90% rùa hồ Gươm là 'phái nữ' Cập nhật lúc :10:06 AM, 06/04/2011 Đất Việt - Đây là nhận định của TS Bùi Quang Tề, Viện Nuôi trồng Thủy sản và là Trưởng nhóm chẩn đoán và chữa bệnh cho rùa hồ Gươm. Tuy nhiên, cuối tuần này mới có kết luận chính xác về bệnh trạng, giới tính, tuổi thọ… của cụ rùa. >> Bất ngờ vì hồ Gươm có 3 ‘cụ rùa’
Trong một diễn biến khác, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, việc xác định giới tính ở rùa là rất khó vì đây là loài động vật hoang dã, vốn có giới tính không rõ ràng. Ông Hoàng Văn Hà, cán bộ chương trình Bảo tồn rùa châu Á cho biết, việc xác định giới tính rùa được thực hiện dựa trên 3 phương pháp: thứ nhất dựa trên độ dài và to của đuôi. Đuôi của con đực to và dài hơn đuôi của con cái cùng loại. Thứ hai là xác định vị trí của hậu môn. Hậu môn của con đực nằm xa gốc đuôi hơn so với con cái. Cuối cùng là sự khác nhau của yếm. Con đực trưởng thành có yếm lõm, con cái có yếm phẳng (tiêu chí này áp dụng cho một số loài). “trong trường hợp chỉ có 1 cá thể thì việc xác định giới tính là không thể”, ồn Hà bày tỏ. PGS.TS Lê Quang Huấn, trưởng phòng Công nghệ Tế bào Động vật, Viện Công nghệ Sinh học, việc xác định tuổi và giới tính của rùa bằng công nghệ là rất khó. Công nghệ gen chỉ có thể đọc được đó là loài nào, tên gì, có giống với các loài rùa trước đây hay không. Hiện nay, với thông tin hồ Gươm có ít nhất 2 cụ rùa đang sinh sống, ông Nguyễn Ngọc Khôi, lãnh đạo tập đoàn KAT - đơn vị vây bắt cụ rùa ngày 3/4 và có kinh nghiệm nuôi chăm sóc rùa nhiều năm, cho biết ông đã quan sát thấy hai đường tăm rùa cùng lúc nổi trên mặt hồ khi quây bắt, nên đang cho thuyền đi tìm cụ rùa thứ 2. Ý kiến của bạn In bài này Gửi Email
| Đọc nhiều nhất
Lao động Việt ở Lybia
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt Lời ăn tiếng nói của người Hà Nội là một yếu tố tạo nét tinh hoa đặc sắc của văn hiến Việt Nam. Thế nhưng, sự xuất hiện ngày càng nhiều từ lóng trong giới trẻ khiến yếu tố này ít nhiều mai một. | Dành cho quảng cáo Vào dịp đầu năm, người Việt vốn có thói quen đi lễ chùa. Song song với việc làm này là hành động sờ tay tượng phật, tượng thánh thần; nhét tiền vào hòm công đức, các ban thờ, thậm chí cài vào tay, miệng tượng phật, thánh thần… Ý KIẾN ĐỘC GIẢ: >> Đừng hạ thấp sự tôn nghiêm của bậc tôn kính >> Sờ đầu, nhét tiền miệng ngựa thánh cầu may >> Đầu năm ‘đi vay’ nơi không bị phàn nàn >> Thói tùy tiện của Phật tử làm thánh thần hoảng sợ |