Thứ Hai, 07/03/2011, 10:57 [GMT+7]
.
.

Cặp đôi làm gì trong’phòng hạnh phúc’ của trại giam?

Phạm nhân trong trại giam Quyết Tiến (huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) nói về phòng hạnh phúc như là một sự ân xá mà họ may mắn được hưởng. Với họ, căn phòng đó được ví như “thiên đường” trong trại giam. 
Cán bộ trại giam Quyết Tiến nói, ba căn phòng hạnh phúc của trại Quyết Tiến chỉ mới được xây cách đây mấy năm. Việc xuất hiện một căn phòng, nơi duy nhất các cặp đôi có thể gặp gỡ vợ chồng, nơi để hàn huyên, chia sẻ những tâm tư thầm kín, khiến bất cứ phạm nhân nào cũng cảm thấy hào hứng.
 
Nhưng để đặt chân vào căn phòng hạnh phúc đó, mỗi phạm nhân phải có ít 6 tháng liên tiếp cải tạo khá, không vi phạm kỷ luật của trại giam. Một vi phạm nhỏ cũng đồng nghĩa với việc mất cơ hội bước vào phòng hạnh phúc trong 6 tháng tiếp theo.
 
Một tháng có một “ngày vợ chồng”
 
Giàng Seo L. là  một trong những phạm nhân của trại giam Quyết Tiến, là người Mông sống ở huyện vùng cao Đồng Văn của tỉnh Hà Giang. Lấy vợ từ năm 16 tuổi, đến năm 28 tuổi thì hai vợ chồng Giàng Seo L. đã có với nhau 4 mặt con.

Các phạm nhân đang gói bánh chưngtại trịa giam Quyết Tiến. Ảnh: Vietnam+
Các phạm nhân đang gói bánh chưng tại trịa giam Quyết Tiến. 
Ảnh: Vietnam+

Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu vợ Seo L không sinh con thứ 4, rồi vợ lại lăn ra ốm liên miên.  Cúng ma mãi không khỏi, tiền đi viện không có, thương vợ Seo L đã gật đầu nhận lời xách thuốc phiện thuê cho người khác để lấy tiền chữa bệnh cho vợ. Nhưng thật trớ trêu, tiền chưa lấy được thì Seo L đã bị bắt. Chịu án tù gần 10 năm, suốt quãng thời gian chịu án, Seo L vừa thương nhớ vợ con, vừa cố gắng cải tạo mong ngóng ngày ra tù.
 
Từ khi trại giam Quyết Tiến có phòng hạnh phúc, vợ chồng Giàng Seo L. mừng lắm. Seo L. bảo: “Gần 10 năm rồi không được ôm vợ, nhớ hơi vợ lắm, cán bộ ạ”.
 
Là phụ nữ, xa chồng đã lâu, cứ nghĩ đến phút được gặp riêng chồng trong căn phòng hạnh phúc, Giàng Thị Lý (vợ Seo L) như đếm từng ngày một.
 
 Nhưng vì Lý không biết tiếng Kinh nên lần nào đi, bố chồng cũng phải đi theo để dẫn đường. Lý bảo, khổ nhất là cái lần đầu tiên đến thăm, bị cán bộ hỏi giấy đăng ký kết hôn mà chị thì không có. Lúc đó, chị đã òa khóc nức nở vì lo không được gặp riêng chồng, may mà có bố chồng làm chứng nên từ đó chị mới được vào thăm chồng thường xuyên.
 
Từ đó, cứ 27 hàng tháng, các cán bộ trại giam lại thấy Giàng Thị Lý khăn gói vào thăm chồng. Có người còn trêu: “Ngày 27 giờ là ngày của hai vợ chồng chị mất rồi”.
 
Mang chăn gối thăm nuôi vì… nhớ mùi vợ
 
Chỉ một cái giường, một cái chiếu, hai cái gối nhỏ, một cái chăn mỏng và một ngăn tủ đựng đồ. Dù rất đơn sơ, nhưng phần lớn các cặp vợ chồng phạm nhân vẫn cảm thấy hài lòng.
 
 Riêng N.T.M, quê ở Na Hang, Tuyên Quang (mới ra tù được gần 1 năm nay) thì mỗi lần “hẹn hò” với vợ ở phòng hạnh phúc, anh đều dặn vợ mang theo đôi gối và cái chăn mỏng mà lúc ở nhà, hai vợ chồng anh vẫn dùng. Mọi người thắc mắc thì N.T.M bảo: Khi ở nhà, mỗi khi ngủ với vợ quen đắp cái chăn đó. Giờ không có thấy thiếu thiếu”.
 
N.T.M vào trại giam vì tội cưỡng dâm phụ nữ, án 13 năm tù. Ở được 8 năm thì N.T.M được đặc xá tha tù. Những tưởng với cái tội động trời đó, vợ anh sẽ chẳng bao giờ tha thứ. Nhưng vẫn còn thương yêu vợ nhiều lắm, thế là M. ngẫm nghĩ hàng tuần liền, viết một bài thơ tự kiểm điểm mình rồi gửi về cho vợ.
 
Bị đánh trúng “tim đen”, vợ M tha thứ cho chồng. Từ khi có phòng hạnh phúc, chiều theo ý nguyện của chồng lần nào đi thăm, chị cũng đùm lớn đúm bé mang theo chăn gối từ nhà.
 
Cuộc hội ngộ đẫm nước mắt

 
Anh Nguyễn Văn Thân quê ở Lào Cai, đã thụ án 13 năm, là một trong những phạm nhân có hoàn cảnh khá đặc biệt trong trại Quyết Tiến. Bị bắt về tội buôn bán ma túy, án 20 năm. Vợ cũng bị bắt cùng đợt, án 18 năm, hai vợ chồng chịu án ở hai trại giam khác nhau.
 
Thời gian đầu nghĩ về hoàn cảnh, hai vợ chồng tù tội, 3 đứa con phải nhờ vả gia đình hai bên nội ngoại chăm sóc, Thân đã rất bi quan, buồn chán, không muốn cải tạo.
 
Anh tâm sự: “Ở trong tù, nhớ vợ thương con lắm. Cứ nghĩ là dù chỉ có cơm hẩm canh thiu nhưng được ăn cùng vợ và gia đình thì mình ăn vẫn thấy ngon”. Ở trại giam Hồng Ca, biết tâm trạng của chồng, chị Mai Thị M (vợ Thân) đã nhiều lần viết thư động viên anh.
 
Cán bộ trại giam kể, nhớ nhất là lần Thân bật khóc khi bất ngờ thấy vợ con lên thăm nuôi mình. Không ngờ, vợ anh đã được trả tự do trong lần ân xá năm 2009, nhưng chị đã cố tình giấu để gây bất ngờ cho chồng.
 
Được sự cổ vũ của các con, đôi vợ chồng U50 rụt rè đưa nhau vào phòng hạnh phúc.
 
Nhưng buổi gặp nhau đầu tiên đó, do quá xúc động, chị Mai Thị M. chỉ ngồi khóc, chồng dỗ mãi thế nào cũng không được. Nhớ lại lần đó, anh Thân cười tủm tỉm: “Đợi bà vợ tôi giải tỏa xong hết những nỗi niềm, thì hết giờ thăm gặp”.
 
Nhưng từ sau lần đó, tháng nào chị Mai Thị M. cũng “lén lút” trốn con lên thăm chồng. Sau mỗi lần như thế, anh Thân đều bước ra khỏi phòng hạnh phúc và trở về buồng giam với tâm trạng phơi phới. 
 
“Phép màu” của phòng hạnh phúc
 
100% các phạm nhân nam khi vào phòng hạnh phúc đều mặt mũi đăm đăm, rất căng thẳng, lo lắng vì sợ mình đi tù lâu, e là mất phong độ. Nhưng khi bước ra khỏi phòng hạnh phúc, anh nào mặt mũi cũng phấn khởi, phởn phơ.
 
Một điều dễ nhận thấy là kể từ hồi có phòng hạnh phúc, các phạm nhân nam trở nên thơm tho sạch sẽ hơn hẳn. Bình thường chỉ dám gội dầu gội Clear. Nhưng hôm nào có vợ lên  thăm, các anh chọn hẳn X-Men hay Romano. Thậm chí có người còn dùng cả sữa tắm.
 
Theo thống kê của trại giam Quyết Tiến, từ hồi có phòng hạnh phúc, tỉ lệ phạm nhân nam vi phạm giảm rõ rệt. Ý thức được những tiêu chuẩn nghiêm ngặt để được đặt chân vào căn phòng đó, nên hầu hết ai cũng cố gắng tránh không để bị vi phạm nội quy.
 
Cũng nhờ phòng giam hạnh phúc, mà nhiều đôi vợ chồng được hàn gắn được những rạn nứt phát sinh do xa cách.
 
Thượng úy Đinh Trọng Tuấn (cán bộ giáo dục, kiêm phụ trách quản lý phòng hạnh phúc) kể: “Phạm nhân Ng. Văn N., quê ở Hà Giang, vào đây vì buôn bán ma túy. Lo vợ ở nhà xinh đẹp, dễ nảy sinh ngoại tình, nên phạm nhân này tâm trạng rất bất an.  
 
Từ khi hai vợ chồng được gần gũi nhau mỗi tháng một lần, anh N. không còn ghen tuông, lúc nào cũng nói nói cười cười. Anh tâm sự: Nếu không có căn phòng này có lẽ chúng tôi ly dị nhau mất rồi.
 
Đối với nhiều phạm nhân khác trong trại giam Quyết Tiến, căn phòng hạnh phúc không còn xa lạ. Họ gọi căn phòng đó với cái tên rất thân mật: “Phòng vợ chồng”

  • Lam Nguyễn
;
;
.