Thứ ba, 26/4/2011, 09:31 GMT+7

Một ngàn đồng

Sống và làm việc ở nước ngoài, xa quê tôi rất nhớ, rất hay về thăm quê cũng như luôn tìm kiếm những cơ hội để có thể về quê hương làm ăn, sinh sống, phục vụ đất nước.

Tôi rất thích uống cà phê. Ở Sài Gòn rất nhiều quán ăn trưa, cà phê rất ngon, không gian rất đẹp và phục vụ cũng rất lịch sự. Qua đó tôi thấy rằng đất nước tôi đang ngày một tiến bộ rõ rệt về kinh tế và văn hóa tiêu dùng, văn hóa kinh doanh.

Về nước lần này tôi ghé một quán cà phê ở Quận Phú Nhuận, rất phong cách, không gian, âm nhạc phù hợp với doanh nhân, nhân viên công sở. Đồ ăn thức uống ở đây rất ngon, nhân viên phục vụ rất lịch sự. Tôi cảm thấy hài lòng và thoải mái khi thưởng thức cà phê ở đây cùng bạn bè.

Nhưng có một sự việc làm tôi rất ngạc nhiên bởi vì tôi không nghĩ ở một nơi văn hóa cao như thế này vẫn tồn tại: Hóa đơn thanh toán của tôi hết 219.000 VND, tôi đưa cho nhân viên 220.000 VND, tôi đợi hoài vẫn không thấy nhân viên thối lại cho tôi 1.000 VND. Ở Nhật Bản, dù một yên (khoảng 250 VND) người bán cũng thối và người mua cũng nhận. Tôi ra về với bao nhiêu suy nghĩ lo lắng. Tôi muốn đưa ra một lý giải và hệ quả của vấn đề này.

Thứ nhất, hành động đó rõ ràng là không tôn trọng tài sản của khách hàng. Hậu quả của việc này chắc các bạn cũng hiểu.

Thứ hai, tôi muốn nói một điều quan trọng hơn, việc anh nhân viên không thối cho tôi một ngàn đồng như một mặc định có lẽ anh ta cho rằng giá trị của 1.000 VND quá bé.

Ở Việt Nam lần này, tôi bắt gặp khá nhiều lần tờ 500VND lăn lóc ở góc đường, góc nhà mà hình như không ai thèm lượm. Vâng, nếu thế thì đúng là tờ 500 VND không ai thèm nhặt cũng phải. Đây là một điều rất nguy hiểm bởi các hệ lụy mà tôi sẽ trình bày sau đây:

- Lạm phát: Thời gian rất nhanh thôi, tôi thấy tờ 100 VND đã chết, rồi đến tờ 200 VND.

Lạm phát có nhiều nguyên nhân, nhưng chính hành vi sử dụng đồng tiền, hành vi xem nhẹ đồng tiền của người dân cũng gây nên trượt giá và lạm phát.

Ở Nhật Bản đồng xu một yên vẫn tồn tại mấy chục năm nay và chưa có dấu hiệu nó sẽ mất đi. Còn ở Việt Nam, nếu chúng ta vẫn còn hành vi thiếu tôn trọng đồng tiên, rất nhanh thôi tờ 500 VND sẽ chui xuống gầm bàn, gầm ghế, bãi rác.

- Trượt giá: Chúng ta xem nhẹ giá trị 500VND, thế thì hôm nay các bạn mua bó rau mười ngàn đồng, ngày mai mua bó rau mười ngàn năm trăm đồng cũng được, vậy bó rau đó rất nhanh chóng nhảy lên mười một ngàn mà chúng ta "vẫn chấp nhận được". Đấy, chính chúng ta gây nên tình trạng trượt giá.

- In tiền: Khi lượng tiền mất đi, Chính phủ phải chi phí để in thêm tiền, in tiền mệnh giá cao hơn. Thực sự những chi phí của chính phủ cuối cùng cũng chính chúng ta phải gánh chịu. Bởi vì nếu không chi phí, số tiền đó của chính phủ sẽ đầu tư lại cho cơ sở hạ tầng, cho phúc lợi xã hội phục vụ chúng ta.

Thứ ba, thái độ khách hàng (như tôi) cũng quá dễ dãi, tôi xin biện minh cho mình một chút là tôi ở nước ngoài nên tình huống bất ngờ làm tôi hơi lúng túng. Nếu dễ dãi có thể sinh ra văn hóa "cố tình tính nhầm hóa đơn" không chừng.

Một lần nữa tôi muốn nhắc lại: "Ở Nhật Bản, dù một yên ( 260 VND) người bán cũng thối lại và người mua cũng nhận, mấy chục năm qua đồng một yên vẫn tồn tại và tôi chưa thấy dấu hiệu nó sẽ bị chết đi!"

Thân,

Hoàng Đại Nghĩa

Ý kiến bạn đọc () Sắp xếp theo:

REPLY

ĐỪNG CÓ SUỐT NGÀY SO BÌ VỚI NƯỚC NÀY NƯỚC NỌ. MỖI NƯỚC MỘT CÁCH SỐNG KHÁC NHAU

( LI TIU LONG )


Văn hoá Việt

Bạn nói rất hay, tôi cũng thường nghĩ không biết bao giờ người Việt mình mới thay đổi được những thói quen tốt như người Nhật đây, văn hoá xếp hàng, sự vô ý thức và thói quen lãng phí...

( me_cu_ti )


hành vi của người việt nam xem thường những đồng tiền có mệnh giá nhỏ

Tôi đồng quan điểm với anh Hoàng đại Nghĩa với việc nhân viên trong một cái quán gọi là lịch sự có văn hoá nhưng hành động lại thiếu đi tính chuyên nghiệp của văn hoá đó, nhưng điều đó cũng thấy không chỉ những nơi như vậy hành động như thế mà ngay cả nhân viên ngân hàng cũng làm như thế với tôi, dù ít hay nhiều những người đó làm mất đi giá trị của đồng tiền, và kêu ca rằng giá cả tăng lên và lạm phát cũng bắt đầu từ đó.

( nguyễn văn tuấn )


Lạm phát và 1000 vnd

Thực ra chẳng cần phải nhắc đến cụm từ Lạm phát thì người thu tiền mới có "thói quen" cố tình quên giả lại tiền thừa cho khách dù là không ít, thậm chí là vài Nghìn đồng. Lái xe taxi là 1 trường hợp cụ thể mà rõ ràng tiền cước chỉ là 77.000 vnd nếu đưa 80.000 vnd thì việc trả lại 3.000 vnd là hiếm. Còn việc thanh toán 119,000 cho 1 cái áo ở cửa hàng N&M, khi tôi đưa 120,000 thì nhân viên thu ngân sẵn sàng nói cho em 1.000 nhé. Thiết nghĩ mọi việc đều là thói quen nhưng gây không it khó chịu từ phía người trả tiền mà đáng ra họ phải được nhận đủ tiền trả lại dù là 1.000 vnd

( KVN )


Biet lam sao

Bai viet cua ban hay qua, ban toan so sanh nguoi dan nhat ban cach song nguoi nhat ban, nhung tat ca la tu chinh quyen ma ra. sao ban khong so sanh cach lanh dao cach dieu hanh dat nuoc nhat ban xem sao. chung toi chi la dan thuong song va lam viec theo phap luat thoi chu co hieu duoc sau xa dau.

( le hoan )


đồng tình

bài viết rất hay nhưng nếu chỉ một cá nhân hay một nhóm nhỏ phản ánh thì không có tác dụng gì hết....bản thân tôi cũng gặp khó khăn khi sử dụng những tờ tiền mệnh giá nhỏ mà không được nhiều chỗ bán hàng chấp nhận.....chỉ cần một chỗ không nhận thì những chỗ khác cũng dựa vào đó mà không chấp nhận, dẫn đến một dây chuyền như bạn đã nói....đã từng nghe nói đến việc không chấp nhận một số tờ tiền ở Việt nam sẽ bị xử phạt nhưng nhiều nơi vẫn xảy ra tình trạng đó......

( Trúc )


Tiền Mất giá

Tôi thấy ý kiến của bạn rất hay. Ở VN hiện nay tờ 5000 VND đã là không mua được gì nói chi là 500VND, 1000 VND, 2000VND, bởi vậy bạn thấy nó nằm rơi vãi ngoài đường là chuyện đương nhiên. Tôi nhớ những năm 90 trong túi có 10.000VND là có thể mua được nhiều thứ, còn hiện nay 100.000VND bạn có thể không mua được gì nhiều. Điều đó cho thấy đồng tiền VN đang trượt giá rất nặng nề. Mong sao chính phủ có giải pháp màu nhiệm để vực dậy giá trị của đồng tiền VN của chúng ta.

( Hùng - Sơn )


1000 đồng

cảm ơn bài viết có giá trị.

( Vuong )


Bài viết rất có ý nghĩa!

Bài viết rất có ý nghĩa, mình tán thành với ý kiến của bạn. Đúng là văn hóa của người Việt bấy lâu nay không coi trọng những đồng tiền nhỏ.

Nếu trong trường hợp bạn đi tiếp khách, mà cùng khách đứng đợi 1000vnd thối lại thì thói quen (có thể đã trở thành văn hoá) coi nhẹ những đồng tiền nhỏ ở việt nam dễ khiến bạn ngại ngùng khi đứng đợi tiền trả lại cùng khách... Chính vì người nhân viên đã gặp rất nhiều khách hàng tự động không nhận tiền trả lại giá trị nhỏ nên cũng mặc nhiên lờ khoản tiền thừa của bạn đi.

( Phương Anh )


Hoàn toàn đồng ý

Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn. Ngay cả siêu thị, nhà sách, ngân hàng cũng dần khai tử các tờ tiền mệnh giá nhỏ. Tiền nào cũng là tiền (dù giá trị nhỏ hay lớn) nhưng tiền mệnh giá nhỏ lại bị từ chối giao dịch thì thật là ... Vấn nạn này không biết phải khắc phục ra sao?

( Nguyễn Trọng Nghĩa )


Cảm ơn vì bài viết của bạn

Tôi cũng đã từng sống ở Nhật một thời gian và tôi hoàn toàn ủng hộ những nhận xét và phân tích của bạn.

Tôi hi vọng những ai sau khi đọc được bài viết này sẽ biết coi trọng đồng tiền hơn.

Tôi tin rằng nếu mọi người hiểu ra được cái cốt lõi của vấn đề thì tình trạng lạm phát của nước mình sẽ giảm.

( Nguyễn Mạnh Hà )


Im lặng là hơn

Khi tác giả viết "Lạm phát có nhiều nguyên nhân, nhưng chính hành vi sử dụng đồng tiền, hành vi xem nhẹ đồng tiền của người dân cũng gây nên trượt giá và lạm phát." thì chỉ xin nhắc lại vớí tác giả thành ngữ: " Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe"

( Quang )


Vấn đề Nhức Nhối

Tôi thấy người Việt Nam bị bệnh "sĩ", xem nhẹ giá trị đồng tiền. Cho nên dẫn đến những tình trạng trên.

( Nguyen van Bang )


Cảm ơn!

Cảm ơn bạn Nghĩa, bài viết rất hay, rất thực tế. Tôi cũng mong mọi người nên coi trọng hơn giá trị của đồng tiền, đặc biệt những loại tiền có mệnh giá thấp. Hãy góp một phần nhỏ bé vào việc giảm lạm phát trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

( Nguyen Van Hoang )


Cảm ơn tác giả về bài viết hữu ích!

Trong cuộc sống đôi khi chúng ta quên đi những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt đó nhưng hệ quả của nó thì như tác giả đã nói, vô cùng lớn!
Giá như ai cũng có suy nghĩ như tác giả bài viết thì xã hội chúng ta sẽ tốt biết bao...

( H.Tân )


Quá chính xác

tôi rất đồng tình với bài viết của tác giả.

Lạm phát có nhiề nguyên nhân, sự tăng giá của những mặt hàng thiết yếu như săng, điện không móc túi thêm của một người dân bình thường bao nhiêu nhưng sự tăng giá của những sản phẩm tiêu dùng thường xuyên nhu ru, thịt, muối mắm.... rất nhiều các mặt hàng lại lây đi của chúng ta rất nhiều do chúng luôn luôn dùng nó hàng ngày hàng giờ.

Lạm phát luôn là một bài toán khó giải, nhưng tâm lý coi nhẹ đồng tiền theo tôi đóng góp một phần khá lớn cho lạm phát gia tăng. Chúng ta sẽ quá dễ dàng chấp nhận khi mà hôm nay chúng ta mua một mớ rau với giá cao hơn 500 vnd và 1 tuần sau chúng ta lại dễ dàng chấp nhận tình trạng này lặp lại vì khi coi nhẹ 500 vnd chúng ta đã nghĩ 500vnđ chẳng đáng gì.

Văn hoá tiêu dùng của người tiêu dùng và lương tâm của người kinh doanh là vô cùng quan trọng.

Tôi nghĩ rằng bình ổn giá ko chỉ có điện, xăng dầu mà nên có biện pháp bình ổn từ những mặt hàng tưởng là nhỏ nhất như mớ rau, quả chanh nhưng đó là những thứ chúng ta lại sử dụng rất thường xuyên và liên tục.

Để làm đc điều này thì ý thức tôn trọn giá trị đồng tiền là vô cùng quan trọng. Chỉ khi ta tôn trọng giá trị của đồng tiền thì ta mới biết quý trọng giá trị của nó.

Bên cạnh đó ý thức và trách nhiệm của từng người dân với nền kinh tế cũng rất quan trọng. Ai cũng phải tiêu dùng, bạn bán hàng này thì phải đi mua hàng khác. vậy nếu mỗi một người làm ăn kinh doanh tự có ý thức bình ổn giá của mặt hàng mình sản xuất, kinh doanh thì sẽ tạo nên được sự ổn định giá của toàn xã hội và ngược lại ai ai cũng muốn tăng giá sản phẩm của mình thì chính bạn cũng phải chịu cái giá cao hơn khi tiêu dùng những sản phẩm của người khác.

Các cụ có câu phép vua thua lệ làng, vì vậy những biện pháp quản lý của "Vua" giúp bình ổn giá chỉ như muổi bỏ bể nếu như ở "Làng" chúng ta vẫn có những cái lệ riêng để chỉ nghĩ đến cái lợi của bản thân.

( Nguyen Hoang Minh )


Giá trị

Bạn Litiulong nói như thế không đúng. Bạn hơi bảo thủ. Ở đây không phải so bì mà cái gì mình làm chưa tốt, mình phải học hỏi nước bạn. Bạn có biết ở Nhật, để làm lại hoàn toàn 1 con đường bị sóng thần phá hủy người ta mất có 4 ngày. Còn ở VN để làm một đoạn cống người ta mất 4 tháng. Nước Nhật có đáng để mình học hỏi hay không? Kể cả về trình độ, ý thức của người dân. Sự thờ ơ về giá trị cốt lõi đã khiến con người Vn chúng ta ngày càng tụt dốc. Tôi không biết có ai còn nhớ tới tiền xu, tiền hào của Vn hay không? Nhưng cứ theo đà này thì khoảng 20 năm nữa, chúng ta ăn một tô phở có thể sẽ là 20 triệu đồng VN.

( Chu Bảo Ngọc )


Taxi còn ghê hơn

Không trả lại cho bạn 1000 VND là chuyện bình thường, nếu bạn đi taxi 5000 VND người lái taxi còn không muốn thối lại kìa,....

( Nguyen Huu Thoai )


Khong nen do loi cho nguoi dan.

Không nên cái gì cũng đổ lỗi cho người dân, từ việc ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, giá bất động sản.... Tôi thấy quản lý của các cấp NN là quá yếu kém. Riêng về chuyện tiền đồng nếu đem so sánh với đồng Yên Nhật thì quá khập khiễng tuy rằng mọi thứ vẫn phải học người Nhật.

Tiền Đồng của chúng ta sử dụng rất bất tiện, chất lượng, hình thức kém điều này làm cho cái uy và giá trị không cao, và việc in quá nhiều màu sắc và kích cỡ thay vì để phân biệt nó lại làm cho người sử dụng hay bị nhầm lẫn, tôi thấy đồng Đô la đâu có nhiều màu sắc, kích cỡ đâu nhưng người người đều sử dụng kể cả người tàn tật đều thấy rất thỏa mái.

( Do Duc Tinh )


"Biết thì thưa thốt, ko biết thì dựa cột"

Tôi nghĩ tác giả bài báo này ko phải dân tài chính. Muốn hiểu hơn một chút về lạm phát, tôi khuyên bạn nên đọc cuốn sách "Chiến tranh tiền tệ" và đừng phát biểu lung tung như vậy nữa nhé.
Xin cảm ơn.

( the trung )


1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11

Ý kiến của bạn

 
 Thay hình khác
  
Off Telex VNI VIQR
 
Link Site
Bài viết của độc giả trên chuyên mục này không nhất thiết trùng với quan điểm của tòa soạn, và không có nhuận bút.
Video
Vật thể bay lạ ở Hà Nội Tàu điện xưa
Chia sẻ clip của bạn tại đây
Topic nóng
Cảm xúc âm nhạc
Tôi muốn giàu

Ký ức Hà Nội

 
 
 
Cuộc sống qua ống kính độc giả
Chia sẻ ảnh của bạn tại đây
 
 
Lien he quang cao