Yêu nước bằng tinh thần vô ngã
Cập nhật lúc 07/05/2011 07:05:00 AM (GMT+7)
- "Vô ngã tức là quên mình đi. ...“Quên” có nghĩa là đặt lợi ích của mình trong mối tương quan giữa lợi ích của xã hội, của dân tộc. Tôi đang học tập xa quê hương. Xin thưa, bất cứ một việc nhỏ dù có lợi nhưng làm người ta hiểu sai về người Việt Nam, tôi không làm".
Đây là ý kiến của độc giả Mai Đăng Trần Lục - Đại học Công nghệ Swinburne - Melbourne - Australia, gửi về tòa soạn. Dưới đây, VietNamNet trích đăng các chia sẻ của độc giả phản hồi về chủ đề lòng yêu nước của thế hệ trẻ.
Yêu nước: Không vứt rác sang nhà hàng xóm
"Ai cũng biết tinh thần vô ngã đến cao độ phải nói đến dân tộc Nhật Bản. Họ đã làm được những điều thần kỳ trong kinh tế, mạnh mẽ trong thảm họa cũng nhờ vô ngã. Dân tộc chúng ta cũng đã nhờ tinh thần đó mà hôm nay, chúng ta có pháo hoa thay vì “đại bác ru đêm”. Trong những khoảnh khắc đắn đo nhất của lịch sử, những anh hùng đã gạt lại sau lưng mạng sống quý giá của mình.
Nếu hỏi ai đó rằng, nếu ông chết đi đất nước ghi danh như một vị công thần, xin thưa, chẳng mấy ai dám liều chết. Nhưng đôi khi chẳng vì gì cả, chỉ vì một sự yêu nước, thương nòi, bao nhiêu lớp thế hệ đã không màng tới cá nhân để gửi xuống quê hương một nắm xương tàn, cũng chẳng cầu mong sau này có ai đó nhớ tới tên mình mà khắc bia làm mộ. Chính tinh thần đó mới là thứ chúng ta đang thiếu trong hoàn cảnh hiện nay.
Tôi muốn kết thúc bài viết của mình bằng việc nói đến tinh thần vô ngã trong đời sống hiện nay.
Ngày xưa khác, hôm nay khác. Nhưng tinh thần đó không khác. Chúng ta làm sao nhóm lại tinh thần “thà làm quỷ nước Nam con hơn làm vương đất Bắc”, chúng ta không khó để vượt qua chính mình. Vô ngã hiện nay không còn thể hiện nhiều qua cái sự hy sinh của thân xác nữa.
Vô ngã chính là “đừng quét rác qua nhà hàng xóm”. Đừng vì cái lợi bất chính của mình mà làm nhà cửa người khác kiệt quệ. Đừng vì cái tôi quá lớn mà gây tranh chấp quyền lực ở tổ chức cơ quan. Tôi không cổ xúy cho sự ẩn cư của thất sỹ.
Với tôi, nếu ở cơ quan có một người tài giỏi hơn mình, xứng đáng hơn mình, trẻ tuổi hơn mình, ở vị trí cao hơn mình, tôi cho đó là một điều hạnh phúc cho nhiều người.
Tôi tuyệt đối tin vào một tương lại rất sáng của dân tộc mình. Tôi tin, chúng ta sẽ có những lớp người dù trong nước hay ngoài nước cũng nhóm họp, chung tay, băn khoăn mỗi khi quốc gia có điều gì khó khăn. Vì dẫu sao, thân xác này ai sinh ra cũng mang một cái nợ đồng bào lớn lao".
Yêu nước: Dám có khát vọng, dám làm và dám thất bại
Trong các phản hồi gửi tới tòa soạn, có một ý kiến khá lạ. Một "sếp" đã gửi tới bức thư của một nhân viên viết về lòng yêu nước của mình, trước khi xin nghỉ việc.
"Em không nghĩ mình là người tài giỏi và là người có thể làm được chuyện “đao to búa lớn” hay là trở thành ông này bà kia. Đơn giản là em có khát vọng muốn làm điều gì đó cho xã hội và muốn có khả năng thấy rằng xã hội cần có sự thay đổi và mình cần làm thay đổi điều đó, đây chính là yếu tố khát vọng tự nhiên. Mà cũng là vốn liếng duy nhất lúc này em có. Để có được điều này em cần phải có thêm yếu tố nuôi dưỡng, đào tạo, được sống trong môi trường với những người cùng chí hướng, tấm gương tiếp cận. Đây là con đường mà em đang hướng đi tới trong giai đoạn ban đầu.
Thời gian qua, cũng là khoảng thời gian em xác định kỹ lại mục đích của bản thân mình là gì, và cũng là thời gian để em tìm con đường mình đi cho đúng nhất. Em đã từng đối diện với lỗi sợ hãi, liệu với suy nghĩ thế này, mục đích phấn đấu như thế này mình sẽ được cái gì, mất cái gì. Nếu mình không đạt được thì mình ra sao, như thế nào... em đã phải đấu tranh với chính bản thân mình nhưng em vẫn quyết định theo con đường mình chọn dù không đạt được gì, nhưng ít nhất em vẫn cảm thấy mình sống có ý nghĩa là biết nghĩ tới cộng đồng và muốn là điều gì đó cho cộng đồng và được làm những việc mình thích".
Yêu nước: Luôn sẵn sàng hy sinh
Ý kiến của độc giả Phạm Thanh Bằng khá hiếm hoi trong số các phản hồi gửi về. Bạn Bằng viết:
Cá nhân tôi, nếu được hỏi về Việt Nam thì đó là niềm tự hào về lịch sử và thời đại. Tôi và rất nhiều người luôn sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc với lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc, bảo vệ nhân dân, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Thực tế đất nước còn vô vàn khó khăn, đòi hỏi thế hệ trẻ cần đoàn kết phấn đấu về mọi mặt để tiếp nối sự nghiệp, để cống hiến xây dựng đất nước. Tất nhiên là phải có trách nhiệm với chính bản thân mình trước tiên. Nhưng cũng đồng thời cần cống hiến nhiều hơn là đòi hỏi cho chính bản thân mình... Thế hệ trẻ hầu hết nhận thức rõ và chỉ có một bộ phận là thiểu số mà thôi , không nên chỉ đánh giá một cách phiến diện để rồi phê đũa cả nắm là "thế hệ trẻ Việt Nam".
Chính tôi là người sống và đang cống hiến, và cũng chính tôi là tuổi trẻ, là thế hệ 20... Tuy mỗi thời có khác song lý tưởng cách mạng đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam là không thay đổi"
Lòng yêu nước của một 9X
Trương Sĩ Hòa, sinh viên lớp 53CG1 - ĐH Xây dựng viết, khi làm hồ sơ thi đại học... tôi chọn cho mình làm một kĩ sư xây dựng. Tôi biết dù ngành gì hay công tác ở đâu thì mỗi người bạn của tôi nơi trái tim đều hướng về một phía là Tổ quốc.Vào đại học, điều hẫng hụt của tôi đó là không có buổi chào cờ sáng thứ 2, không được hát vang bài 'Tiến quân ca' giữa không gian trang nghiêm. Tôi hiểu rằng, lòng yêu nước là đây.
Tôi và những người bạn đang phấn đấu từng ngày. Lòng yêu nước không phải một thứ hào nhoáng để phô bày. Nó chảy âm ỉ trong huyết quản bạn và tôi. Nó sẽ bùng cháy dữ dội khi Tổ quốc cần nó nhất. Cả lớp lặng im khi miền Trung bị lũ lụt tàn phá. Nơi có gia đình những người bạn, có đồng bào của Tổ quốc tôi. Vui mừng khi Việt Nam đạt một thành quả trong khoa hoc.Và đã giận dữ khi nghe tin ngư dân nước ta bị tàu lạ tấn công.
Lòng yêu nước của thế hệ 9X thật giản dị. Đó là những đợt hiến máu tình nguyện, là những mùa hè xanh, là tuân thủ luật giao thông.... Chỉ đơn giản vậy thôi, chúng tôi góp phần vào thể hiện lòng yêu nước cháy bỏng trong huyết quản của thế hệ 9X chúng tôi"
Cài bông hoa lên hình chữ S
Hình ảnh văn vẻ này là những ý nghĩ của độc giả Nguyen Duong:
"Bây giờ vẫn có những người Việt vẫn làm ta nhớ về "có một người Việt Nam như thế", nhưng có những người đã chẳng giữ lấy lòng tự tôn cho dân tộc mình. Yêu nước có là gì đâu mà to lớn, xa xôi. Yêu nước là làm cho đất nước đẹp lên ở bất cứ nơi đâu, nhất là với bạn bè quốc tế. Mà làm cho đất nước mình đẹp hơn, chính là làm cho mình đẹp hơn mà thôi. Đó là ta đã cài một bông hoa lên hình chữ S rồi....
Bản sắc riêng của lòng nhân ái, của sự thuần khiết trong tâm hồn dân tộc. Dù ở đâu, nhắc đến hai chữ Việt Nam vẫn sẽ thấy thân thương vô cùng".
Đây là ý kiến của độc giả Mai Đăng Trần Lục - Đại học Công nghệ Swinburne - Melbourne - Australia, gửi về tòa soạn. Dưới đây, VietNamNet trích đăng các chia sẻ của độc giả phản hồi về chủ đề lòng yêu nước của thế hệ trẻ.
Hình minh hoạ. Nguồn ảnh: bloghaydanhthoigian |
Yêu nước: Không vứt rác sang nhà hàng xóm
"Ai cũng biết tinh thần vô ngã đến cao độ phải nói đến dân tộc Nhật Bản. Họ đã làm được những điều thần kỳ trong kinh tế, mạnh mẽ trong thảm họa cũng nhờ vô ngã. Dân tộc chúng ta cũng đã nhờ tinh thần đó mà hôm nay, chúng ta có pháo hoa thay vì “đại bác ru đêm”. Trong những khoảnh khắc đắn đo nhất của lịch sử, những anh hùng đã gạt lại sau lưng mạng sống quý giá của mình.
Nếu hỏi ai đó rằng, nếu ông chết đi đất nước ghi danh như một vị công thần, xin thưa, chẳng mấy ai dám liều chết. Nhưng đôi khi chẳng vì gì cả, chỉ vì một sự yêu nước, thương nòi, bao nhiêu lớp thế hệ đã không màng tới cá nhân để gửi xuống quê hương một nắm xương tàn, cũng chẳng cầu mong sau này có ai đó nhớ tới tên mình mà khắc bia làm mộ. Chính tinh thần đó mới là thứ chúng ta đang thiếu trong hoàn cảnh hiện nay.
Tôi muốn kết thúc bài viết của mình bằng việc nói đến tinh thần vô ngã trong đời sống hiện nay.
Ngày xưa khác, hôm nay khác. Nhưng tinh thần đó không khác. Chúng ta làm sao nhóm lại tinh thần “thà làm quỷ nước Nam con hơn làm vương đất Bắc”, chúng ta không khó để vượt qua chính mình. Vô ngã hiện nay không còn thể hiện nhiều qua cái sự hy sinh của thân xác nữa.
Vô ngã chính là “đừng quét rác qua nhà hàng xóm”. Đừng vì cái lợi bất chính của mình mà làm nhà cửa người khác kiệt quệ. Đừng vì cái tôi quá lớn mà gây tranh chấp quyền lực ở tổ chức cơ quan. Tôi không cổ xúy cho sự ẩn cư của thất sỹ.
Với tôi, nếu ở cơ quan có một người tài giỏi hơn mình, xứng đáng hơn mình, trẻ tuổi hơn mình, ở vị trí cao hơn mình, tôi cho đó là một điều hạnh phúc cho nhiều người.
Tôi tuyệt đối tin vào một tương lại rất sáng của dân tộc mình. Tôi tin, chúng ta sẽ có những lớp người dù trong nước hay ngoài nước cũng nhóm họp, chung tay, băn khoăn mỗi khi quốc gia có điều gì khó khăn. Vì dẫu sao, thân xác này ai sinh ra cũng mang một cái nợ đồng bào lớn lao".
Yêu nước: Dám có khát vọng, dám làm và dám thất bại
"Em không nghĩ mình là người tài giỏi và là người có thể làm được chuyện “đao to búa lớn” hay là trở thành ông này bà kia. Đơn giản là em có khát vọng muốn làm điều gì đó cho xã hội và muốn có khả năng thấy rằng xã hội cần có sự thay đổi và mình cần làm thay đổi điều đó, đây chính là yếu tố khát vọng tự nhiên. Mà cũng là vốn liếng duy nhất lúc này em có. Để có được điều này em cần phải có thêm yếu tố nuôi dưỡng, đào tạo, được sống trong môi trường với những người cùng chí hướng, tấm gương tiếp cận. Đây là con đường mà em đang hướng đi tới trong giai đoạn ban đầu.
Thời gian qua, cũng là khoảng thời gian em xác định kỹ lại mục đích của bản thân mình là gì, và cũng là thời gian để em tìm con đường mình đi cho đúng nhất. Em đã từng đối diện với lỗi sợ hãi, liệu với suy nghĩ thế này, mục đích phấn đấu như thế này mình sẽ được cái gì, mất cái gì. Nếu mình không đạt được thì mình ra sao, như thế nào... em đã phải đấu tranh với chính bản thân mình nhưng em vẫn quyết định theo con đường mình chọn dù không đạt được gì, nhưng ít nhất em vẫn cảm thấy mình sống có ý nghĩa là biết nghĩ tới cộng đồng và muốn là điều gì đó cho cộng đồng và được làm những việc mình thích".
Yêu nước: Luôn sẵn sàng hy sinh
Ý kiến của độc giả Phạm Thanh Bằng khá hiếm hoi trong số các phản hồi gửi về. Bạn Bằng viết:
Cá nhân tôi, nếu được hỏi về Việt Nam thì đó là niềm tự hào về lịch sử và thời đại. Tôi và rất nhiều người luôn sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc với lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc, bảo vệ nhân dân, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Thực tế đất nước còn vô vàn khó khăn, đòi hỏi thế hệ trẻ cần đoàn kết phấn đấu về mọi mặt để tiếp nối sự nghiệp, để cống hiến xây dựng đất nước. Tất nhiên là phải có trách nhiệm với chính bản thân mình trước tiên. Nhưng cũng đồng thời cần cống hiến nhiều hơn là đòi hỏi cho chính bản thân mình... Thế hệ trẻ hầu hết nhận thức rõ và chỉ có một bộ phận là thiểu số mà thôi , không nên chỉ đánh giá một cách phiến diện để rồi phê đũa cả nắm là "thế hệ trẻ Việt Nam".
Chính tôi là người sống và đang cống hiến, và cũng chính tôi là tuổi trẻ, là thế hệ 20... Tuy mỗi thời có khác song lý tưởng cách mạng đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam là không thay đổi"
Lòng yêu nước của một 9X
Trương Sĩ Hòa, sinh viên lớp 53CG1 - ĐH Xây dựng viết, khi làm hồ sơ thi đại học... tôi chọn cho mình làm một kĩ sư xây dựng. Tôi biết dù ngành gì hay công tác ở đâu thì mỗi người bạn của tôi nơi trái tim đều hướng về một phía là Tổ quốc.Vào đại học, điều hẫng hụt của tôi đó là không có buổi chào cờ sáng thứ 2, không được hát vang bài 'Tiến quân ca' giữa không gian trang nghiêm. Tôi hiểu rằng, lòng yêu nước là đây.
Tôi và những người bạn đang phấn đấu từng ngày. Lòng yêu nước không phải một thứ hào nhoáng để phô bày. Nó chảy âm ỉ trong huyết quản bạn và tôi. Nó sẽ bùng cháy dữ dội khi Tổ quốc cần nó nhất. Cả lớp lặng im khi miền Trung bị lũ lụt tàn phá. Nơi có gia đình những người bạn, có đồng bào của Tổ quốc tôi. Vui mừng khi Việt Nam đạt một thành quả trong khoa hoc.Và đã giận dữ khi nghe tin ngư dân nước ta bị tàu lạ tấn công.
Lòng yêu nước của thế hệ 9X thật giản dị. Đó là những đợt hiến máu tình nguyện, là những mùa hè xanh, là tuân thủ luật giao thông.... Chỉ đơn giản vậy thôi, chúng tôi góp phần vào thể hiện lòng yêu nước cháy bỏng trong huyết quản của thế hệ 9X chúng tôi"
Cài bông hoa lên hình chữ S
Hình ảnh văn vẻ này là những ý nghĩ của độc giả Nguyen Duong:
"Bây giờ vẫn có những người Việt vẫn làm ta nhớ về "có một người Việt Nam như thế", nhưng có những người đã chẳng giữ lấy lòng tự tôn cho dân tộc mình. Yêu nước có là gì đâu mà to lớn, xa xôi. Yêu nước là làm cho đất nước đẹp lên ở bất cứ nơi đâu, nhất là với bạn bè quốc tế. Mà làm cho đất nước mình đẹp hơn, chính là làm cho mình đẹp hơn mà thôi. Đó là ta đã cài một bông hoa lên hình chữ S rồi....
Bản sắc riêng của lòng nhân ái, của sự thuần khiết trong tâm hồn dân tộc. Dù ở đâu, nhắc đến hai chữ Việt Nam vẫn sẽ thấy thân thương vô cùng".
- Thu Lượng (tổng hợp từ các phản hồi gửi về ban Giáo dục,VietNamNet)