Những người khiến Tào Tháo phải rơi lệ
Tào Tháo là một nhà chính trị, nhà quân sự, nhà văn hóa vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc. Ông là một người đa tính cách khi thì độc ác, tàn nhẫn, thù dai nhưng cũng có lúc lại khoan dung, độ lượng và rơi lệ vì người khác.

Hình tượng nhân vật Tào Tháo được khắc họa trên phim (Ảnh: psychinese.com)

1.Tuân Du

Tuân Du, tự là Công Đạt, là một mưu sĩ giỏi của Tào Tháo thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Đổng Trác làm loạn, Tuân Du đã bị bắt khi âm mưu ám sát Đổng Trác, một người khác cũng bị bắt như ông đã tự sát vì quá sợ hãi, ngược lại Tuân Du vẫn lặng lẽ ngồi tù và đợi đến khi Đổng Trác chết thì được thả. Sau này, Tuân Du được Tào Tháo đánh giá cao vì nhiều lần hiến kế cho Tào Tháo, chẳng hạn như bắt Lã Bố, trảm Nhan Lương, đánh Lưu Biểu…Từ  khi Tuân Du bỏ mạng trên đường chinh phạt Tồn Quyền, mỗi lần nhắc tới Tuân Du, Tào Tháo lại rơi lệ.

2. Trương Mạc

Trương Mạc, tự là Mạnh Trác. Trương Mạc, Tào Tháo và Viên Thiệu là bạn của nhau. Sau khi được làm minh chủ liên quân thảo phạt Đổng Trác, Viên Thiệu bộc lộ bản chất thiếu quyết đoán nên đã bị Trương Mạc chỉ trích. Vì thế, Viên Thiệu đã xui Tào Tháo trừ khử Trương Mạc. Tào Tháo nói với Viên Thiệu rằng Trương Mạc là bạn, nên khoan dung với ông ta, hơn nữa thiên hạ chưa yên, không nên tàn sát lẫn nhau. Từ đó, Trương Mạc càng thấy tôn trọng Tào Tháo hơn.

Năm Kiến An thứ hai, trước khi đi chinh phạt Đào Khiêm,Tào Tháo từng nói trước mặt mọi người rằng: “Nếu tôi không còn thì hãy đi theo Mạnh Trác”. Có thể thấy, Trương Mạc đã từng là người Tào Tháo tin tưởng tới nỗi giao phó tính mạng tất cả mọi người cho ông ta. Khi trở về, nhìn thấy Trương Mạc, hai người vui mừng khôn siết và Tào Tháo xúc động không kìm được nước mắt. Tuy nhiên, sau đó Trương Mạc lại phản Tào Tháo vì Trương Mạc ngày càng trở nên thân thiết với Viên Thiệu hơn, ông sợ rằng cuối cùng Tào Tháo cũng sẽ đứng về phía Viên Thiệu, hơn nữa, bạn bè và người thân của Trương Mạc cũng khuyên ông nên rời xa Tào Tháo và đi theo Lã Bố.

3.Tốt Trạm (Tất Trạm)

Sau khi Trương Mạc phản bội Tào Tháo, mẹ, em trai, vợ con Tốt Trạm đều bị Trương Mạc giam giữ. Tào Tháo nói với Tốt Trạm rằng: “ Lệnh đường ở chỗ Trương Mạc, ông nên về đó thì hơn”. Tốt Trạm lập tức khấu đầu, thề không có bụng dạ nào khác, điều đó khiến Tháo cảm động rơi nước mắt. Tuy nhiên, Tốt Trạm sau đó lại không giữ lời hứa của mình mà bỏ Tào Tháo chạy theo Trương Mạc, không một lời từ biệt. Khi Lã Bố bị Tào Tháo đánh bại, Tốt Trạm bị Tào Tháo bắt sống, ai cũng nghĩ rằng phen này Tốt Trạm chết chắc. Không ngờ Tháo chỉ nói một câu: “Tận hiếu thì khó có thể tận trung! Đây là người mà ta cần” và phong chức cho Tốt Trạm.

4. Viên Thiệu

Viên Thiệu và Thào Táo là bạn từ hồi nhỏ. Lớn lên, hai người đã cùng nhau tham gia các cuộc thảo phạt Đổng Trác, đánh Viên Thuật …lần nào cũng giành thắng lợi. Tuy nhiên về sau họ là trở thành kẻ thù của nhau trên chiến trường, phần thắng luôn thuộc về Tào Tháo. Năm Kiến An thứ bẩy, Viên Thiệu chết. Năm Kiến An thứ chín, Tào Tháo tới thăm và khóc trước mộ Viên Thiệu. Có lẽ Tào Tháo khóc vì thương cảm người bạn thời niên thiếu hồi nhỏ sau này lại trở thành kẻ địch của mình.

5. Trần Cung

Trần Cung ban đầu đi theo Tào Tháo, sau lại chạy theo Lã Bố. Kiến An năm thứ ba, Tào Tháo bao vây thành trì của Lã Bố, quân Lã Bố tinh thần uể oải, Trần Cung bị bộ tướng của Lã Bố trói lại và dâng cho Tào Tháo. Sau khi gặp Tào Tháo, Trần Cung không chịu đầu hàng và muốn tìm tới cái chết. Tào Tháo hỏi rằng nếu Trần cung chết thì mẹ hắn sẽ ra sao, Trần cung trả lời:” ta nghe nói người dùng đức hiếu mà trị thiên hạ thì không sát hại cha mẹ người khác, mẹ của ta thế nào, đành nhờ vào Tào công ông coi sóc vậy”. Sau đó, Tào Tháo vừa khóc vừa tiễn Trần Cung ra pháp trường. Trần Cung chết, Tào Tháo đã đón người nhà Trần Cung tới phủ mình và đối đãi rất tốt.

(Còn nữa)

Sầm Hoa (Theo Huanqiu)

E-mail người nhận:
Họ tên người gửi:
E-mail người gửi:
Nội dung:
Ý kiến của bạn
E-mail |  Bản In |  Chia sẻ  
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu và không quá 1000 chữ
Tin khác
,
,
© Báo VietNamNet, số 4 Láng Hạ , Quận Ba Đình, Hà Nội.
Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông.
Số giấy phép: 1285/GP - BTTTT cấp ngày 27/8/2008. Tổng biên tập: Nguyễn Anh Tuấn.
® Ghi rõ nguồn "VietNamNet" khi phát hành lại thông tin từ website này.
,