Đeo mác 'bảo vệ' là có quyền đánh người?

- Liên quan đến nhiều vụ việc người dân, khách hàng tố bị bảo vệ hành hung gần đây, dư luận khá bức xúc rằng, liệu quyền hạn của người bảo vệ đến đâu để có thể thẳng tay 'đàn áp' dù chuyện chưa phân rõ trắng đen?

TIN BÀI KHÁC

Bảo vệ quán cơm đánh khách đến nhập viện
Vụ bảo vệ quán cơm đánh người dã man gây bức xúc dư luận trong một thời gian dài xảy ra vào tối 30/7/2010. Người dân đã rất bất bình khi hàng loạt bảo vệ của Cty TNHH MTV DV bảo vệ môtô Thành Công đã dùng roi điện, dùi cui đánh không thương tiếc một Việt kiều và khi một người dân khác vào can ngăn cũng đã bị “xơi đòn”.

Nạn nhân là ông Lê Văn Ngai (Việt kiều Hà Lan, ở Quận 7, TP HCM). Tối 30/7, sau khi ăn tại quán cơm Minh Đức (P. Phạm Ngũ Lão, Quận 1), ông đưa thẻ xe cho một bảo vệ nhờ dẫn xe để ra về. Nhưng bảo vệ nói ông tự qua bên đường lấy xe. Lời qua tiếng lại, ba bảo vệ có mặt lúc đó đã lao vào dùng roi điện chích, dùi cui đánh liên tục vào người làm ông Ngai bất tỉnh, phải nhập viện cấp cứu.

Về vụ việc này, bạn đọc Minh Duy đã tỏ ra bức xúc trên mục phản hồi của báo Lao Động: “Bảo vệ được cấp công cụ hỗ trợ bừa bãi. Bảo vệ quán cơm thôi, sao lại được trang bị roi điện, dẫn đến việc vô tư chích roi điện vào người khác?”.

Trước đó, vào ngày 10/6/2010, một người dân khác cũng đã có đơn khởi kiện ra TAND quận 12 (TP.HCM) vì bị bảo vệ đánh đập không thương tiếc.

Theo đơn khởi kiện, bà Nguyễn Thị Kim Định (Quận 12, TP HCM) trình bày: Vào chiều ngày 18/5, bà Định đi vào siêu thị Metro Hiệp Phú (TP.HCM) để mua hàng. Đến khi hàng hóa được đưa qua cửa an ninh thì máy soi chiếu phát ra tín hiệu, từ đó bảo vệ siêu thị xác định bà là đối tượng bị kiểm tra. 

Ngay sau đó, bảo vệ siêu thị yêu cầu bà Định cho khám người, bà đồng ý cho khám xét nhưng yêu cầu phải có phòng riêng, phải lập biên bản kèm theo với chứng kiến của đại diện Ban giám đốc. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra, bà bỏ ra về thì bị bảo vệ hành hung, lôi vào một căn phòng rồi lấy bộ đàm đánh vào đầu. Sau sự việc bị lột đồ, đánh đập, bà Định đã đề nghị lãnh đạo siêu thị lập biên bản vụ việc nhưng không được giải quyết thỏa đáng. 

Từ bức xúc trên, hành khách này đã phải nhờ đến pháp luật để trả lại danh dự cho mình.
Bảo vệ siêu thị tát khách hàng ngất xỉu
Hãi hùng hơn là chuyện bảo vệ siêu thị ở Khánh Hòa thẳng tay tát khách hàng là một em học sinh đến ngất xỉu mới chịu buông tha. Câu chuyện bắt đầu vào tối 14/5/2010. Em Nguyễn Ngọc Bích Nhi (HS lớp 12 Trường THPT Lý Tự Trọng, TP Nha Trang, Khánh Hòa) cùng hai em ruột là Huy (14 tuổi) và Ly (16 tuổi) đến Trung tâm thương mại Maximark Nha Trang chơi trò chơi điện tử. Khi ra về, Huy bắt dế ở khu vực giữ xe và tự ý lấy vỏ chai nhựa của nhân viên bảo vệ để đựng dế.

Nạn nhân trong vụ bị bảo vệ Maximark Nha Trang hành hung (Nguồn: Lao động)

Thấy vậy, một nhân viên bảo vệ cảnh cáo, túm cổ áo Huy. Khi Nhi vào cứu em thì bị nhóm bảo vệ này đóng cửa và hành hung. Bảo vệ đã tát mạnh 2 cái vào đầu và mặt Ly, mấy bảo vệ khác cũng xông đến tới tấp vừa đánh, vừa chửi các em.
Khi thấy nạn nhân bị ngất xỉu họ mới dừng.
Về vụ việc đầy tai tiếng này, giám đốc siêu thị Maximark Nha Trang Đoàn Thị Thọ cũng phải thừa nhận: “Chúng tôi đã xin lỗi gia đình nạn nhân, dù bất cứ tình huống nào xảy ra, nhân viên bảo vệ siêu thị đánh khách hàng là sai”.
Lùm xùm trên một chuyến bay
Vụ việc ồn ào dư luận gần đây nhất là vụ “đôi co” giữa hãng hàng không quốc gia và một khách hàng. Vào tối 18/4/2011, trên chuyến bay VN1169 của hãng hàng không Vietnam Airlines, từ Hà Nội vào TP.HCM.

Ở chuyến bay này, hãng hàng không quốc gia đã bị “tố” là có hành vi hành hung nặng nề đối với hành khách là HLV Lê Minh Khương, Trưởng đội tuyển Taekwondo Việt Nam và người thân của ông.

HLV Lê Minh Khương và vụ lùm xùm với Vietnam Airlines (Nguồn: Dân Việt)

Trong khi đạo diễn Trần Lực và ca sỹ Quang Hà có mặt trên chuyến bay này đã khẳng định HLV Lê Minh Khương bị đánh, hành hung thì Bà Eileen Tan, quốc tịch Singapore, hiện là Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân Singapore tại TP.HCM lại phủ nhận hoàn toàn thông tin trên. Lời kể của các nhân chứng có mặt trên chuyến bay hôm ấy còn nhiều tình tiết mâu thuẫn nhau khiến sự cố này càng trở nên ồn ào và đến nay chưa ngã ngũ.

Từ lâu nay, nhiều công ty, ngân hàng, siêu thị... đã thuê nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp để bảo vệ tài sản, giữ gìn an ninh trật tự. và hiện tại cũng rất nhiều trung tâm vệ sĩ được khai trương.

Những nhân viên này thuộc các công ty làm dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp. Một tổ trưởng bảo vệ của một công ty vệ sĩ đã cho biết trên Thanh niên: “Nhiệm vụ của họ là bảo vệ vật tư, thiết bị và an ninh trật tự trong phạm vi khu vực thi công. Trước khi nhận nhiệm vụ, họ chỉ được học nội quy chứ không có trường lớp nào đào tạo làm bảo vệ”.


Châu Lan (tổng hợp)

E-mail người nhận:
Họ tên người gửi:
E-mail người gửi:
Nội dung:
Ý kiến của bạn
E-mail |  Bản In |  Chia sẻ  
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu và không quá 1000 chữ
Tin khác
,
,
© Báo VietNamNet, số 4 Láng Hạ , Quận Ba Đình, Hà Nội.
Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông.
Số giấy phép: 1285/GP - BTTTT cấp ngày 27/8/2008. Tổng Biên Tập: Bùi Sỹ Hoa.
® Ghi rõ nguồn "VietNamNet" khi phát hành lại thông tin từ website này.
,