Phim Việt: Nhà sản xuất không có “tầm”, hội đồng duyệt phim thiếu “tâm” ...
Thời gian gần đây, liên tiếp những dự án phim đầu tư cả chục tỷ đồng có nguy cơ vĩnh viễn không đến được với khán giả hoặc lên ...
Lượt xem:
88
Bình luận:
0
Gửi ngày:
04/05/2011
Không ít ý kiến đổ lỗi cho kịch bản, rồi đạo diễn… nhưng bỏ sót một nhân tố chi phối toàn bộ dự án phim là nhà sản xuất.

Bị hoãn vô thời hạn

Chỉ mới lên sóng một tập phim vào “giờ vàng” ngày 21/2 trên VTV1, “nhà đài” phải tạm ngừng phát sóng bộ phim 30 tập Hãy cùng em điệu Sarikakeo (Hãng phim Vàng miền Nam) sau khi có ý kiến cho rằng bộ phim còn nhiều nội dung, nhiều cảnh không đúng với đời sống văn hóa...

Cùng số tập và chung số phận như bộ phim trên là Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long (Công ty Trường Thành), nhưng bộ phim bị “ách” lại ngay từ khâu thẩm định của Hội đồng duyệt phim quốc gia. Kết cục, sau khi chỉnh sửa theo yêu cầu của Hội đồng duyệt phim quốc gia, nó vẫn… nằm im từ năm ngoái đến nay, dù cả trăm tỷ đồng nhà sản xuất đã đổ vào dự án này cùng với biết bao kỳ vọng và cả những ý tưởng to tát khác đều chưa thành hiện thực.
 Xin thề anh nói thậtcường điệu quá mức dẫn đến... giả.

Nhiều phim dở trên sóng truyền hình


Có phim đến với khán giả nhưng lại gây nên bao nỗi bực mình. Anh chàng vượt thời gian  kể từ khi phát sóng tập đầu tiên trên VTV3 lúc 21 giờ từ thứ hai đến thứ tư hàng tuần kể từ 8/3 đến khi ngừng phát sóng liên tiếp nhận được những lời chê bai từ báo giới và khán giả vì câu chuyện nhạt nhẽo, tình tiết đơn điệu, diễn tiến chậm chạp, bối cảnh hết sức sơ sài, nhiều diễn viên diễn xuất cứng, lồng tiếng không khớp… Ban đầu, hai nhà sản xuất và đồng đạo diễn Trương Thị Ngọc Ngân và Nguyễn Duy bắt tay nhau nhưng quay được phân nửa phim thì mâu thuẫn nảy sinh giữa các bên. 200 phân cảnh đã quay bị hủy bỏ hoàn toàn, diễn viên gần như thay toàn bộ, nhà sản xuất chỉ còn một người là Ngọc Ngân.


Đoàn làm phim Anh chàng vượt thời gian khi chưa có các sự cố xảy ra

Ngoài vai trò sản xuất, nhà sản xuất này còn giữ chức danh… đạo diễn nghệ thuật (đạo diễn kỹ thuật là Hoàng Thiên Trụ). Quay lại từ tháng 2/2011 và lên sóng chỉ sau một tháng, vừa quay vừa phát sóng, trong khi đây là phim giả tưởng - cổ trang càng khiến cho những lo lắng về sự chuẩn bị chưa chu đáo của dự án này là có cơ sở. Giờ thì đến lượt diễn viên và nhà sản xuất tố nhau, rồi công ty hợp tác casting và nhà sản xuất Nguyễn Duy cùng đạo diễn Hoàng Thiên Trụ đang thuê luật sư để đòi tiền nhà sản xuất còn thiếu. Diễn viên Hứa Vĩ Văn sau khi tuyên bố bỏ dở vai diễn còn doạ đưa vụ việc này ra toà…

Bộ phim dài tập khác đang phát trên VTV3, Xin thề anh nói thật xây dựng nhân vật nam chính “quay vòng” trong mớ bòng bong tình ái với 7 phụ nữ nhưng phải lòng cô bạn Bảo Lâm nam tính. Nhưng theo nhiều báo chí đánh giá, sự cường điệu thái quá trong cách xây dựng nhân vật và các tình tiết biến Xin thề anh nói thật thành một bộ phim tâm lý hài viễn tưởng. Nhân vật nam chỉ có một cách tán gái duy nhất, cách nói dối duy nhất với cả 7 cô bồ. 7 nhân vật nữ xuất hiện nhàn nhạt…

Vai trò của người cầm “cương”

Trên đây chỉ “điểm danh” một số phim gần đây có chất lượng trồi sụt, còn trước đó cũng không ít phim gây bực dọc cho khán giả hay những dự án làm tốn giấy mực của báo giới, trong đó có nguyên nhân từ… nhà sản xuất. Đành rằng vai trò quyết định chất lượng nghệ thuật của bộ phim thuộc về đạo diễn nhưng với dự án phim truyền hình dài tập, kịch bản thật sự trở thành yếu tố tiên quyết để đạo diễn “gột nên hồ”.

NSND Khải Hưng đồng tình với quan điểm là phim dài tập, kịch bản rất quan trọng và phim hay do kịch bản. Mà việc lựa chọn kịch bản (thậm chí ê-kíp) đều do một tay nhà sản xuất định đoạt. Với Xin thề anh nói thật, trước phản hồi từ báo giới, đạo diễn có tên tuổi tự nhận chịu trách nhiệm về bộ phim. Thế nhưng, đến lượt mình, đại diện nhà sản xuất cho rằng “phim là sản phẩm của đạo diễn” thì quả là… thiếu trách nhiệm. Phim là của nhà sản xuất vì đạo diễn chỉ là một người trong ê-kíp làm phim do nhà sản xuất quyết định lựa chọn.

Đạo diễn Khải Hưng ( Ảnh: ST)

Thực tế, nhiều bộ phim hiện nay do các nhà sản xuất “tay ngang” “cầm cương”. Họ không được đào tạo về điện ảnh hay chưa từng làm phim mà thường mới chỉ làm… quảng cáo. “Cậy” có quan hệ hay bạn hàng để thu hút quảng cáo, rồi giỏi “luồn lách” “cửa phim” ở các đài, nhiều công ty tư nhân không tiếc tiền đầu tư cho các dự án phim lớn cả chục tỷ đồng. Với vai trò của nhà sản xuất, sự tác động của họ có thể đẩy bộ phim theo hướng mà họ mong muốn.

Đạo diễn triển khai bộ phim trên cơ sở phương án của nhà sản xuất, chưa kể những đạo diễn không có bản lĩnh càng bị nhà sản xuất xui khiến, can thiệp sâu vào những yếu tố thuộc trách nhiệm nghề nghiệp của đạo diễn. Thiếu kinh nghiệm, chưa hiểu nghề, nhưng muốn phim nhanh hoàn thành tiến độ để kịp lên sóng, rồi tính toán sao cho tiết kiệm chi phí… đẩy ê-kíp, từ đạo diễn đến diễn viên, làm phim trong tâm lý ức chế và những bộ phim như vậy đến với khán giả trong cảnh cả người trong cuộc và… ngoài màn hình đều dở khóc dở cười.


Đạo diễn Đỗ Thanh Hải

Đạo diễn Đỗ Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Sản xuất phim truyền hình (Đài THVN)  cho rằng: “Sản xuất phim điện ảnh, truyền hình, đặc biệt là các dự án phim nhiều tập đang thiếu một đội ngũ các nhà sản xuất am hiểu công việc đạo diễn và tất cả các công đoạn sản xuất phim, kể từ khi bộ phim trên giấy cho đến khi đóng máy và cả lúc ra rạp. Họ đồng hành với đội ngũ sáng tác về mặt nội dung, kỹ thuật và cả hậu trường của một bộ phim”.

“Điểm mặt” các nhà sản xuất một số dự án phim lùm xùm nói trên, hầu hết họ đều là những người mới bước vào địa hạt làm phim hay dự án trước đó của họ chẳng mấy thành công. Có lẽ không nhà sản xuất nào dám chắc dự án 100% thành công hay phim lên sóng sẽ tạo “sốt”, nhưng một nhà sản xuất có tầm nhìn, có kinh nghiệm thì chắc chắn sẽ tránh được những sự cố không đáng có trong quá trình triển khai dự án hay đảm bảo các điều kiện tốt nhất có thể để bộ phim ra đời. Những vấp váp thì khó tránh khỏi với ngay cả các nhà sản xuất chuyên nghiệp, nhưng khi phim quay hơn nửa rồi hai nhà sản xuất cãi nhau dẫn đến… thay đổi gần như toàn bộ diễn viên thì thật khó hiểu. Hay dự án phim liên quan đến đề tài tín ngưỡng mà không tham khảo ý kiến các giới chức liên quan thì… nhà sản xuất được coi là “điếc không sợ súng”…

Trước sức hấp dẫn của lợi nhuận từ doanh thu quảng cáo, phim truyền hình trở thành mảnh đất màu mỡ thu hút lắm nhà đầu tư có tiền vung vào. Nhưng khi nhà sản xuất không có “tầm” và được tiếp tay bởi những hội đồng duyệt phim thiếu “tâm” dẫn đến hậu quả là khán giả bị “tra tấn” bởi phim hết ngày này qua ngày khác. “Giờ vàng” không đáng bị lãng phí cho những sản phẩm ra đời từ những “cái bắt tay” đầy nghi hoặc như thế.


Theo SKDS
Nội dung liên quan được chị em phụ nữ tìm hiểu nhiều trên Phununet:
Từ khóa Phim Việt  
Chia sẻ với bạn bè:
 
 
Bình luận
Chia sẻ qua PNN Connect
 
Email: Mật khẩu:
 
 
Bạn chưa đăng nhập PhunuNet nên chỉ gửi được bình luận đơn giản.
Hãy đăng nhập để sử dụng đầy đủ các tính năng cao cấp của PhunuNet.
Avatar
Các bài gần đây
Cùng chủ đề
Top 10 Cafe văn nghệ
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Nhiều người đọc
Hôm nay
Tuần này
Tháng này
Hàng mới trên YouShop
Giá: 330.000 VNĐ
Giá VIP: 297.000 VNĐ
Giá: 158.000 VNĐ
Giá VIP: 142.200 VNĐ
Giá: 186.000 VNĐ
Giá VIP: 167.400 VNĐ
Giá: 136.000 VNĐ
Giá VIP: 122.400 VNĐ
 
Giải trí & Sao
Top diễn đàn: Giải trí & Sao
Đang hot
Top tuần
Top tháng
 
Top Wiki: Giải trí & Sao
 
 
Khuyến mại hot trên YouShop