Khó biết Rùa Hồ Gươm là cụ ông hay cụ bà

06/04/2011 07:38:12
- Ông Hoàng Văn Hà, cán bộ chương trình Bảo tồn rùa châu Á cho biết, trong trường hợp chỉ có 1 cá thể thì việc xác định giới tính là không thể.

>>Toàn cảnh: Cứu cụ Rùa hồ Gươm
 
Ông Hà giải thích, việc xác định giới tính rùa được thực hiện dựa trên 3 phương pháp: Thứ nhất dựa trên độ dài và to của đuôi. Đuôi của con đực to và dài hơn đuôi của con cái cùng loại. Thứ hai là xác định vị trí của hậu môn. Hậu môn của con đực nằm xa gốc đuôi hơn so với con cái. Cuối cùng là sự khác nhau của yếm. Con đực trưởng thành có yếm lõm, con cái có yếm phẳng (tiêu chí này áp dụng cho một số loài).

Về vấn đề xác định tuổi, việc xác định tuổi của rùa mai cứng khá dễ dàng, giống như việc  đếm những vòng gỗ, có thể đếm số vòng sinh trưởng trên mai rùa để biết số tuổi. Tuy nhiên, với loài rùa mai mềm phức tạp hơn nhiều.

a
TS Nguyễn Viết Vĩnh và ông Nguyễn Ngọc Khôi trả lời phỏng vấn của phóng viên

Các chuyên gia của Tổ chức Bảo tồn rùa châu Á cho hay, đến nay chưa có cách nào xác định được. Công nghệ gen chỉ có thể nêu ra được những đặc tính khác về loài. Người ta có thể sử dụng các đồng vị phóng xạ để xác định niên đại của động vật. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ sử dụng cho những mẫu vật có niên đại rất lớn.

TIN LIÊN QUAN
Theo PGS.TS Lê Quang Huấn, trưởng phòng Công nghệ Tế bào Động vật, Viện Công nghệ Sinh học, việc xác định tuổi và giới tính của rùa bằng công nghệ là rất khó. Công nghệ gen chỉ có thể đọc được đó là loài nào, tên gì, có giống với các loài rùa trước đây hay không.

Không đơn giản như việc xác định giới tính ở người hay các loài động vật có vú khác, giới tính ở rùa vốn không rõ ràng, lại là loài động vật hoang dã nên vô cùng khó khăn. Nếu làm thì phải tiến hành nghiên cứu rất kỹ các loại công nghệ cũng như phương pháp xác định khác nếu có.

Chắc chắn có nhiều cá thể rùa

TS Nguyễn Viết Vĩnh, thành viên Hội đồng chữa trị rùa Hồ Gươm cho hay, chiều ngày 3/4, chuẩn bị cho việc bắt cụ Rùa phải có rất nhiều bộ phận chuyên trách như bộ phận bủa vây, bộ phận bắt trong vòng vây, bộ phận tháp tùng về nơi chữa trị...
 
Khi bộ phận quan sát phía đền Ngọc Sơn phát hiện cá thể rùa như mọi người vẫn biết với nhiều vết lở loét trên mình thì đội quan sát phía Hàng Trống cũng lại phát hiện một cá thể rùa to hơn rất nhiều. Cùng lúc phát hiện ra hai cá thể nên quyết định lai dắt được đưa ra ngay lập tức: bắt cụ Rùa nào ở gần lưới quây nhất.

"Ngoài ra, nhìn từ trên cao xuống còn có rất nhiều vết tăm lớn. Có thể  khẳng định 100% rằng cá thể rùa còn lại có kích thước rất to, khối lượng lớn và đặc biệt là còn rất khoẻ, không có bệnh tật gì. Do không nổi hẳn lên mặt nước nên chưa thể nhìn rõ, nhưng ước chừng mai của nó phải dài hàng thước. Thông thường những cá thể rùa khoẻ mạnh có màu xanh đen, rất ít khi nhô hẳn đầu lên và lanh lợi chứ không chậm và lành như cá thể rùa vừa bắt được", TS Nguyễn Viết Vĩnh nhấn mạnh.
 
Ông Nguyễn Ngọc Khôi, chủ tịch Tập đoàn KAT, chịu trách nhiệm lai dắt rùa Hồ Gươm cho biết: "Theo những gì chúng tôi quan sát được, cụ hai, cụ ba... chắc chắn có khối lượng lớn hơn nhiều so với cá thể rùa bắt được. Trong khi cá thể bắt được nặng khoảng hơn 200kg, cá thể còn lại ước chừng phải nặng khoảng trên 300kg.
 
Khi nào công đoạn chữa trị này thành công mới tiến hành bắt tiếp các cá thể còn lại. Có thể khẳng định đây là loài rùa mai mềm khổng lồ. Trước mắt sẽ để khoảng 1 tuần để cụ Rùa đã bị bắt làm quen với môi trường mới, sau đó mới tính tiếp các phương án khác".

Tô Hội
.
Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu
.