Hiền Thục làm gái bao hay truyền thông bán rẻ ngòi bút?
“Nếu muốn “ném đá” một ngôi sao nào đó, từ giờ tôi sẽ lập nick trên một diễn đàn và tha hồ làm trò với truyền thông”. – Đó là kết luận rút ra từ rất nhiều người sau khi có bài báo nghi vấn Hiền Thục làm gái bao.
 
Hiền Thục - hổng ngán đâu!

Chỉ cần 1 phút đề làm trò với truyền thông

Sau khi biết thông tin bài báo “Hiền Thục và nghi án gái bao” xuất phát và lấy cơ sở duy nhất từ hai thành viên trên webtretho, ngay lập tức các diễn đàn mạng dấy lên một phong trào mới: lập  nick để “ném đá” người nổi tiếng. Trên thực tế, phong trào này là để phản đối cách viết vô trách nhiệm của bài báo “Hiền Thục và nghi án gái bao”.

Vì sao thế? Bởi ai ai cũng biết mức độ tin cậy của thông tin trên các diễn đàn không phải là cao. Để có một  nick trên diễn đàn, tất cả thao tác cần làm chỉ mất chưa đầy 1 phút. Các thông tin cá nhân của thành viên trên diễn đàn cũng  tương đối mù mờ. Bởi thế mới có chuyện trên các diễn đàn mua bán, rất nhiều thành viên lập nick để lừa tiền các thành viên khác. Các nạn nhân chỉ biết ngậm ngùi mà ân hận vì sự cả tin của mình.

Nói như thế để thấy rằng, không thể khẳng định các thông tin trên diễn đàn là thông tin xác thực. Ngay cả các thành viên các diễn đàn đôi khi cũng thừa nhận, họ có thể phát ngôn vui đùa bởi ở đó, họ có những người bạn ảo của mình. Họ trò chuyện với nhau để chia sẻ kinh nghiệm, làm quen chứ không phải để cung cấp thông tin cho báo chí. Họ không có trách nhiệm phải ấn dấu đỏ vào “lời khai” của mình trên diễn đàn.


Thế nhưng bài báo “Hiền Thục và nghi án gái bao” lại tuyệt đối hóa những nhận xét trên diễn đàn và coi đó là thông tin hệ trọng. Người viết dựa vào 3 dẫn chứng sau:

“Mợ này làm gái bao cho 1 anh đại gia đã có gia đình, chủ 1 công ty may mặc ngoài Đà Nẵng mấy năm nay. Con gái của Hiền Thục bây giờ gọi anh này bằng ba. Anh này cưng Hiền Thục lắm, mua nhà, xe, sắm sửa đủ thứ. Vừa rồi anh này cài máy ghi âm trong xe, nghe nàng lả lơi với bao nhiêu anh trong Sài Gòn, tức quá nên quậy 1 trận te tua." – theo lời một thành viên

Thành viên hoatamxuando cung cấp thêm thông tin: "Hồi trước gái Hiền Thục này có 1 căn Cantavil. Em thấy ở ngoài cũng xinh xắn, trắng trẻo lắm. Đúng là em ý đang cặp đai gia thật nhưng không biết có phải là vợ bé hay không thôi. Em ý kể hồi xửa xưa nghèo lắm mà giờ không thiếu thứ gì”.

Và cộng với thông tin mang tính chất “tai nghe” là: “Người ta vẫn nhìn thấy Hiền Thục "diễn trò yêu đương" ở sân bay Tân Sơn Nhất. Hiền Thục và một người đàn ông đứng ở bãi đậu xe, quấn lấy nhau và trao hôn”.

Nếu xét lại tất cả những dẫn chứng mà tác giả bài viết này đưa ra thì không một thông tin nào có sức nặng. Hai ý kiến từ diễn đàn (độ tin cậy thấp) và một thông tin không bằng cớ (chỉ có tính chất tai nghe). Vậy mà từ 3 dẫn chứng không bằng cớ ấy, người viết đưa ra một nghi án làm ảnh hưởng tới danh dự của người khác.

Đó là chưa nói nếu việc Hiền Thục yêu đại gia thì cô cũng không thể bị gọi là “gái bao” như cách mà tác giả bài viết dùng từ.

Thiết nghĩ, nếu cứ với cách lấy bằng cớ như thế này của nhà báo, các thành viên diễn đàn sẽ tha hồ mà làm trò với truyền  thông. Muốn “dìm hàng” một ai đó, chỉ cần lên mạng, vào một diễn đàn, lập một nick thành viên và tha hồ “quăng mồi” để “nhử” truyền thông. Nếu cứ như thế thì hẳn người nổi tiếng nào rồi cũng sẽ đến lúc trở thành gái bao, đồng tính, ăn chơi…

Các thành viên diễn đàn nói gì?

Thời gian gần đây, diễn đàn trở thành một nguồn cung cấp thông tin khá bổ ích đối với báo chí. Không ít các bài báo sử dụng các nhận xét, đánh giá của các thành viên trên diễn đàn để làm dẫn chứng cho những biện luận của mình. Điều đó không sai bởi diễn đàn là nơi mọi người tự do trao đổi, bày tỏ quan điểm và trao đổi cùng các thành viên khác. Nếu theo dõi một diễn đàn bàn luận về vấn đề nào đó, người đọc rất dễ đưa ra cái nhìn toàn diện và tổng quát.


Thế nhưng hiện nay, báo  chí mới chỉ sử dụng các nhận xét của thành viên diễn đàn để dẫn chứng cho một thái độ của các cá nhân về vấn đề gì đó. Những phát ngôn của các thành viên trên diễn đàn thường bày tỏ quan điểm về một vấn đề đang gây tranh cãi chứ không mang tính chất thông tin. Ví dụ về vụ việc Hoàng Anh – Hồng Ánh, có rất nhiều người bênh vực diễn viên Hồng Ánh nhưng lại rất nhiều người đồng tình với cách ứng xử của Hoàng Anh. Mỗi thành viên sẽ đưa ra nhận định cá nhân của mình. Những nhận xét như thế này không ảnh hưởng quá nhiều tới nhân vật bởi đó là quyền đánh giá tự do của mỗi người. Báo chí có thể nhắc sử dụng những nhận xét này để có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề đang gây tranh cãi.

Nhưng trong bài báo “Hiền Thục và nghi án gái bao”, tác giả bài báo này đã lạm dụng diễn đàn một  cách thái quá. Rõ ràng trong trường hợp này, nhà báo cần xác minh lại độ tin cậy của thông tin đến đâu. Có thể xác minh thông qua nhân vật chính được nhắc đến, những người bạn xung quanh cô… Hoặc chí ít cũng cần phải xác minh danh tính của thành viên trên diễn đàn vừa đưa ý kiến để xem quan hệ của người đó với Hiền Thục đến đâu mà và thông qua đó xác định độ tin cậy của thông tin.

Từ cách xử lý thông tin cẩu thả của bài báo “Hiền Thục và nghi án gái bao”, rất nhiều diễn đàn đang phản đối cách làm báo hiện nay. Họ cho rằng việc đưa nhận xét như thế là hồ đồ và thậm chí các bài báo không có quyền sử dụng phát ngôn của họ trên các diễn đàn nếu chưa có sự đồng ý của chủ nhân. Các thành viên cũng cho rằng việc bị báo chí soi mói quá nhiều khiến không gian trao đổi của họ bị ảnh hưởng và thực sự không còn mang tính chất diễn đàn nữa. Nếu tình trạng này tiếp dẫn, các thành viên nghiêm túc sợ rằng các diễn đàn sẽ bị nhiều người lợi dụng vì mục đích cá nhân.
 
Theo 2Sao
E-mail người nhận:
Họ tên người gửi:
E-mail người gửi:
Nội dung:
Ý kiến của bạn
E-mail |  Bản In |  Chia sẻ  
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu và không quá 1000 chữ
Tin khác
,
,
© Báo VietNamNet, số 4 Láng Hạ , Quận Ba Đình, Hà Nội.
Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông.
Số giấy phép: 1285/GP - BTTTT cấp ngày 27/8/2008. Tổng Biên Tập: Bùi Sỹ Hoa.
® Ghi rõ nguồn "VietNamNet" khi phát hành lại thông tin từ website này.
,