Tìm "thủ phạm" giết sông Lam (III)
"Mộ sống" ở hầm vàng: Huyện từng nói "sập sao được"!
09/05/2011 15:28:10
- Trước khi sự cố sập hầm vàng làm 5 người chết xảy ra, PV KH&ĐS đã liên hệ gặp ông Nguyễn Hồ Cảnh, chủ tịch UBND huyện Tương Dương (Nghệ An) nhưng không thành. Nói về “vàng tặc”, phó văn phòng huyện này đã khẳng định: “Hầm vàng sập sao được. Nếu sập thì huyện chịu trách nhiệm”.
Như KH&ĐS phản ánh ở các số báo 53 và 54 (ngày 3 và 5/5), việc khai thác vàng diễn ra công khai và rất nguy hiểm dọc sông Lam (qua địa bàn xã Tam Hương, Tương Dương). Hầm vàng kiểu hàm ếch có thể xảy sập bất cứ lúc nào. Sau khi tiếp cận “vàng tặc”, sáng 29/4, PV và đồng nghiệp đã tiếp cận ông Nguyễn Hồ Cảnh, chủ tịch UBND huyện Tương Dương tại trụ sở cơ quan. Ông Cảnh từ chối làm việc với lý do đang bận và yêu cầu PV xuống liên hệ với văn phòng.
Phó văn phòng huyện này, ông Lô Dương Khánh ban đầu đề nghị sẽ trả lời bằng văn bản. Tuy nhiên sau đó, ông Khánh hẹn 15 giờ chiều cùng ngày PV quay lại làm việc với lãnh đạo. Y hẹn, phóng viên đến. Ông Khánh cho rằng: Chủ tịch huyện đi cơ sở rồi về xuôi, còn các phó chủ tịch thì bận. “Ở trong đó chỉ khai thác có 10 - 15 người. Em trao đổi thì chủ tịch huyện bảo cái này đã xử lý rồi mà. Còn như các anh thông báo thì huyện chưa nắm được. Chủ tịch nói các anh cứ đăng đi rồi sau đó huyện sẽ đi kiểm tra. Còn nếu bài các anh đăng không đúng thì sẽ khác”, ông Khánh trả lời.
Hỏi về việc việc khai thác ở điểm xã Tam Quang có được cấp phép hay không, ông Khánh không rõ. “Cái này các anh cứ sang Phòng Tài nguyên Môi trường. Chúng tôi sẽ đi kiểm tra với các anh, hầm sập thế nào được... Nếu xảy ra sự cố thì trách nhiệm là của huyện rồi”, ông Lô Dương Khánh thừa nhận.
Sau 2 ngày diễn ra cuộc tiếp xúc này, tại bản Đinh Hương (xã Tam Đình, huyện Tương Dương) đã xảy ra vụ sập hầm vàng khiến 5 người dân thiệt mạng. Vậy nhưng trên các thông tin đại chúng vẫn chưa thấy, huyện Tương Dương nhận trách nhiệm về mình(?).
TIN LIÊN QUAN |
---|
Như KH&ĐS phản ánh ở các số báo 53 và 54 (ngày 3 và 5/5), việc khai thác vàng diễn ra công khai và rất nguy hiểm dọc sông Lam (qua địa bàn xã Tam Hương, Tương Dương). Hầm vàng kiểu hàm ếch có thể xảy sập bất cứ lúc nào. Sau khi tiếp cận “vàng tặc”, sáng 29/4, PV và đồng nghiệp đã tiếp cận ông Nguyễn Hồ Cảnh, chủ tịch UBND huyện Tương Dương tại trụ sở cơ quan. Ông Cảnh từ chối làm việc với lý do đang bận và yêu cầu PV xuống liên hệ với văn phòng.
Việc khai thác vàng diễn ra công khai và rất nguy hiểm dọc sông Lam |
Phó văn phòng huyện này, ông Lô Dương Khánh ban đầu đề nghị sẽ trả lời bằng văn bản. Tuy nhiên sau đó, ông Khánh hẹn 15 giờ chiều cùng ngày PV quay lại làm việc với lãnh đạo. Y hẹn, phóng viên đến. Ông Khánh cho rằng: Chủ tịch huyện đi cơ sở rồi về xuôi, còn các phó chủ tịch thì bận. “Ở trong đó chỉ khai thác có 10 - 15 người. Em trao đổi thì chủ tịch huyện bảo cái này đã xử lý rồi mà. Còn như các anh thông báo thì huyện chưa nắm được. Chủ tịch nói các anh cứ đăng đi rồi sau đó huyện sẽ đi kiểm tra. Còn nếu bài các anh đăng không đúng thì sẽ khác”, ông Khánh trả lời.
Hỏi về việc việc khai thác ở điểm xã Tam Quang có được cấp phép hay không, ông Khánh không rõ. “Cái này các anh cứ sang Phòng Tài nguyên Môi trường. Chúng tôi sẽ đi kiểm tra với các anh, hầm sập thế nào được... Nếu xảy ra sự cố thì trách nhiệm là của huyện rồi”, ông Lô Dương Khánh thừa nhận.
Sau 2 ngày diễn ra cuộc tiếp xúc này, tại bản Đinh Hương (xã Tam Đình, huyện Tương Dương) đã xảy ra vụ sập hầm vàng khiến 5 người dân thiệt mạng. Vậy nhưng trên các thông tin đại chúng vẫn chưa thấy, huyện Tương Dương nhận trách nhiệm về mình(?).
Khai thác không phép |
Ông Nguyễn Bùi Hùng, phó trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tương Dương cho biết: “Hiện tại dọc sông Lam chảy qua địa bàn chưa hề có doanh nghiệp nào được cấp phép khai thác vàng. Địa điểm khai thác tại bản Tam Hương là khai thác trái phép. Trước đó, huyện đã đuổi và tịch thu nhiều máy móc. Tính chất khai thác ở đây là theo thời vụ, mình truy quét xong rồi họ lại mua máy móc vào tiếp tục khai thác. Khi kiểm tra thì dân bản địa đứng ra nhận trách nhiệm, nộp phạt chứ không thấy cá nhân, doanh nghiệp hay chủ giấu mặt. Vậy nên huyện chỉ có thể chỉ thị cho chủ tịch xã xử lý thôi”. Trao đổi với PV KH&ĐS, ông Nguyễn Hoàng Sơn, phó chủ tịch UBND xã Tam Quang cho rằng, đúng là có chuyện khai thác trái phép vàng tại bản Tam Hương. Việc đào vàng này đã được xử lý nhưng dân vẫn cứ lén lút đào chui. Việc khai thác này diễn ra từ đầu năm 2010 do một số cá nhân từ Nam Định, Thái Nguyên… vào. “Việc này chúng tôi đã báo cáo với huyện. Huyện đã xuống kiểm tra nhưng cách đây hơn 1 tháng (PV làm việc với ông Sơn là ngày 28/4). Mức độ nguy hiểm của hầm vàng thì đã rõ rồi giờ chúng tôi cũng chỉ biết tuyên truyền với người dân nguy cơ sập hầm xảy ra thôi”, ông Sơn nói. |
Trọng Đức
.