GĐ Sở y tế Nghệ An: Bệnh viện không “nhịn” thải được
02/05/2011 07:15:03
- Trong khi dân bị “hành hạ” vì sống gần bệnh viện thì ngành chức năng tỉnh Nghệ An lại đổ lỗi cho cái khó của “riêng mình”. Trò chuyện với PV Bee, ông Phạm Văn Thanh - Giám đốc Sở y tế tỉnh này không ngần ngại khi đề cập đến việc “trăm dâu đổ đầu… dân”. Nói thế nghĩa là dân cứ “hít, ngửi, sống với nước thải y tế” dài dài!?
TIN LIÊN QUAN |
---|
Hệ thống xử lý nước thải - có cũng như không!!!
Dư luận cho rằng vấn đề hệ thống xử lý nước thải ở các Bệnh viện trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang rất “nóng”. Người dân xung quanh các đơn vị này đang bị “hành hạ”, ông nghĩ thế nào?
Đúng là hiện mới có Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Thành phố, Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Lao… là có hệ thống xử lý nước thải. Nhưng nói để đảm bảo tiêu chuẩn thì còn có nhiều vấn đề chưa đạt yêu cầu.
Ông có thể nói cụ thể hơn về việc này. Vì theo kết quả kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An cuối năm 2010 thì hầu hết các bệnh viện đều chưa được cấp phép thải ra môi trường?
Trong các đơn vị của Nghệ An nằm trong danh mục các công trình cần xử lý của quyết định 64 của Chính phủ (Quyết định số 64/2003/TTg của Chính phủ về việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng-PV) là Bệnh viện thành phố Vinh, Bệnh viện Lao-Phổi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh thì Bệnh thành phố Vinh và Bệnh viện Lao-Phổi cũng đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải và đưa vào sử dụng. Nhưng trên thực tế lượng nước thải ra được kiểm tra thì chưa đạt yêu cầu.
Nói thế có nghĩa là hệ thống xử lý nước thải của các bệnh viện này có cũng như không?
Hiện chúng tôi cũng đã mời chủ các công trình, bên thi công sữa chữa nhưng để làm được đang còn có những cái khó khăn. Ví dụ như Bệnh viện Thành phố Vinh bị như thế (Xây xong hệ thống xử lý nước thải gần 2 tỷ đồng nhưng “chết yểu”-PV) nên cũng đã xử lý đồng chí giám đốc. Người mới lên thì không thể quy trách nhiệm cho họ được.
Lỗi tại... kinh phí?
Không lẽ bỏ ra một đống tiền rồi gây lãng phí, trong khi dân thì kêu?
Thực ra cũng phải xử lý dần. Nhưng xử lý mà cứ theo hình thức đầu tư một ít để nâng cấp thì khó lắm. Mà bây giờ là muốn làm đồng bộ. Nhưng kinh phí thì chưa có!
Kinh phí. Hình như Bệnh viện Đa khoa đã được cấp ngân sách để xây dựng hệ thống xử lý nước thải lâu rồi nhưng hiện kết quả vẫn là số không tròn trĩnh?
Đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh, chúng tôi đã có rất nhiều biên bản yêu cầu giám đốc bệnh viện làm rõ vấn đề này. Tại sao có quyết định đầu tư từ năm 2008 và tỉnh đã cấp vốn mà hệ thống xử lý nước thải vẫn chưa xong. Nhưng nguyên nhân từ đâu, yêu cầu anh Linh (Ông Nguyễn Danh Linh – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Nghệ An - PV) giải trình mãi mà chưa xong. Cho đến nay vẫn chưa trả lời được với Sở. Chúng tôi đã họp rất nhiều vì chủ đầu tư là anh Linh, cấp vốn cũng anh Linh, Sở chỉ quản lý về mặt Nhà nước.
Chẳng lẽ Sở lại bó tay? Mặt khác ba bệnh viện trên là nằm trong diện quyết định 64 nhưng hầu hết các đơn vị khác cũng chưa có hệ thống xử lý nước thải. Không lẽ ngay khi bắt đầu xây dựng bệnh viện, vấn đề xử lý nước thải không được đề cập?
Có chứ. Bây giờ khi xây dựng bệnh viện cũng đã có đánh giá tác động môi trường. Nhưng vì một số đơn vị có công nghệ xử lý nước thải đã cũ nên hiện đã hỏng còn đại bộ phận bệnh viện sau này là không có vốn.
Không thể đổ lỗi cho vốn được. Như đã nói hai đơn vị như Bệnh việnTthành phố Vinh, Bệnh viện Lao-Phổi đã được xây dựng với vốn đầu tư hơn 3 tỷ đồng nhưng sau đó lại không hoạt động được?
Không cái đầu tư rồi là trách nhiệm của đơn vị đó, chủ đầu tư đó. Trước đây chưa có quyết định 47 đầu tư trái phiếu Chính phủ (Quyết định số 47/2008/QĐ-TTg ngày 2/4/2008 về việc phê duyệt đề án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện và bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ) thì ngân sách tỉnh có hạn. Đến khi có quyết định 47 thì cũng chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ. Toàn tỉnh Nghệ An năm 2008 lập văn bản trình lên Chính phủ đầu tư cho y tế tuyến huyện đủ các hạng mục công trình thì cũng hơn 1,1 ngàn tỷ đồng. Sau đó Chính phủ duyệt cho hơn 500 tỷ đồng nhưng hiện nay mới chỉ cấp 329 tỷ đồng. Đấy là việc quả là khó khăn về kinh tế.
Ông nói thế nhưng thực tế ở Bệnh viện Lao-Phổi thì quá lãng phí. Nước thải thì tràn ra ngoài, ngấm xuống đất. Bể xử lý nước thải thì bỏ hoang, chẳng lẽ ban giám đốc bệnh viện này vô tội?
Lỗi ở đây là do chủ đầu tư không kiểm tra, không giám sát quy trình thực hiện thi công. Hơn nữa không giám sát khi nghiệm thu đưa vào sử dụng. Nhiều khi người vận hành chưa chắc đã được đào tạo. Ví như cái hầm vi sinh mà không biết đường xử lý ở đó thì các vi sinh chết liền. Nó phải có các vi sinh lên men để tiêu hủy các chất gây thối. Cho nên việc công trình sai là lỗi của chủ đầu tư, người quản lý…
Không “nhịn” thải được!
Không có hệ thống xử lý đang xử lý nước thải nhưng các bệnh viện vẫn thải ra ngoài mà không được ngành chức năng cấp phép. Vậy là biết sai mà vẫn thực hiện?
Thực ra muốn làm hệ thống xử lý nước thải được thì bệnh viện phải xây dựng hoàn chỉnh. Công trình xử lý thải phải đi cùng. Chứ bệnh viện đang hoạt động thì làm công trình nước thải không được. Không thể ngừng hoạt động được. Bệnh nhân vẫn phải vào viện.
Sau khi xả thải thì bị phạt. Phạt rồi nộp. Sau đó lại hoạt động rồi tiếp tục bị phạt. Nhưng điều lạ là các bệnh viện lại xin tiền ngân sách để nộp phạt?
Đúng. Phạt rồi lại xin ngân sách. Thử hỏi bây giờ kỷ luật, xử lý giám đốc bệnh viện à.
Không lẽ chúng ta không xử phạt?
Theo luật thì các giám đốc bệnh viện bị phạt. Nhưng bị phạt thì họ bỏ việc à. Đây là cơ quan Nhà nước chứ không phải doanh nghiệp. Nếu là công ty TNHH, công ty tư nhân thì họ phải chịu phạt nhưng đây là cơ quan công quyền.
Vậy là cuối cùng chỉ có dân là chịu, trăm dâu đổ đầu… dân?
Đúng rồi. Đối với doanh nghiệp tư nhân thì xử lý dễ dàng. Bây giờ bệnh viện chỉ có thể tỉnh xử lý thôi. Sở chỉ quản lý, đôn đốc. Sở không phê duyệt công trình, không giám sát công trình… nên ai là người cho phép, phê duyệt thiết kế công trình thì sẽ xử!
Xin cảm ơn ông đã trao đổi!
Trọng Đức
Dư luận cho rằng vấn đề hệ thống xử lý nước thải ở các Bệnh viện trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang rất “nóng”. Người dân xung quanh các đơn vị này đang bị “hành hạ”, ông nghĩ thế nào?
Ông Phạm Văn Thanh-Giám đốc Sở y tế tỉnh Nghệ An |
Đúng là hiện mới có Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Thành phố, Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Lao… là có hệ thống xử lý nước thải. Nhưng nói để đảm bảo tiêu chuẩn thì còn có nhiều vấn đề chưa đạt yêu cầu.
Ông có thể nói cụ thể hơn về việc này. Vì theo kết quả kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An cuối năm 2010 thì hầu hết các bệnh viện đều chưa được cấp phép thải ra môi trường?
Trong các đơn vị của Nghệ An nằm trong danh mục các công trình cần xử lý của quyết định 64 của Chính phủ (Quyết định số 64/2003/TTg của Chính phủ về việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng-PV) là Bệnh viện thành phố Vinh, Bệnh viện Lao-Phổi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh thì Bệnh thành phố Vinh và Bệnh viện Lao-Phổi cũng đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải và đưa vào sử dụng. Nhưng trên thực tế lượng nước thải ra được kiểm tra thì chưa đạt yêu cầu.
Nói thế có nghĩa là hệ thống xử lý nước thải của các bệnh viện này có cũng như không?
Hiện chúng tôi cũng đã mời chủ các công trình, bên thi công sữa chữa nhưng để làm được đang còn có những cái khó khăn. Ví dụ như Bệnh viện Thành phố Vinh bị như thế (Xây xong hệ thống xử lý nước thải gần 2 tỷ đồng nhưng “chết yểu”-PV) nên cũng đã xử lý đồng chí giám đốc. Người mới lên thì không thể quy trách nhiệm cho họ được.
Lỗi tại... kinh phí?
Không lẽ bỏ ra một đống tiền rồi gây lãng phí, trong khi dân thì kêu?
Thực ra cũng phải xử lý dần. Nhưng xử lý mà cứ theo hình thức đầu tư một ít để nâng cấp thì khó lắm. Mà bây giờ là muốn làm đồng bộ. Nhưng kinh phí thì chưa có!
Kinh phí. Hình như Bệnh viện Đa khoa đã được cấp ngân sách để xây dựng hệ thống xử lý nước thải lâu rồi nhưng hiện kết quả vẫn là số không tròn trĩnh?
Đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh, chúng tôi đã có rất nhiều biên bản yêu cầu giám đốc bệnh viện làm rõ vấn đề này. Tại sao có quyết định đầu tư từ năm 2008 và tỉnh đã cấp vốn mà hệ thống xử lý nước thải vẫn chưa xong. Nhưng nguyên nhân từ đâu, yêu cầu anh Linh (Ông Nguyễn Danh Linh – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Nghệ An - PV) giải trình mãi mà chưa xong. Cho đến nay vẫn chưa trả lời được với Sở. Chúng tôi đã họp rất nhiều vì chủ đầu tư là anh Linh, cấp vốn cũng anh Linh, Sở chỉ quản lý về mặt Nhà nước.
Chẳng lẽ Sở lại bó tay? Mặt khác ba bệnh viện trên là nằm trong diện quyết định 64 nhưng hầu hết các đơn vị khác cũng chưa có hệ thống xử lý nước thải. Không lẽ ngay khi bắt đầu xây dựng bệnh viện, vấn đề xử lý nước thải không được đề cập?
Có chứ. Bây giờ khi xây dựng bệnh viện cũng đã có đánh giá tác động môi trường. Nhưng vì một số đơn vị có công nghệ xử lý nước thải đã cũ nên hiện đã hỏng còn đại bộ phận bệnh viện sau này là không có vốn.
Không thể đổ lỗi cho vốn được. Như đã nói hai đơn vị như Bệnh việnTthành phố Vinh, Bệnh viện Lao-Phổi đã được xây dựng với vốn đầu tư hơn 3 tỷ đồng nhưng sau đó lại không hoạt động được?
Không cái đầu tư rồi là trách nhiệm của đơn vị đó, chủ đầu tư đó. Trước đây chưa có quyết định 47 đầu tư trái phiếu Chính phủ (Quyết định số 47/2008/QĐ-TTg ngày 2/4/2008 về việc phê duyệt đề án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện và bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ) thì ngân sách tỉnh có hạn. Đến khi có quyết định 47 thì cũng chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ. Toàn tỉnh Nghệ An năm 2008 lập văn bản trình lên Chính phủ đầu tư cho y tế tuyến huyện đủ các hạng mục công trình thì cũng hơn 1,1 ngàn tỷ đồng. Sau đó Chính phủ duyệt cho hơn 500 tỷ đồng nhưng hiện nay mới chỉ cấp 329 tỷ đồng. Đấy là việc quả là khó khăn về kinh tế.
Từ các bệnh viện, nước không đảm bảo tiêu chuẩn vẫn thải ra môi trường |
Ông nói thế nhưng thực tế ở Bệnh viện Lao-Phổi thì quá lãng phí. Nước thải thì tràn ra ngoài, ngấm xuống đất. Bể xử lý nước thải thì bỏ hoang, chẳng lẽ ban giám đốc bệnh viện này vô tội?
Lỗi ở đây là do chủ đầu tư không kiểm tra, không giám sát quy trình thực hiện thi công. Hơn nữa không giám sát khi nghiệm thu đưa vào sử dụng. Nhiều khi người vận hành chưa chắc đã được đào tạo. Ví như cái hầm vi sinh mà không biết đường xử lý ở đó thì các vi sinh chết liền. Nó phải có các vi sinh lên men để tiêu hủy các chất gây thối. Cho nên việc công trình sai là lỗi của chủ đầu tư, người quản lý…
Không “nhịn” thải được!
Không có hệ thống xử lý đang xử lý nước thải nhưng các bệnh viện vẫn thải ra ngoài mà không được ngành chức năng cấp phép. Vậy là biết sai mà vẫn thực hiện?
Thực ra muốn làm hệ thống xử lý nước thải được thì bệnh viện phải xây dựng hoàn chỉnh. Công trình xử lý thải phải đi cùng. Chứ bệnh viện đang hoạt động thì làm công trình nước thải không được. Không thể ngừng hoạt động được. Bệnh nhân vẫn phải vào viện.
Sau khi xả thải thì bị phạt. Phạt rồi nộp. Sau đó lại hoạt động rồi tiếp tục bị phạt. Nhưng điều lạ là các bệnh viện lại xin tiền ngân sách để nộp phạt?
Đúng. Phạt rồi lại xin ngân sách. Thử hỏi bây giờ kỷ luật, xử lý giám đốc bệnh viện à.
Không lẽ chúng ta không xử phạt?
Theo luật thì các giám đốc bệnh viện bị phạt. Nhưng bị phạt thì họ bỏ việc à. Đây là cơ quan Nhà nước chứ không phải doanh nghiệp. Nếu là công ty TNHH, công ty tư nhân thì họ phải chịu phạt nhưng đây là cơ quan công quyền.
Vậy là cuối cùng chỉ có dân là chịu, trăm dâu đổ đầu… dân?
Đúng rồi. Đối với doanh nghiệp tư nhân thì xử lý dễ dàng. Bây giờ bệnh viện chỉ có thể tỉnh xử lý thôi. Sở chỉ quản lý, đôn đốc. Sở không phê duyệt công trình, không giám sát công trình… nên ai là người cho phép, phê duyệt thiết kế công trình thì sẽ xử!
Xin cảm ơn ông đã trao đổi!
Trọng Đức
Ông Phạm Văn Thanh cho biết để xây dựng một hệ thống xử lý nước thải với công nghệ 200 giường bệnh cần một số vốn hơn 6 tỷ đồng. Đây là số tiền không nhỏ khi mà trên địa bàn tỉnh còn rất nhiều bệnh viện cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải. |
.