Báo điện tử của báo Nông thôn Ngày nay

Thứ sáu, 15/04/2011 13:22
15/04/2011 | 12:54

Sư thầy có duyên làm... MC, ca sĩ

(Dân Việt) - Nghe danh đã lâu, nhưng mãi đến giờ chúng tôi mới có duyên gặp Đại đức Thích Bản Hoan, trụ trì chùa Phúc Linh, huyện An Dương, Hải Phòng. Giới phật tử Hải Phòng luôn ngưỡng mộ vị Đại đức rất có duyên làm... MC và ca sĩ này.

Mối duyên tiền định với cửa Phật

Dường như ở đời ai cũng có mối lương duyên tiền định của mình. Ngay từ nhỏ, chẳng hiểu sao lúc nào thầy cũng thích cảnh thanh tịnh, thích ngửi mùi hương khói nơi cửa chùa. Có lẽ vì thế thầy thường hay theo bà đi lễ chùa. Tiếng chuông chùa, tiếng tụng kinh lúc nào cũng vọng về trong tâm trí trẻ thơ của thầy.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao bằng khen cho Đại đức Thích Bản Hoan.

Nhớ khi còn học ở trường làng, những giờ ra chơi, thay vì nô đùa cùng chúng bạn, thầy hay dùng thước gõ vào bàn học như kiểu gõ mõ. Thế rồi như một mối duyên tiền định, 17 tuổi thầy xuất gia vào cửa Phật trước sự ngỡ ngàng của gia đình, người thân.

Giọng trầm ấm, thầy kể cho chúng tôi nghe con đường tu đạo của thầy: “Năm 1990, chùa làng thỉnh một vị sư về trụ trì, ngoài giờ đi học thầy hay qua lại làm công việc vặt giúp chùa, tối đến lại xuống coi chùa. Những lúc ở chùa, thầy hay lấy sách kinh Phật ra đọc.

Học xong lớp 9, thầy vào chùa tu và theo học lớp bổ túc văn hoá, sơ cấp, trung cấp Phật giáo tại Hải Phòng, rồi Học viện Phật pháp. Sau đó thầy được Thành hội Phật giáo Hải Phòng cử về trụ trì chùa Phúc Linh, xã Đặng Cương, An Dương”.

Duyên làm MC, ca sĩ

Là người vốn có năng khiếu về nghệ thuật nên hè năm lớp 8, thầy tranh thủ xin theo đoàn cải lương Hoa Quỳnh Biển đi biểu diễn khắp nơi và nuôi ý định thi vào trường sân khấu điện ảnh. Nhưng rồi thầy đã chọn cho mình một ngã rẽ định mệnh: Tu vào cửa Phật. Thi thoảng thầy cũng làm MC cho một số sự kiện Phật giáo.

Và duyên bước vào con đường MC chuyên nghiệp lại đến với thầy khi thầy gặp cô Bích Đào - chủ nhiệm lớp đào tạo MC tại Cung Văn hoá Hữu nghị Hà Nội năm 2006. Ấn tượng trước sư thầy đam mê nghệ thuật, cô Bích Đào đã mời thầy tham dự khoá học. Sư thầy Thích Bản Hoan nhớ lại: Mặc dù rất thích, nhưng khi nhận lời tham gia khoá học thầy vẫn thấy run.

Thầy tự hỏi, mình là nhà tu, học cái này có hợp không. Thầy nghĩ, sau này xã hội phát triển, các hoạt động của Phật giáo phát triển, cũng cần có các MC. Các MC khác không có kiến thức thuật ngữ về Phật pháp nên không thể dẫn tốt được, người trong đạo làm MC sẽ tốt hơn. Vì vậy thầy quyết tâm học làm MC.

Là một người xuất gia chỉ quen tụng kinh, gõ mõ nên những ngày đầu làm quen với những môn học như: Tập nói, tập đi trước sân khấu, cách phát âm chuẩn, trang điểm… khiến thầy không ít lần lúng túng và ngại ngùng.

“Trong một lần học môn ngôn ngữ cơ thể, về cách đi đứng trên sân khấu sao cho không phản cảm, thầy đã phải tập đi tập lại rất nhiều lần mới đạt. Bởi mình là nhà tu nên đi đứng cũng có nét đặc trưng”. Sau 4 tháng học, thầy “rinh” được tấm bằng loại giỏi lớp MC khoá XI.

Là một MC “độc” trong giới tu hành, thầy khá tự tin trên sân khấu. Trong một lần dẫn chương trình, do ca sĩ đến muộn, để lấp kịch bản chương trình, thầy đã “biến” mình thành “lính cứu hoả”, tưởng chương trình đó bị “đổ”, ai ngờ kết thúc bài hát khán giả xúc động khóc và một tràng pháo tay vang lên. Kể từ đó, sư thầy nhận ra mình có khả năng ca hát.

Đại đức Thích Bản Hoan hát trong chương trình Xuân mới an khang tới mọi nhà, tại tỉnh Thái Nguyên.

Cách đây không lâu, trong chương trình Đại lễ Phật giáo 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, tại Hải Phòng, thầy đã làm khán giả xúc động với bài hát “Cúc ơi”, đến khi hết bài khán giả vỗ tay rào rào: “Thầy ơi, hát nữa đi”.

Thầy vẫn thường nói, mỗi người có một cách tu khác nhau. Việc thầy dùng âm nhạc để truyền tải đạo đức, triết lý Phật pháp tới công chúng là nhanh nhất trong xã hội hiện đại.

Trước khi hát một bài nào đó, thầy thường giảng đạo, giải thích qua nội dung bài hát. Như trong bài “Cúc ơi”, thầy nói về sự ác liệt của chiến tranh, về vẻ đẹp và sự hy sinh của các cô thanh niên xung phong bị bom đạn Mỹ vùi lấp tại Ngã ba Đồng Lộc, không tìm thấy xác.

Hay khi đi giảng đạo, thầy hay hát và dạy mọi người bài “Chuyện ngày xưa” của mẹ trong các dịp lễ Vu Lan. Thầy có mối quan hệ thân thiết với giới ca sĩ, MC nổi tiếng, nhưng thầy không lấy đó làm “bệ phóng” cho mình. Bởi theo thầy, người tu hành không màng tới danh lợi, chỉ mong tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho mình.

Nhờ những mối thân quen ấy mà thầy thường mời được những ca sĩ nổi tiếng về hát công đức. Theo thầy, mời ca sĩ nổi tiếng về sẽ thu hút được đông đảo khán giả tới tham dự, giúp Phật pháp gần với đời sống người dân hơn. Không chỉ dẫn các chương trình phật giáo ở Hải Phòng, sư thầy còn tham gia các chương trình Phật giáo tại Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Yên Bái, Hải Dương, Hưng Yên… Thầy còn được Đài Truyền hình Việt Nam mời dẫn chương trình Đất và người Tiên Lãng, Hải Phòng…

Năng nổ với hoạt động thanh niên

Là thành viên trong Hội Liên hiệp Thanh niên Hải Phòng, sư thầy Thích Bản Hoan luôn tâm niệm hướng thiện cho thanh niên sống và làm việc theo pháp luật. Đại đức đã đứng ra thành lập CLB thanh niên Phật tử, tập hợp những bạn trẻ có tín ngưỡng đạo Phật để nghe giảng giải về các triết lý, đạo Phật, mời các chuyên gia tâm lý giảng giải cho các thanh niên về kỹ năng giao tiếp, ứng xử và sức khoẻ sinh sản vị thành niên, mời vũ sư về dạy nhảy cho các bạn trẻ.

Là người tu hành làm MC, khó nhất là việc giới thiệu chức danh các vị đại biểu, quan chức chính quyền địa phương, vì nếu không để ý rất hay bị nhầm lẫn...

Dường như chẳng lúc nào thầy không tâm huyết với đời, với lớp trẻ. Chính vì vậy năm 2006 Đại đức Thích Bản Hoan được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao tặng bằng khen trong lễ tuyên dương 75 thanh niên xuất sắc tiêu biểu của cả nước. Năm 2010, sư thầy là 1 trong 53 gương thanh niên tiêu biểu của khu vực phía Bắc được biểu dương trong hành trình Thanh niên làm theo lời Bác, sống đẹp vì cộng đồng.

Vừa qua, thầy cùng Hội Liên hiệp Thanh niên Hải Phòng và một số CLB tại Hà Nội và Hải Phòng tổ chức Chương trình Mùa đông ấm - Hà Giang năm 2011, trao tặng quần áo và quà Tết cho đồng bào huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Tham gia cùng Hội MC trẻ Hà Nội trao tặng quà Tết cho người nghèo tại huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.

  • Tin nổi bật
  • Tin đọc nhiều nhất
  Bình chọn
  • Theo bạn, có bao nhiêu cụ Rùa ở Hồ Gươm
  •   Một
  •   Hai
  •   Nhiều hơn nữa
Thực đơn để sinh ra em bé khỏe mạnhCó nên dùng phương pháp thực dưỡng cho trẻ?Ăn mặn sẽ hủy hoại nhan sắcNghi án con rơi của vua Thiệu Trị2 năm nữa, Trung Quốc sẽ bán 'sữa mẹ nhân tạo'Ảnh đẹp: Cóc ‘làm tình’, bướm cựa mình chui khỏi kénKwon Sang Woo: “Ngày nào tôi cũng nói yêu con tới 10 lần”Toát mồ hôi trốn con để làm 'chuyện ấy'Lạ kỳ chuyện người chết sống lại Bên trong Cung điện của Nữ hoàng Anh'Quậy' trạm y tế sau khi vợ qua đời vì cao huyết ápChăm sóc cha mẹ mùa nóngBà mẹ nặng 275kg Những bài thuốc chữa bệnh từ hoa đạiNhiễm độc ánh nắng và nỗi buồn tàn nhangBị mất trí nhớ vì ăn ngao có tảo độcCủ cải chữa ho lâu ngàyBS kể chuyện quý ông đi làm đẹp 'vùng kín' Trám trắng giải độc, trị hoNgười ngoài hành tinh là thủ phạm tàn sát hơn 8.000 con bò?
'; ABDZone[1] = ''; rotatorAdNetwork("ADBCookie", ABDZone);