Cận cảnh "chốn hưởng lạc" của "bà cố vấn" Trần Lệ Xuân
- Biệt điện Trần Lệ Xuân được xây dựng từ năm 1958 theo một kiến trúc độc đáo với những trang thiết bị xa hoa, lộng lẫy, hiện đại bậc nhất lúc bấy giờ.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Đến nay, khu biệt điện còn chứa đựng nhiều điều bí ẩn chưa thể giải mã. Đây cũng là chốn ăn chơi hưởng lạc số một của Đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân khi còn sống dưới chế độ Việt Nam cộng hòa.
Không phải ngẫu nhiên mà biệt điện Trần Lệ Xuân được lựa chọn xây dựng tại địa điểm số 2 Yết Kiêu, phường 5, TP Đà Lạt (Lâm Đồng).
Theo nhiều nhà nghiên cứu, lý do chính để gia đình họ Ngô lựa chọn đây làm chốn hưởng lạc là toàn bộ khu vực biệt điện hội tụ đầy đủ các yếu tố về “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Biệt điện nằm trọn trên một quả đồi cao cách xa trung tâm thành phố Đà Lạt; có ba mặt tiền; gần sân bay quân sự Cam Ly; xung quanh khu vực là nơi sinh sống của nhiều tướng lĩnh dưới quyền…
Khu biệt điện có 3 biệt thự tách biệt là Hồng Ngọc, Bạch Ngọc và Lam Ngọc. Trong đó biệt thự Lam Ngọc được chia làm hai khu (Lam Ngọc 1 và Lam Ngọc 2) là nơi Trần Lệ Xuân dùng để sinh sống và làm việc.
Biệt thự Hồng Ngọc được Đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân xây dựng tặng riêng cho cha ruột là Trần Văn Chương. Tuy nhiên, do mâu thuẫn cha con mà Trần Văn Chương chưa một lần bước vào biệt thự Hồng Ngọc, cũng chưa từng công nhận đây là biệt thự của mình.
Trong mỗi biệt thự chia ra thành những phòng nhỏ, có phòng làm việc, phòng ngủ và nơi dành riêng cho khiêu vũ được thiết kế thông với nhau bằng các ô cửa. Tất cả các trang thiết bị trong phòng đều được nhập từ các nước phương Tây nên rất hiện đại.
Vào những ngày cuối tuần, Trần Lệ Xuân thường cùng người nhà và các tướng lĩnh đến nghỉ ngơi, ăn uống tại biệt thự Bạch Ngọc.
Đáng chú ý, tại vườn Nhật Bản, ngoài hoa cây cảnh được trang trí hài hòa với thiên nhiên và kiến trúc biệt điện còn có một ang nước hình bản đồ Việt Nam.
Ang nước bị chia làm đôi bởi một chiếc cầu nhỏ bắc qua một dòng nước tượng trưng cho tham vọng của gia đình họ Ngô là muốn chia đôi đất nước lúc bấy giờ.
Trước biệt thự Bạch Ngọc, Trần Lệ Xuân cho xây dựng một bể bơi lớn, chỗ nước sâu nhất lên tới 2,2m nhưng không phát hiện hệ thống làm nóng nước.
Nhiều người cho biết, với thời tiết lạnh như Đà Lạt cách đây gần 60 năm thì không thể tắm nước tự nhiên. Nhưng cũng không thể cho người đun nóng gần 300m3 nước đổ xuống bể cho mỗi lần tắm. Đây đang là một điều hết sức bí ẩn mà đến nay vẫn chưa một ai đưa ra cách lý giải thuyết phục.
Năm 1963, cuộc đảo chính xảy ra, Trần Lệ Xuân cùng các con bay sang Mỹ sinh sống, bỏ xa chốn xa hoa, được ví là “đệ nhất trời Nam” này.
Bee.net.vn xin giới thiệu một số hình ảnh về biệt điện Trần Lệ Xuân:
Biệt thự Lam Ngọc 1 nơi Trần Lệ Xuân dùng làm nơi sinh sống và làm việc |
Biệt thự Hồng Ngọc được Trần Lệ Xuân xây tặng cho cha là Trần Văn Chương |
Tại vườn Nhật Bản có một cái ang nước hình bản đồ Việt Nam (ở giữa là Chùa Một Cột - tượng trưng cho Hà Nội) |
Một góc vườn Nhật Bản |
Du khách tới tham quan về tiểu sử Trần Lệ Xuân tại biệt thự Lam Ngọc |
|
Tủ lạnh trong phòng của Trần Lệ Xuân |
Tủ sắt trong phòng Trần Lệ Xuân tại biệt thự Lam Ngọc |
Bồn tắm của Trần Lệ Xuân |
Đường dẫn ra bể tắm tại biệt thự Bạch Ngọc |
Bể tắm của Trần Lệ Xuân còn nhiều điều bí ẩn |
Khắc Lịch