Hồ Gươm phải cảm ơn cụ Rùa!
11/05/2011 12:35:40
- Hồ Gươm may mắn có cụ Rùa nên mới được xử lý ô nhiễm một cách triệt để (hiện công việc này vẫn chưa hoàn tất). Hơn 100 hồ còn lại ở Hà Nội dù được 3 đơn vị đồng quản lý nhưng vẫn đang "teo tóp" rồi mất dần, hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của người dân và cộng đồng sống quanh hồ - Bài viết của TS Tô Văn Trường.
Quản lý hồ: Ai cũng có trách nhiệm, ai sẽ lo?
Theo TS Lê Hoàng Lan, chuyên nghiên cứu về các môi trường, hệ thống hồ ở Hà Nội là những hệ sinh thái thực hiện đồng thời nhiều chức năng khác nhau. Cho nên công tác quản lý hồ đòi hỏi sự tham gia của nhiều ban ngành nhằm đảm bảo khả năng quản lý tốt các chức năng đa mục tiêu của hồ.
Tuy nhiên, chính tính đa ngành trong công tác quản lý hồ dẫn tới sự chồng chéo trong quá trình quản lý, việc phân bổ chức năng nhiệm vụ và trách nhiêm giữa các bên có liên quan chưa được rõ ràng gây ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý hồ.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Quản lý hồ: Ai cũng có trách nhiệm, ai sẽ lo?
Theo TS Lê Hoàng Lan, chuyên nghiên cứu về các môi trường, hệ thống hồ ở Hà Nội là những hệ sinh thái thực hiện đồng thời nhiều chức năng khác nhau. Cho nên công tác quản lý hồ đòi hỏi sự tham gia của nhiều ban ngành nhằm đảm bảo khả năng quản lý tốt các chức năng đa mục tiêu của hồ.
Tuy nhiên, chính tính đa ngành trong công tác quản lý hồ dẫn tới sự chồng chéo trong quá trình quản lý, việc phân bổ chức năng nhiệm vụ và trách nhiêm giữa các bên có liên quan chưa được rõ ràng gây ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý hồ.
Nguồn: Sách hỗ trợ cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường hồ Hà Nội - Trung tâm nghiên cứu môi trường & cộng đồng Hà Nội 2010 |
Hệ thống quản lý mô tả trên đây là điển hình của cách quản lý từ trên xuống và coi kiểm soát xử phạt là biện pháp chủ yếu. Hệ thống này có một thuận lợi lớn là chức năng nhiệm vụ của các bên rất rõ ràng, các cấp đều biết mình phải làm gì, ở khâu nào, và chịu trách nhiệm như thế nào. Hệ thống này cũng cho phép sự nhất quán thông suốt từ trên xuống dưới và có thể triển khai diện rộng nhanh chóng theo pháp lệnh. Nó cũng cho phép huy động các cơ quan từ trên xuống dưới tham gia rầm rộ khi có các hoạt động cụ thể cho một mục tiêu nhất định hoặc công tác truyền thông, ví dụ như nhân ngày Bảo vệ Môi trường thế giới thì tổng vệ sinh các hồ. Tuy nhiên, nếu đặt vấn đề quản lý hồ theo quan điểm phát triển bền vững và bảo vệ sinh thái thì việc quản lý theo hệ thống trên sẽ bộc lộ những bất cập như sau:
1. Ở cấp bậc cao nhất trong thực hiện Luật, có tới năm Sở giúp cho UBND các chính sách về bảo vệ hồ. Mỗi sở đều có chức năng khai thác hồ từ các góc cạnh khác nhau, không xuất phát từ khía cạnh bảo vệ hệ sinh thái. Do vậy các chính sách đưa ra và các biện pháp thực hiện đều không coi cách tiếp cận hệ sinh thái là một chiến lược. Điều này khá nguy hiểm vì hệ sinh thái của hồ ao không được ưu tiên bảo vệ (không đạt được mục tiêu cao nhất đã được đặt ra trong điều 63 Luật Bảo vệ Môi trường).
2. Ở cấp bậc thứ hai là quận huyện: Nếu chính sách ở trên đưa xuống đã không theo cách tiếp cận hệ sinh thái, thường cấp quận và huyện cũng thực hiện như vậy. Do đó, sẽ có nhiều dự án liên quan đến làm sạch hồ, kè hồ, nạo vét hồ, nhưng rất ít khi xuất phát từ khía cạnh sinh thái mà nặng về thực hiện nhiệm vụ cụ thể. Việc kè hồ nhằm giúp giữ diện tích hồ không bị suy giảm nhưng có thể làm tê liệt hệ sinh thái bờ của hồ. Việc làm sạch hồ sẽ không có hiệu quả nếu rác và nước thải tiếp tục thải xuống hàng ngày. Có hồ kè rồi, làm sạch nước rồi chỉ sau một thời gian ngắn thì trông tù túng thảm hại là do cả hai cách trên đều chưa đủ để duy trì hệ sinh thái. Cách quản lý trên dẫn đến một hậu quả tai hại: Ai cũng hoàn thành được nhiệm vụ của mình nhưng hệ sinh thái hồ vẫn có thể chết mà không có ai phải chịu trách nhiệm.
3. Việc giám sát nhiệm vụ và kết quả: Chỉ nhìn sơ đồ quản lý trên, có thể thấy ngay việc giám sát chất lượng sinh thái hồ (sức khỏe của hồ) hoàn toàn thiếu vắng. Ai giám sát và giám sát cái gì, giám sát thế nào, và nếu phát hiện các vấn đề thì báo cáo với ai và ai là người có quyền quyết định giải quyết nhanh.
Mỗi hồ ở Hà Nội thường có ba đơn vị quản lý chính như các công ty cấp thoát nước quản lý nước hồ và lòng hồ, các công ty công viên cây xanh quản lý cây xanh ở hành lang bờ, các công ty môi trường đô thị thì chịu trách nhiệm về vệ sinh xung quanh bờ. Các công ty này gần như làm công tác trong tư thế hết sức bị động, vì hoàn toàn lệ thuộc vào ý thức của người dân và cộng đồng xung quanh.
Nếu nơi nào người dân có ý thức gìn giữ bảo vệ hồ, không xả rác thải ra thì công việc của các công ty trên đỡ vất vả. Nếu nơi nào ý thức của người dân không cao, dù có nỗ lực bao nhiêu cũng không thể theo kịp giải quyết ô nhiễm, tốn kém cả về tiền của và nhân lực, và tạo nhiều bức xúc. Thiệt thòi nhất lại cũng chính là những người dân và cộng đồng sống quanh hồ.
"Hồ Lấp Dần", "Hồ Đang Mất", câu chuyện không chỉ riêng của Hà Nội
Theo chúng tôi hiểu, chất lượng nước của bất cứ loại hồ nào khi có vấn đề đều có nguyên nhân. Ô nhiễm của các hồ thường có hiện tượng như quá nhiều bùn đáy, mùi trứng thối (do H2S) trong lớp bùn đáy, nhiều bèo, tảo và cá bị chết. Do thiếu những hiểu biết sâu xa về nguyên nhân nên biện pháp xử lý thường chỉ giải quyết triệu chứng, chứ không phải là xử lý nguyên nhân. Lấy thí dụ như đối với con người, khi nhức đầu người ta liền nghĩ ngay đến paracetamone do nó trị nhức đầu và các chứng đau. Nhưng nếu nguyên nhân đau lại là do ung thư thì sau khi dùng thuốc đỡ được ít lâu, nhức đầu lại trở lại và khi tìm ra được nguyên nhân thực sự thì bệnh nhân đã tử vong.
Nguyên nhân gây ô nhiễm các hồ còn do trong quá trình phát triển, khiến lòng hồ bị phù sa vô cơ bồi lắng. Hầu hết các hồ có bồi lắng hữu cơ (do lá rụng) mà vẫn không bị phú dưỡng là nhờ các điều kiện khí tượng thủy văn thích hợp trong đó việc đảo lộn lớp nước mặt thoáng khí xuống lớp đáy tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh hiếu khí trên lớp đáy tiêu thụ chất hữu cơ kể cả bùn. Các vi sinh này lại là nguồn thức ăn phong phú cho các loài động vật thủy sinh và cuối cùng nuôi sống các loài ăn thịt. Người ta đã tính được rằng 1 pound phốt pho xuất phát từ bồi lắng lòng hồ tạo nên 2 tấn bèo hoặc sản ra được 80 pound cá, vấn đề là phốt pho chuyển hóa theo hướng nào trong chuỗi dinh dưỡng (food chain).
Khi lớp đáy hồ không có ôxy, các vi sinh vật hiếu khí không thể sống được và do đó không có nguồn tiêu thụ lớp bùn đáy khiến lớp bùn ngày càng dầy. Nhiều hồ lớp bùn đáy chứa đầy chất hữu cơ với mùi trứng thối đặc trưng cho hậu quả của quá trình hoạt động của vi khuẩn và côn trùng tiêu thụ quá nhiều ô xy hòa tan trong quá trình ăn, khiến lượng ô xy giảm mạnh và kết quả là chất hữu cơ lắng đọng xuống lớp đáy. Hậu quả của bồi lắng chất hữu cơ đáy hồ là thiếu ô xy và sự sản sinh các khí độc có hàm lượng cao nơi đáy hồ.
Không phải chỉ riêng Hà Nội mà khắp nơi ở Việt Nam, từ thành thị cho đến nông thôn, người ta đã và đang ra sức lấp đi các hồ, ao vì nhiều mục đích khác nhau mà trong đó chủ yếu là để lấy đất xây dựng.
Một số hậu quả nhãn tiền là ngoài việc mất nhiều các giá trị về tài nguyên, còn mất dần hoặc mất hết các giá trị về dịch vụ môi trường như: úng ngập thường xẩy ra khi có mưa, nguồn nước ngầm cạn kiệt nghiêm trọng (ngoài lý do khai thác quá mức, còn do mất dần nguồn cung cấp), tình trạng ô nhiễm ngày càng gia tăng, khả năng điều hòa khí hậu trong và xung quanh hồ ngày càng kém hoặc không còn cảnh quan cho du lịch, giải trí…
Ngay các nước phát triển như Hoa Kỳ, phải trả giá rất đắt vì đã phá bỏ các vùng đất ngập nước trước đây, bây giờ họ đã và đang phải đầu tư rất tốn kém về tiền bạc và công sức để khôi phục lại các vùng đất ngập nước vì sự phát triển bền vững.
Nói tóm lại, cần phải bảo vệ các giá trị của hồ ao ở Hà Nội nói riêng và của cả nước nói chung vì thế hệ hôm nay và cả mai sau. Việc trước tiên là điều tra nghiên cứu, đánh giá, hiểu rõ bản chất các nguyên nhân gây ô nhiễm hồ và đặc trưng của từng hồ như tình trạng dinh dưỡng, phân bố nitơ và phốt pho theo mùa, nhiệt độ và oxy theo thời gian, và chế độ thủy văn của hồ. Từ các nguyên nhân sẽ đề xuất các giải pháp thích hợp. Đặc biệt, trong quản lý, nuôi dưỡng, bảo vệ, cải tạo các hồ thì việc quan tâm đến vòng bảo vệ xung quanh hồ từ 5-10 m là giải pháp rất hữu hiệu.
Chính quyền địa phương đóng vai trò trọng tâm trong công tác quản lý hồ, theo cơ chế phối hợp, đồng hợp tác với các cấp chính quyền trung ương và cộng đồng. Để chính quyền địa phương có thể thực hiện tốt công tác quản lý hồ, cần xây dựng đầy đủ cơ sở pháp lý và chú trọng tới việc nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý tại địa phương.
1. Ở cấp bậc cao nhất trong thực hiện Luật, có tới năm Sở giúp cho UBND các chính sách về bảo vệ hồ. Mỗi sở đều có chức năng khai thác hồ từ các góc cạnh khác nhau, không xuất phát từ khía cạnh bảo vệ hệ sinh thái. Do vậy các chính sách đưa ra và các biện pháp thực hiện đều không coi cách tiếp cận hệ sinh thái là một chiến lược. Điều này khá nguy hiểm vì hệ sinh thái của hồ ao không được ưu tiên bảo vệ (không đạt được mục tiêu cao nhất đã được đặt ra trong điều 63 Luật Bảo vệ Môi trường).
2. Ở cấp bậc thứ hai là quận huyện: Nếu chính sách ở trên đưa xuống đã không theo cách tiếp cận hệ sinh thái, thường cấp quận và huyện cũng thực hiện như vậy. Do đó, sẽ có nhiều dự án liên quan đến làm sạch hồ, kè hồ, nạo vét hồ, nhưng rất ít khi xuất phát từ khía cạnh sinh thái mà nặng về thực hiện nhiệm vụ cụ thể. Việc kè hồ nhằm giúp giữ diện tích hồ không bị suy giảm nhưng có thể làm tê liệt hệ sinh thái bờ của hồ. Việc làm sạch hồ sẽ không có hiệu quả nếu rác và nước thải tiếp tục thải xuống hàng ngày. Có hồ kè rồi, làm sạch nước rồi chỉ sau một thời gian ngắn thì trông tù túng thảm hại là do cả hai cách trên đều chưa đủ để duy trì hệ sinh thái. Cách quản lý trên dẫn đến một hậu quả tai hại: Ai cũng hoàn thành được nhiệm vụ của mình nhưng hệ sinh thái hồ vẫn có thể chết mà không có ai phải chịu trách nhiệm.
3. Việc giám sát nhiệm vụ và kết quả: Chỉ nhìn sơ đồ quản lý trên, có thể thấy ngay việc giám sát chất lượng sinh thái hồ (sức khỏe của hồ) hoàn toàn thiếu vắng. Ai giám sát và giám sát cái gì, giám sát thế nào, và nếu phát hiện các vấn đề thì báo cáo với ai và ai là người có quyền quyết định giải quyết nhanh.
Mỗi hồ ở Hà Nội thường có ba đơn vị quản lý chính như các công ty cấp thoát nước quản lý nước hồ và lòng hồ, các công ty công viên cây xanh quản lý cây xanh ở hành lang bờ, các công ty môi trường đô thị thì chịu trách nhiệm về vệ sinh xung quanh bờ. Các công ty này gần như làm công tác trong tư thế hết sức bị động, vì hoàn toàn lệ thuộc vào ý thức của người dân và cộng đồng xung quanh.
Nếu nơi nào người dân có ý thức gìn giữ bảo vệ hồ, không xả rác thải ra thì công việc của các công ty trên đỡ vất vả. Nếu nơi nào ý thức của người dân không cao, dù có nỗ lực bao nhiêu cũng không thể theo kịp giải quyết ô nhiễm, tốn kém cả về tiền của và nhân lực, và tạo nhiều bức xúc. Thiệt thòi nhất lại cũng chính là những người dân và cộng đồng sống quanh hồ.
"Hồ Lấp Dần", "Hồ Đang Mất", câu chuyện không chỉ riêng của Hà Nội
Theo chúng tôi hiểu, chất lượng nước của bất cứ loại hồ nào khi có vấn đề đều có nguyên nhân. Ô nhiễm của các hồ thường có hiện tượng như quá nhiều bùn đáy, mùi trứng thối (do H2S) trong lớp bùn đáy, nhiều bèo, tảo và cá bị chết. Do thiếu những hiểu biết sâu xa về nguyên nhân nên biện pháp xử lý thường chỉ giải quyết triệu chứng, chứ không phải là xử lý nguyên nhân. Lấy thí dụ như đối với con người, khi nhức đầu người ta liền nghĩ ngay đến paracetamone do nó trị nhức đầu và các chứng đau. Nhưng nếu nguyên nhân đau lại là do ung thư thì sau khi dùng thuốc đỡ được ít lâu, nhức đầu lại trở lại và khi tìm ra được nguyên nhân thực sự thì bệnh nhân đã tử vong.
Hồ Gươm đang được gấp rút làm sạch đón cụ Rùa trở lại. |
Nguyên nhân gây ô nhiễm các hồ còn do trong quá trình phát triển, khiến lòng hồ bị phù sa vô cơ bồi lắng. Hầu hết các hồ có bồi lắng hữu cơ (do lá rụng) mà vẫn không bị phú dưỡng là nhờ các điều kiện khí tượng thủy văn thích hợp trong đó việc đảo lộn lớp nước mặt thoáng khí xuống lớp đáy tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh hiếu khí trên lớp đáy tiêu thụ chất hữu cơ kể cả bùn. Các vi sinh này lại là nguồn thức ăn phong phú cho các loài động vật thủy sinh và cuối cùng nuôi sống các loài ăn thịt. Người ta đã tính được rằng 1 pound phốt pho xuất phát từ bồi lắng lòng hồ tạo nên 2 tấn bèo hoặc sản ra được 80 pound cá, vấn đề là phốt pho chuyển hóa theo hướng nào trong chuỗi dinh dưỡng (food chain).
Khi lớp đáy hồ không có ôxy, các vi sinh vật hiếu khí không thể sống được và do đó không có nguồn tiêu thụ lớp bùn đáy khiến lớp bùn ngày càng dầy. Nhiều hồ lớp bùn đáy chứa đầy chất hữu cơ với mùi trứng thối đặc trưng cho hậu quả của quá trình hoạt động của vi khuẩn và côn trùng tiêu thụ quá nhiều ô xy hòa tan trong quá trình ăn, khiến lượng ô xy giảm mạnh và kết quả là chất hữu cơ lắng đọng xuống lớp đáy. Hậu quả của bồi lắng chất hữu cơ đáy hồ là thiếu ô xy và sự sản sinh các khí độc có hàm lượng cao nơi đáy hồ.
Không phải chỉ riêng Hà Nội mà khắp nơi ở Việt Nam, từ thành thị cho đến nông thôn, người ta đã và đang ra sức lấp đi các hồ, ao vì nhiều mục đích khác nhau mà trong đó chủ yếu là để lấy đất xây dựng.
Một số hậu quả nhãn tiền là ngoài việc mất nhiều các giá trị về tài nguyên, còn mất dần hoặc mất hết các giá trị về dịch vụ môi trường như: úng ngập thường xẩy ra khi có mưa, nguồn nước ngầm cạn kiệt nghiêm trọng (ngoài lý do khai thác quá mức, còn do mất dần nguồn cung cấp), tình trạng ô nhiễm ngày càng gia tăng, khả năng điều hòa khí hậu trong và xung quanh hồ ngày càng kém hoặc không còn cảnh quan cho du lịch, giải trí…
Ngay các nước phát triển như Hoa Kỳ, phải trả giá rất đắt vì đã phá bỏ các vùng đất ngập nước trước đây, bây giờ họ đã và đang phải đầu tư rất tốn kém về tiền bạc và công sức để khôi phục lại các vùng đất ngập nước vì sự phát triển bền vững.
Nói tóm lại, cần phải bảo vệ các giá trị của hồ ao ở Hà Nội nói riêng và của cả nước nói chung vì thế hệ hôm nay và cả mai sau. Việc trước tiên là điều tra nghiên cứu, đánh giá, hiểu rõ bản chất các nguyên nhân gây ô nhiễm hồ và đặc trưng của từng hồ như tình trạng dinh dưỡng, phân bố nitơ và phốt pho theo mùa, nhiệt độ và oxy theo thời gian, và chế độ thủy văn của hồ. Từ các nguyên nhân sẽ đề xuất các giải pháp thích hợp. Đặc biệt, trong quản lý, nuôi dưỡng, bảo vệ, cải tạo các hồ thì việc quan tâm đến vòng bảo vệ xung quanh hồ từ 5-10 m là giải pháp rất hữu hiệu.
Chính quyền địa phương đóng vai trò trọng tâm trong công tác quản lý hồ, theo cơ chế phối hợp, đồng hợp tác với các cấp chính quyền trung ương và cộng đồng. Để chính quyền địa phương có thể thực hiện tốt công tác quản lý hồ, cần xây dựng đầy đủ cơ sở pháp lý và chú trọng tới việc nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý tại địa phương.
Việc quản lý chỉ có thể thực sự thành công và bền vững nếu chính quyền biết dựa vào cộng đồng, tôn trọng, và huy động sự tham gia của người dân trong công tác quản lý hồ. Vấn đề ở đây không chỉ đơn thuần là quản lý hồ mà là giữ và nâng hồ thành những thương hiệu điểm đến (destination brand) đối với người dân thành phố từng ngày và đối với du khách đến với những thương hiệu hồ trong lòng Hà Nội.
TS Tô Văn Trường
TS Tô Văn Trường
.