiều lần. Hôm nay đọc bài phỏng ván này, tôi thấy ông thật tuyệt vời. Tâm đắc nhất là câu nói về nền khoa học Việt Nam: "bệnh hình thức quá nhiều, bằng cấp thì nhiều mà thực học thì ít". Thật đáng buồn.
( do van thai )
Giao su. That dang ne phuc.
Toi uoc gi dat nuoc ta co them duoc nhieu va nhieu va nhieu hon nua nhung nguoi nhu ong. Du chi bang mot nua duc tinh cua ong thi viet nam ta se sach se hon biet bao.
Kinh gui toi toa soan. Mong toa soan tim kiem them nua nhung nguoi nhu giao su, de ton vinh, tran trong. De cho rat rat nhieu nguoi nuoc ta biet hoc tap va ren luyen duc tinh ngay thang do.
( Phuong Anh )
Cảm Nhận
Giọng điệu và nội dung trả lời quá hay. Tôi thích câu nói "Tôi không có khái niệm tuyệt vọng, chịu khó tư duy là tìm ra giải pháp". Tôi hy vọng và cầu chúc cho Giáo Sư sẽ đạt đuợc trình độ cao hơn
( Nguyễn Văn Phúc )
niềm tin vào lối sống đẹp
Đọc bài phỏng vấn này tôi cảm thấy vui vui và hiểu ra được nhiều điều thú vị về con người của Thứ trưởng Đặng Hùng Võ. Tôi rất tâm đắc với câu nói của ông “Còn sống là còn làm việc. Khi làm được điều gì có ích cho ai đó thì có được một niềm vui”. Tôi không thấy ông là một người cao thượng, hay bóng dáng một vĩ nhân mà chỉ là một con người bình thường, muốn sống và cống hiến cho cuộc đời này theo cách mà bản thân mình cảm thấy thỏai mái, thanh thản nhất. Đó là điều mà nhiều người trong chúng ta lại thiếu. Tôi nghĩ để làm được điều đó không phải là dễ nhưng không đến nỗi quá khó. Tôi biết để có những dòng nội tâm trên, bản thân của thứ trưởng đã bỏ qua tất cả những hệ lụy từ chính cách sống của ông, nhưng chính điều đó ông đã mang đến cho những người khác có niềm tin vào lý tưởng sống cao đẹp. Một phép so sánh đơn giản, sống nhiệt tình, thẳng thắn như ông vẫn được mọi người coi trọng, vẫn thừa hưởng những vật chất mà mình đáng có, vẫn có được địa vị xứng tầm trong xã hội. Cảm ơn ông, cảm ơn báo vnexpress đã mang đến cho người đọc một câu chuyện có thật, một tấm gương về nghị lực phấn đấu.
( le minh )
Người đàn ông chân chính
Mình thích tính cách của giáo sư Võ quá. Thật đúng là người đàn ông chân chính
( Trần Trung Hiếu )
đày tớ trung thành
tiền có là đầy tớ hay không thì phải xem ông chủ của nó thế nào đã
( thienhung )
Tinh Thần GS Võ !
Ông đúng là một tấm gương sáng cho thế hệ trẻ Việt Nam . Một con người vừa có tài lại vừa có tâm .
( Ngô Phan )
cau noi hay
cau cuoi cua bai viet rat hay.can phai hoc tap quan niem song nay.mong rang nhieu ng dc nha nuoc cu di du hoc nuoc ngoai se quay tro ve phuc vu dat nuoc.de viet nam ngay cang phat trien hon.hay xay dung mot tinh than dan toc that ben chac.cho the he tuong lai.
( nhan )
Khâm phục.
Đọc xong bài trả lời phỏng vấn của giáo sư tôi thấy rất khâm phục. Gia tộc họ Đặng của giáo sư thực sự đã có rất nhiều đóng góp đáng tự hào cho đất nước. Kính chúc giáo sư luôn khoẻ mạnh.
( Quang Vu )
- Xây nhà máy pin điện mặt trời ở TP HCM (23/03)
- '30% cư dân đô thị Việt Nam thiếu nước' (22/03)
- Mây phóng xạ lan gần đến Philippines (22/03)
- Robot gián điệp có khả năng tìm trốn người (22/03)
- Khử độc bằng vỏ chuối (22/03)
- Cách đo lượng phóng xạ trong người (21/03)
- Văn Mai Hương ăn chay hưởng ứng Giờ Trái đất 2011 (21/03)
- Độc giả nhận sách (21/03)
- Việt Nam không bị ảnh hưởng từ động đất Philippines (21/03)
- Chiêm ngưỡng 'siêu trăng' khắp thế giới (21/03)
- Phát hiện răng voi hóa thạch ở Thái Nguyên (20/03)
- Ảnh siêu trăng qua ống kính độc giả (20/03)
- Trao giải cho 'ý tưởng xanh' bảo vệ môi trường (20/03)
- Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận sẽ có đê chắn sóng cao 15 m (19/03)
- Tối nay, Việt Nam có thể quan sát 'siêu trăng' (19/03)
Giải cứu Rùa Hồ Gươm | |
|
Chuyện lạ | |
Linh dương đuổi sư tử | |
UFO từng viếng thăm nhiều căn cứ quân sự | |
Côn trùng hút máu gieo rắc kinh hoàng tại châu Phi | |
Đùa giỡn với núi lửa | |
Người khổng lồ bí ẩn tại Trung Quốc |
Độc giả nhận sách | |
Danh sách độc giả nhận sách "Một tư duy hoàn toàn mới" | |
Danh sách độc giả nhận sách "Ứng dụng bản đồ tư duy" |
Ngưỡng mộ
Đúng là một con người khác thuờng trong một suy nghĩ khác thường! Tôi thấy trân trọng và thầm hâm mộ những gì mà chú đã làm cho đất nước Việt Nam mình. Thử hỏi ít ai trong chúng ta có một lối sống ấy, lạc quan, hưởng thụ nghệ thuật, cống hiến cho đất nuớc và chân thật như chú! Mong rằng những phong cách sống tích cực ấy sẽ được truyền bá rộng rãi cho giới trẻ nói riêng và người Việt Nam nói chung để họ có trách nhiệm hơn với đất nước và với chính bản thân mình! Mong rằng một ngày nào đó sẽ được gặp chú vào một cơ duyên nào đó! Hy vọng là tại đại học Cần Thơ
( Vương Thiệu Vy )