Quảng cáo Online

  Thứ tư, 30/03/2011     

Phiên bản Mobi I Tỷ giá I Thời tiết  

Trước khi sóng thần, Việt Nam có 1 giờ chuẩn bị
Cập nhật lúc 08h26" , ngày 30/03/2011 -

(VnMedia)- Vùng biển Philippines có nguy cơ cao nhất gây ra sóng thần đến nước ta. Tuy nhiên, chúng ta có thể phát hiện và cảnh báo có động đất tại Philippines sau khoảng 10-15 phút, tức là còn hơn 1 tiếng đồng hồ để xử lý tình huống, phòng tránh hoặc sơ tán dân...


Trước những diễn biến bất thường của địa chất sau khi Nhật Bản xảy ra thảm họa kép động đất và sóng thần ngày 11/3 làm xô trục của Trái Đất, vấn đề Việt Nam có xuất hiện sóng thần hay không, nếu xuất hiện chúng ta sẽ phát hiện ra sau bao nhiêu lâu đang được dư luận chú ý theo dõi.  

Theo Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý địa cầu thì trên biển, có 9 vùng nguồn có tiềm năng gây động đất, sóng thần ảnh hưởng đến Việt Nam. Trong đó, vùng biển Philippines có nguy cơ cao nhất gây ra sóng thần đến nước ta.

 

TS Lê Huy Minh, Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý địa cầu cho biết: "Nếu có động đất xảy ra, sau 3,4 phút mình sẽ phát hiện được vị trí xảy ra ở đâu và cường độ như thế nào. Nếu động đất xảy ra ở vùng biển, chúng tôi sẽ sử dụng những kịch bản đã có để có cảnh báo kịp thời đến công chúng"

TS Lê Huy Minh lấy ví dụ: Nếu động đất xảy ra ở Philippines, thời gian đi từ biển Philippines đến Việt Nam là khoảng hai tiếng đồng hồ. Trong khi đó, chúng ta có thể phát hiện và cảnh báo có động đất tại Philippines sau khoảng 10-15 phút. "Như vậy, chúng ta vẫn còn hơn 1 tiếng đồng hồ để xử lý tình huống như sơ tán dân và chuẩn bị sẵn một số biện pháp phòng tránh" - TS Lê Huy Minh giải thích.

 

Hiện, Việt Nam có 25 kịch bản ứng phó với sóng thần do Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu. TS Minh cho biết, Viện Vật lý địa cầu vẫn tiếp tục nghiên cứu thêm các kịch bản khác để sẵn sàng ứng phó với các tình huống xấu xảy ra, bởi riêng đối với vấn đề địa chất thì rất đa dạng.

 

"Khi một trận động đất xảy ra, dựa trên thực tế mình mới có cơ sở dữ liệu để nghiên cứu như nơi xảy ra động đất, cường độ động đất... Nếu xảy ra ở ngoài biển thì chọn một tham số nào của trận động đất đó gần nhất với kịch bản để cảnh báo. Cũng không thể tính toán cụ thể ngay về cường độ của trận động đất mà phải lấy một kịch bản gần nhất với sự việc đang diễn ra để cảnh báo", TS Minh nói.

 

Còn theo PGS.TS Phan Trọng Thịnh, Viện Địa chất Việt Nam, việc tính toán chính xác độ lớn của một trận động đất là không thể. Ngay như nước có nền khoa học phát triển như Nhật Bản cũng vẫn chưa dự đoán được độ lớn của động đất và sóng thần.


PGS, TS Thịnh cũng cho biết, Việt Nam có thể chịu động đất mức cao nhất lên đến 8,7 độ richter, nên các nhà máy điện hạt nhân khi xây dựng phải được tính toán kỹ lưỡng cho hàng nghìn năm.


Theo ghi nhận đến thời điểm này, việc xảy ra động đất ở Việt Nam không phải là chuyện hiếm và nguy cơ xảy ra sóng thần ở Việt Nam là hiện hữu.


Từ đầu thế kỷ 20 đến nay ở khu vực phía Bắc có 2 trận động đất cấp 8-9. Ví dụ
 trận động đất ở Điện Biên năm 2001 với cường độ 5,3 độ Richter, có chấn tâm bên Lào, cách thành phố Điện Biên khoảng 20 km đã gây hư hại từ nhẹ đến sụp đổ hơn 2000 ngôi nhà ở khu vực thành phố Điện Biên.

  

Từ 2007 đến nay, đã có một số trận động đất có cường độ nhỏ hơn 5,5 độ Ricther xảy ra ở Việt Nam, như trận động đất ngoài khơi Vũng Tàu - Phan Thiết ngày 28/11/2007 gây chấn động cấp IV (theo thang 12 cấp) ở khu vực Tp Hồ Chí Minh.

 

Gần đây nhất, ngày 23/6/2010, lúc 8h55 phút (giờ Hà Nội), xảy ra trận động đất ở khu vực ngoài khơi Vũng Tàu - Phan Thiết, với cường độ 4,,7 độ Richter, gây nên chấn động cấp 4 ở khu vực Tp Hồ Chí Minh và Tp Vũng Tàu.

 

Ngày 27/01/2011 và ngày 6/3/2011 đã xảy ra hai trận động đất ngoài khơi Vũng Tàu – Phan thiết cũng với cường độ 4,7 độ Richter. Các trận động đất nhỏ xảy ra từ sau trận động đất Điện Biên và đều không gây thiệt hại về người và của.


Mới đây nhất, ngày 24/3, Hà Nội cũng chịu dư chấn động đất cấp 5. 


Căn cứ vào nghiên cứu của TS Lê Huy Minh và PGS, TS Nguyễn Hồng Phương, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý địa cầu, cho thấy vỏ Trái đất ở khu vực Việt Nam không hoàn toàn bình ổn, động đất cần được theo dõi và nghiên cứu để có đánh giá ngày một đầy đủ hơn về hoạt động địa chấn ở Việt Nam.


Lam Nguyên


Mới cập nhật:
   Hà Nội: “365 ngày cắt điện không cần thiết” (30/03/2011)
   Bé 10 tuổi "nghịch" xe tải đâm chết người (30/03/2011)
   Quảng Ngãi: Dân chạy lên núi vì sợ sóng thần (30/03/2011)
Các tin khác:
    Đồng loạt phát hiện chất phóng xạ tại nhiều tỉnh(30/03/2011)
    Đầu tuần tới, không khí lạnh lại tăng cường(30/03/2011)
    Việt Nam bắn thử nghiệm tên lửa cải tiến(29/03/2011)
    Nhân sự cấp cao sẽ được bầu trong 4 tháng nữa(30/03/2011)
    Kinh hoàng hàng loạt học sinh bị đầu độc bằng kẹo(29/03/2011)
    Quốc hội khoá XII: Đọng dư âm và ấn tượng tốt đẹp(29/03/2011)
    Hà Nội: Xưởng sơn 2.000 m2 bốc cháy(29/03/2011)
    Xe BMW bốc cháy đùng đùng giữa phố Hà Nội(29/03/2011)
    Làm ô uế Con đường gốm sứ sẽ bị xử phạt(29/03/2011)
    Dùng thanh sắt đập chết đồng nghiệp(29/03/2011)
Cụ rùa
vinaphone
VNPT Quảng Nam
IBOSS
mot phut co trong su that
 Đọc nhiều nhất
Sau động đất có nguy cơ sóng thần ở Việt Nam
Miền Bắc vào đợt rét đậm hiếm có
Đêm nay, Hà Nội rét 11 độ, gió mạnh, mưa đá
Rợn người nhìn cụ Rùa ăn hết con mèo chết
Dẫn cụ Rùa về chân Tháp Rùa bằng lưới mềm
Mây phóng xạ liệu có bay vào Việt Nam?
Cụ rùa cắn rách lưới thoát ra ngoài
Tường thuật trực tiếp: Giải cứu Cụ Rùa
Nữ sinh Hà Nội bị “lộ” clip sex
Không khí lạnh tăng cường kéo dài hết tuần
Phản hồi nhiều nhất
Đi ôtô sẽ phải trả “thuế đường” 1,4 triệu/tháng (59)
Bất hợp lý thu "thuế đường" trên đầu xe (26)
Tường thuật trực tiếp: Giải cứu Cụ Rùa (11)
Rợn người nhìn cụ Rùa ăn hết con mèo chết (10)
Phân luồng giao thông khó hiểu, lái xe “kêu” bị phạt oan (8)
Đổ xô săn hàng "sale off" cuối năm (8)
“Nên thu Quỹ bảo trì đường bộ qua xăng dầu” (8)
Không xử lý kỷ luật các tập thể, cá nhân vụ Vinashin (7)
Chủ nghĩa xã hội: Sự lựa chọn của lương tâm và trí tuệ (6)
Giá sữa Việt Nam rẻ nhất châu Á: So sánh vô nghĩa! (5)


© 2004-2010 Báo điện tử VnMedia - Cơ quan chủ quản: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 942/GP-BTTTT ngày 08/07/2009
Tổng biên tập: Võ Quốc Trường
Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà 142 Lê Duẩn, Quận Đống Đa, Hà Nội   (Xem trên bản đồ trực tuyến)
Ban thư ký: 04-3793 1744 Fax: 04-3793 0508 - Đường dây nóng: 04-3516 17 03/ 0912 776 998; YM:
Liên hệ quảng cáo: 04-3793 0612