Vụ chìm tàu: Du lịch hay giao thông sai?

- Trao đổi với VietNamNet xung quanh vụ tai nạn chìm tàu nổi Dìn Ký, ông Trần Văn Cừu, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Bộ GTVT) cho biết: Ngành giao thông đường thủy nội địa đã không cấp phép bến và xử phạt nhưng ngành du lịch lại cấp phép cho doanh nghiệp kinh doanh. Đó là cái sai của quản lý ngành du lịch”.

Toàn cảnh vụ chìm tàu
Vụ tai nạn chìm tàu kinh hoàng xảy ra vào chiều tối 20/5 đã làm 16 người thiệt mạng, trong đó có nhiều trẻ em, người nước ngoài.


- Thưa ông, sau vụ tai nạn tàu gỗ làm 10 người chết ở Quảng Ninh chưa lâu thì lại xảy ra vụ tai nạn tàu nhà hàng nổi Dìn Ký, Bình Dương khiến 16 người thiệt mạng. Ông đánh giá như thế nào về mức độ an toàn của loại hình phương tiện giao thông đường thủy này?

Đùng là thời gian vừa qua có xảy ra một số vụ tai nạn tàu chở khách bằng gỗ, điển hình là vụ tai nạn xảy ra ở Quảng Ninh và mới đây là vụ tai nạn Dìn Ký ở Bình Dương. Chỉ trong một thời gian ngắn để xảy ra hai vụ tai nạn thương tâm thì đây là vấn đề các cơ quan quản lý cần nghiên cứu và có các giải pháp để đảm bảo an toàn cho loại phương tiên giao thông này.

Sau khi vụ chìm tàu xảy ra, Bộ GTVT đã thành lập đoàn kiểm tra vào làm việc với tỉnh Bình Dương và TP.HCM. Sau khi có kết quả làm việc với hai địa phương có tàu khách bằng gỗ này, trên cơ sở của vụ việc, Bộ sẽ nghiên cứu và có chỉ đạo cụ thể.

- Vụ chìm tàu Dìn Ký khiến 16 người thiệt mạng, phải chăng công tác sát hạch, kiểm định, cấp bằng điều khiển phương tiện của chủ tàu vẫn còn buông lỏng?

Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Trần Văn Cừu

Trước khi hoạt động, tàu phải đảm bảo đầy đủ các quy trình pháp lý về cấp giấy phép tàu, chứng chỉ chuyên môn cho người điều khiển, đăng kiểm của ngành đường thủy nội địa.

Trong vụ tàu chìm này, trách nhiệm thuộc về chủ tàu khi hoạt động trong bến không phép, người điều khiển không có chứng chỉ chuyên môn. Ngoài ra, cơ quan chức năng đã kiểm tra, đình chỉ tàu nhưng vẫn cố tình hoạt động.

Cụ thể, trong văn bản gửi Cục Đường thủy Nội địa, Thượng tá Nguyễn Thành Công, Phó trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Bình Dương đã ký quyết định kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong ngày 12/3 đối với chủ doanh nghiệp tư nhân Dìn Ký với nội dung xử phạt vi phạm mở bến thủy khi chưa được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền, đồng thời đình chỉ hoạt động của bến đến khi có giấy phép đúng quy định, mức xử phạt là 1,5 triệu đồng.

- Tàu Dìn Ký lại giao cho người chưa có chứng chỉ chuyên môn, đã đình chỉ nhưng vẫn cố tình hoạt động. Vậy, phải chăng công tác kiểm tra, giám sát và chế tài xử phạt của lực lượng chức năng chưa đủ sức “răn đe” để doanh nghiệp này vẫn vi phạm?

Các lực lượng chức năng không phải lúc nào cũng ở đó để giám sát kiểm tra được dù đã có những biện pháp xử phạt.

Vấn đề chính vẫn là ý thức của chủ phương tiện và chủ doanh nghiệp khi tham gia giao thông quá kém dẫn đến tai nạn đáng tiếc.

- Vụ chìm tàu này, trách nhiệm không chỉ có chủ tàu mà còn có cả cơ quan chức năng mà ở đây là Cục Đường thủy, Tổng Cục du lịch?

Trách nhiệm chung thuộc về cơ quan quản lý chức năng, trong đó có ngành đường thủy và du lịch. Việc kiểm tra xử lý vi phạm, trong tháng ba vừa qua Sở GTVT Bình Dương đã làm hết chức năng và nhiệm vụ của ngành.

Cụ thể, Sở GTVT Bình Dương đã phối hợp với Cảng vụ Hàng hải, Cảnh sát giao thông đường thủy, đơn vị đăng kiểm tiến hành kiểm tra các tàu nhà hàng, tàu cánh ngầm hoạt động tại Bình Dương. Kiểm tra về điều kiện đảm bảo an toàn kỹ thuật, môi trường của phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn, phao cứu sinh và các chứng chỉ chuyên môn của người điều khiển.

- Nhưng trong vụ tai nạn chìm tàu Dìn Ký, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương cho biết: “Việc này thuộc về trách nhiệm của Sở Giao thông Vận tải”?

Ở vụ việc này, ngành giao thông đường thủy nội địa đã không cấp phép bến, đình chỉ và xử phạt rồi nhưng ngành du lịch lại vẫn cấp phép cho họ vào kinh doanh thì đó là cái sai quản lý của ngành du lịch. 

Từ trước đến nay đã có thông tư quy định rõ về trách nhiệm của ngành giao thông và du lịch, tuy nhiên thông tư đánh giá mức độ tuân thủ của ngành du lịch lại không thuộc thẩm quyền của ngành giao thông vận tải.

- Như vậy khả năng phối hợp trong việc quản lý phương tiện giữa Cục Đường thủy và Tổng Cục Du lịch chưa được đồng bộ?

Thời gian qua, Cục Đường thủy đã làm hết nhiệm vụ và chức năng. Tuy nhiên, Cục sẽ nghiên cứu phối hợp với Tổng cục Du lịch phải làm sao có các quy định đầy đủ hơn nữa cho hoạt động kinh doanh bằng tàu gỗ du lịch, đặc biệt là tiêu chuẩn phải đảm bảo an toàn.

- Tai nạn giao thông đường thủy ít nhưng số người chết chiếm tỉ lệ khá cao so với các tai nạn giao thông khác. Ông nhận định vấn đề này như thế nào?

Trên thực tế, các tai nạn đường thủy thường xảy ra sự cố bất ngờ nên khả năng ứng phó rất khó.

Hiện tiêu chuẩn hệ số an toàn của phương tiện đường thủy là 1,2-1,5 nhưng sau những sự cố chìm tàu trong thời gian qua vấn đề này sẽ được làm rõ hơn về tính chất kỹ thuật tàu thuyền.

Ngoài ra, Luật đường thủy cũng chưa quy định bắt buộc người đi tàu phải mặc áo phao mà chỉ dừng lại ở việc vận động nên khi tham gia lưu thông đường thủy, ý thức của chủ tàu và người đi là chưa cao.

- Trong thời gian tới, Cục Đường thủy nội địa sẽ có những biện pháp nào để các vụ tai nạn tàu du lịch thương tâm sẽ không còn tái diễn?

Theo tôi các chủ tàu và người điều khiển phương tiện cần thực hiện đúng theo quy định pháp lý của ngành đường thủy. Đây chính là vấn đề then chốt để giải quyết các vụ tai nạn giao thông.

- Xin cảm ơn ông!

Vũ Điệp (Thực hiện)

Toàn cảnh vụ chìm tàu
Vụ tai nạn chìm tàu kinh hoàng xảy ra vào chiều tối 20/5 đã làm 16 người thiệt mạng, trong đó có nhiều trẻ em, người nước ngoài.


E-mail người nhận:
Họ tên người gửi:
E-mail người gửi:
Nội dung:
Ý kiến của bạn
E-mail |  Bản In |  Chia sẻ  
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu và không quá 1000 chữ
Tin khác
,
,
© 2010 Báo VietNamNet. All rights reserved. Thông tin Tòa soạn
® Ghi rõ nguồn "VietNamNet" khi phát hành lại thông tin từ website này.
,