Bão giá, trẻ mầm non chỉ được ăn cá thu 1 lần/tuần
24/05/2011 10:48:24
- Hai đợt tăng giá xăng đã khiến giá các loại thực phẩm “đội” lên nhiều so với trước Tết. Song, hiện tại, nhiều trường học tại TP.HCM, Bình Dương vẫn chưa có quyết định tăng giá cho khẩu phần ăn của học sinh bán trú.
Ăn cá thu 1 lần/tuần
Cô Lê Thị Ngọc Giàu, Hiệu trưởng Trường Mầm non Sơn Ca 9 (quận Phú Nhuận) cho hay, hiện những học sinh bán trú của nhà trường vẫn được duy trì 2 khẩu phần ăn hàng ngày (gồm bữa trưa và bữa xế) với giá 17.000 đồng. Mức giá này được áp dụng từ tháng 9/2010.
Để “gánh gồng” cùng bão giá, nhà trường đã có nhiều cách thức để vẫn lo cho các em những bữa ăn giàu chất dinh dưỡng. Chẳng hạn, hạn chế tần suất ăn các loại thức ăn và trái cây đắt tiền, thay thế các loại nước uống như sinh tố mãng cầu, vú sữa…bằng sinh tố cà rốt, thơm… Nếu trước đây, mỗi tuần, các em được ăn cá thu 2 lần thì nay giảm xuống 1 lần, thay vào đó là cá basa, cá lóc phi lê…
Tuy nhiên, cô Lê Thị Ngọc Giàu khẳng định: tất cả mọi sự thay đổi trong khẩu phần ăn của các em đều dựa trên nguyên tắc đủ chất dinh dưỡng, hài hòa giữa nguồn đạm động vật và đạm thực vật.
Ăn cá thu 1 lần/tuần
Cô Lê Thị Ngọc Giàu, Hiệu trưởng Trường Mầm non Sơn Ca 9 (quận Phú Nhuận) cho hay, hiện những học sinh bán trú của nhà trường vẫn được duy trì 2 khẩu phần ăn hàng ngày (gồm bữa trưa và bữa xế) với giá 17.000 đồng. Mức giá này được áp dụng từ tháng 9/2010.
Để “gánh gồng” cùng bão giá, nhà trường đã có nhiều cách thức để vẫn lo cho các em những bữa ăn giàu chất dinh dưỡng. Chẳng hạn, hạn chế tần suất ăn các loại thức ăn và trái cây đắt tiền, thay thế các loại nước uống như sinh tố mãng cầu, vú sữa…bằng sinh tố cà rốt, thơm… Nếu trước đây, mỗi tuần, các em được ăn cá thu 2 lần thì nay giảm xuống 1 lần, thay vào đó là cá basa, cá lóc phi lê…
Tuy nhiên, cô Lê Thị Ngọc Giàu khẳng định: tất cả mọi sự thay đổi trong khẩu phần ăn của các em đều dựa trên nguyên tắc đủ chất dinh dưỡng, hài hòa giữa nguồn đạm động vật và đạm thực vật.
Bữa ăn trưa tại trường mầm non tư thục Sơn ca 9, Phú Nhuận, TP.HCM |
Thực đơn của các học sinh bán trú tại Trường Tiểu học Kim Đồng (quận Gò Vấp) cũng đã được thay đổi để thích nghi với giá cả. Theo đó, các món canh rau nấu với thịt, xương sẽ giảm 1 - 2 bữa trong tuần. Phần ăn tráng miệng của trẻ thường là bánh flan, rau câu, yaourt, giờ trong cơn “bão giá” được thay thế bằng các loại trái cây như chuối, củ sắn.
Thấu hiểu được tình hình khó khăn của trường học, nhiều phụ huynh đã tìm mọi cách bù đắp thêm cho bữa ăn của con em. Cả tháng nay, khi đưa con đi học mỗi sáng, chị Thu Hương (có con 5 tuổi đi học tại một trường mẫu giáo quận 12) lại bỏ thêm trong ba lô của con một ít bánh, trái cây, sữa… “Trẻ con đang ở tuổi phát triển mà chỉ chỉ ăn với khẩu phần 17.000 đồng/ngày trong khi giá cả leo thang như hiện nay thì thương con quá”, chị Hương bộc lộ lo lắng.
Thấu hiểu được tình hình khó khăn của trường học, nhiều phụ huynh đã tìm mọi cách bù đắp thêm cho bữa ăn của con em. Cả tháng nay, khi đưa con đi học mỗi sáng, chị Thu Hương (có con 5 tuổi đi học tại một trường mẫu giáo quận 12) lại bỏ thêm trong ba lô của con một ít bánh, trái cây, sữa… “Trẻ con đang ở tuổi phát triển mà chỉ chỉ ăn với khẩu phần 17.000 đồng/ngày trong khi giá cả leo thang như hiện nay thì thương con quá”, chị Hương bộc lộ lo lắng.
Khó khăn là thế nhưng hiện tại, các trường bán trú đều đang “xoay” mọi cách để lo cho bữa ăn của học sinh. Hiệu trưởng một trường Tiểu học quận Tân Bình cho hay, muốn tăng giá bữa ăn cho học sinh, nhà trường cần bàn bạc với hội Phụ huynh Nhà trường và nhận được sự chỉ đạo chung của Sở Giáo dục- Đào tạo chứ không thể tùy tiện.
Đầu bếp mầm non mua sỉ ở siêu thị cho rẻ
Giá thực phẩm, giá gas tăng mạnh trong thời gian gần đây khiến cho những nhà trẻ tư nhân gặp nhiều khó khăn. Hầu hết các trường “ráng co kéo” cho đến hết hè chứ tăng học phí, tăng tiền ăn phụ huynh sẽ phản ứng. Bởi, phụ huynh cũng khó, hơn 90% phụ huynh là công nhân lao động.
Thực đơn của bé tại cơ sở mầm non Vinh Sơn, phường Phú Hòa, TX.TDM |
Ông Nguyễn Viết Hiếu, chủ nhân 3 cơ sở Mầm non tư thục Tại Bình Dương là Trường Bé yêu 1, Bé yêu 2 và cơ sở Vinh Sơn cho biết: “Mấy tháng qua, các cơ sở rất khó khăn với bài toán tiền ăn cho trẻ, nhưng đành phải… ráng hết sức”.
Hiện, cả 3 cơ sở của ông Hiếu có 830 trẻ của 2 nhóm lớp (nhóm trẻ và lớp chồi, lá). Ở đây nhận trẻ từ 12 tháng. Nhóm trẻ từ 12 đến 36 tháng, nhóm lớp tứ 36 tháng đến 5 tuổi nên có 2 chế độ ăn uống. Học phí nhóm trẻ: 220.000đồng/ tháng/ bé và nhóm lớp: 180.000 đồng/ tháng/bé. Tiền ăn: nhóm trẻ 14.000 đồng/ ngày/bé và nhóm lớp là 15.000 đồng/ ngày/bé. Đây là số tiền chợ chứ chưa kể gas, điện, nước. Riêng 3 khoản gas, điện, nước tính chung khoản 2000 đồng/ngày/bé.
Theo cô Ngô Thị Tuyết Mai, phụ trách việc “đi chợ” hàng ngày ở cả 3 cơ sở thì: “Không còn cách nào khác là phải bỏ công ra đi mua hàng. Trường mua hàng sỉ ở Metro. Xúc xích thì lấy tận công ty Vissan. Cá mua tại Công ty Đại Mỹ Hưng (Khu dân cư Phú Hòa, TX. Thủ Dầu Một). Rau củ mua tại chợ chợ đầu mối Phú Hòa để có giá rẻ nhất. Trường cũng thương lượng với nhà cung cấp để họ “du di” không tăng giá cao quá như ở các chợ lẻ”…
Các cô cấp dưỡng chuẩn bị bữa trưa cho trẻ |
Cô Mai cho biết thêm: chưa bao giờ giá cả “căng” như dịp này. Người đi chợ phải căn cơ đến nỗi, “né” những ngày rằm thì không mua nấm rơm! Bởi, giá nấm những ngày này có thể tăng gấp đôi so với bình thường…
Giá nước uống tăng thêm vài ngàn đồng/ bình. “Khủng” nhất là giá gas tăng. Số tiền gas tăng cộng thêm tiền nước uống, thực phẩm buộc các trường tư thục phải tự cân đối thu chi để duy trì hoạt động. Để không giảm chất lượng bữa ăn của trẻ, ông Hiếu cho biết trong Ban điều hành trường đã tinh gọn bộ máy văn phòng, tiết kiệm những khoản có thể để bù tiền ăn. Tất cả phải “ráng” đến qua hè, vào năm học mới, trường mới tính toán biểu giá khác để phù hợp với thời giá…
Quỳnh Như - Phan Tú
.