Đợi nắng ấm sẽ 'bắt' nốt cụ rùa còn lại!
HTML clipboard

- Đội trưởng đội lai dẫn, cưỡng chế rùa xác nhận có hơn một cá thể rùa Hồ Gươm sống ở hồ này và đợi nắng lên sẽ 'bắt' tiếp.

Có hai “cụ rùa” cùng xuất hiện! 

Ông Nguyễn Văn Khôi, TGĐ tập đoàn KAT khẳng định với VietNamNet chiều 5/4: có hai cá thể rùa hồ Gươm. Tới đây, cá thể rùa còn lại sẽ được tiến hành vây bắt khi trời nắng ấm.

Theo ông Khôi, chiều ngày 3/4 vừa qua, lực lượng vây bắt rùa hồ Gươm được chia làm bốn đội để đi xác minh dấu tăm của rùa. Cùng thời điểm, có hai thông tin được xác nhận: xác định được một dấu tăm rùa ở khu vực sau đền Ngọc Sơn và một mai rùa nổi khác ở khu vực mạn Hàng Khay.

Đội lai dẫn khẳng định có 2 cá thể rùa Hồ Gươm
Lúc đó, chiếc thuyền giữ lưới đang neo gần khu vực sau đền Ngọc Sơn, gần với dấu tăm rùa nổi lên ở khu vực này, do đó đội tham gia bắt rùa đã quyết định bủa lưới ở khu vực sau lưng đền Ngọc Sơn và trước trụ sở báo Nhân Dân, mạn đường Lê Thái Tổ.

Ngay sau khi vây bắt thành công, ông Khôi đã báo cáo lãnh đạo UBND TP Hà Nội về thông tin lực lượng vây bắt xác nhận được hai dấu vết rùa.

Lãnh đạo UBND TP Hà Nội cũng đã đồng ý cho đội lai dẫn tiếp tục thăm dò vào ngày 4/4 – một ngày sau đó. Tuy nhiên, ngày hôm đó trời trở lạnh, thời tiết xấu nên đội lai dắt rùa đã không tìm được dấu vết của rùa hồ Gươm thứ hai.

Cụ rùa Hồ Gươm đã có hậu duệ?

Một thông tin được ông Khôi chia sẻ cùng VietNamNet với tâm trạng khá vui mừng, đó là có thể rùa hồ Gươm đã có hậu duệ.

Nhiều người thấy 2 cụ rùa nổi cùng lúc
"Vào mùa đông năm 1996 khi tôi còn học ở Hà Nội, đã từng chứng kiến cả 2 cụ rùa nổi một lần cạnh nhau...".
“Trong ngày vây bắt cụ rùa, những người kéo lưới đã bắt được một con rùa to bằng chiếc nón, không phải rùa tai đỏ, nặng khoảng 20kg. Tuy nhiên, lúc đó tôi đã yêu cầu anh em đã thả rùa xuống dưới lòng hồ. Rất có thể đây là con cháu của rùa hồ Gươm”.

Đối với cá thể rùa đang được điều trị tại bể thông minh, ông Khôi cho biết: cụ rùa này khá khỏe mạnh, bệnh tật không trầm trọng nên sẽ nhanh khỏi. Trọng lượng của cụ rùa này khoảng từ 170 – 180 kg. Kích thước, hình dáng cũng nhỏ bé hơn.

"Vết thương trên lưng cụ rùa hiện đã gần lành hẳn, còn phần da đổi màu trên cổ được cho là bị động vật khác cắn thực chất không phải vết thương, có thể đó chỉ là vết "rỗ" đồi mồi do tuổi tác.  

Việc cụ rùa thường xuyên nổi lên trong thời gian gần đây có thể là do tập tính của loài rùa nổi lên vì thời tiết thay đổi hoặc muốn phơi nắng. Hiện tại, cụ chỉ còn một vết thương nhỏ ở vai, rộng khoảng 3cm.

Các nhà khoa học đang tiến hành các biện pháp chăm sóc cụ rùa. Tôi cho rằng, sức khỏe cụ sẽ nhanh chóng ổn định” , ông Khôi nói.

Cá thể rùa còn lại đang sống trong lòng hồ, đội lai dắt dưới sự chỉ đạo của ông Khôi sẽ vẫn tiến hành dò tìm và lai dắt. 

“Đợi trời nắng ấm lên sẽ tiến hành lai dắt rùa còn lại đang ở trong hồ” – ông Khôi cho hay.

Đối với cá thể rùa nhỏ nặng gần 20kg, ông Khôi cũng chưa khẳng định chắc chắn: "Để xác định đó có phải "con cháu" của cụ rùa hay không phải được các chuyên gia mang lên xét nghiệm ADN”.

Kiên Trung

Nhiều người thấy 2 cụ rùa nổi cùng lúc
Kết quả sơ khám 'bệnh nhân" rùa Hồ Gươm
Có mấy 'cụ rùa' Hồ Gươm?

E-mail người nhận:
Họ tên người gửi:
E-mail người gửi:
Nội dung:
Ý kiến của bạn
E-mail |  Bản In |  Chia sẻ  
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu và không quá 1000 chữ
Tin khác
,
,
© Báo VietNamNet, số 4 Láng Hạ , Quận Ba Đình, Hà Nội.
Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông.
Số giấy phép: 1285/GP - BTTTT cấp ngày 27/8/2008. Tổng Biên Tập: Bùi Sỹ Hoa.
® Ghi rõ nguồn "VietNamNet" khi phát hành lại thông tin từ website này.
,