Thi tốt nghiệp, thầy giáo thà nhịn sướng còn hơn
Cập nhật lúc 24/05/2011 01:00:00 PM (GMT+7)
- Sau khi một số giáo viên nói thật về việc sợ trông và chấm thi tốt nghiệp do ngại tiêu cực, một số giáo viên khác cũng đưa ra quan điểm của mình về vấn đề này.
Một thầy giáo ở Hòa Bình đã gửi ý kiến về VietNamNet, lý giải một "yếu tố" then chốt gây nên nỗi sợ hãi này. Cũng theo thầy giáo trên, nếu vượt "sướng" thành công, nạn tiêu cực trong thi cử, đặc biệt là trong kỳ thi tốt nghiệp sẽ giảm hẳn.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT lại đến gần. Ở các trường PTHT những ngày này không khí mùa thi cũng đã bắt đầu nóng lên. Bên cạnh nhiệm vụ học sinh phải ôn thi, còn một nhiệm vụ cũng không kém phần quan trọng nữa là khoản đóng góp trước khi thi tốt nghiệp. Khoản đóng góp này là “tự nguyện” nên nó được thực hiện rất nhanh với số tiền không nhỏ…
Là giáo viên, tôi đã chứng kiến nhiều lần thi tốt nghiệp của học sinh cuối cấp. Có lẽ đã thành thông lệ, học sinh chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT là phải đóng góp với tinh thần là “tự nguyện” cho kỳ thi với tên gọi là “hỗ trợ thi tốt nghiệp”ở trường của mình. Có thể mức thu mỗi trường có khác nhau, nhưng cùng chung mục đích mà có lẽ… ai cũng hiểu.
Bài viết này tôi không có ý định nói về “dịch loạn thu” ở các trường học mà chỉ xin đề cập đến chuyện “tự nguyện” đóng góp của phụ huynh học sinh trước kỳ thi tốt nghiệp.
Những người trong ngành giáo dục đều biết, đi coi thi là nhiệm vụ của giáo viên, và tất nhiên cũng có chế độ cho giáo viên (vài chục nghìn đồng/ngày). Người viết bài này cũng đã đi làm thi nhiều lần và cũng đã nhận được chế độ đủ để sinh hoạt ở mức trung bình, khi đến nơi làm thi được trường sở tại (nơi giáo viên đến coi thi) tạo điều kiện cho chỗ ngủ, nơi sinh hoạt. Đó là nhiệm vụ và quyền lợi cơ bản khi giáo viên đi làm thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Nhưng trên thực tế, khi đến nơi làm thi, chúng tôi được hưởng nhiều hơn thế về quyền lợi. Bên cạnh được nhận đủ chế độ thì giáo viên còn được trường sở tại đón tiếp cẩn thận như mời ăn trong quá trình làm thi, được nhà trường tặng một khoản tiền nhất định khi làm xong nhiệm vụ…
Có lẽ đây là tinh thần hiếu khách của các trường học, giáo viên đến làm thi sẽ rất vui khi được đón tiếp trịnh trọng như thế (?!)
Rồi trong quá trình làm thi, phần lớn giáo viên (trong đó có cả tôi) phải “làm ngơ” trước “những điều trông thấy” trong kỳ thi. Đó là cảnh học sinh chép bài của nhau hay sử dụng tài liệu một cách tự do.
Sở dĩ có điều trên là khi đón tiếp chúng tôi các trường sở tại đã khéo léo “nhờ” các thầy cô giáo tạo điều kiện cho các em làm bài tốt hay “coi các em học sinh ở đây như học sinh của mình”…
Cũng có giáo viên muốn làm nghiêm túc trong kỳ thi với tinh thần “hai không” nhưng trước những áp lực về những điều đã, đang, có thể sẽ diến ra trong và sau kỳ thi, nên nhiều giáo viên đến làm thi dù muốn hay không thì cơ bản cũng phải làm theo số đông!
Để có kinh phí đón tiếp thịnh soạn cho hội đồng thi, nhiều trường học phải thu tiền của học sinh với danh nghĩa “hỗ trợ thi tốt nghiệp” với khoản thu có lẽ còn lớn hơn cả học phí. Nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn cũng phải “nghiến răng” mà nộp, bởi nếu không nộp sẽ có khả năng không được thi (bởi khoản thu này đã thông qua, nhất trí của “lãnh đạo” hội nghị phụ huynh học sinh)
Thiết nghĩ, nếu cơ quan chủ quản của ngành giáo dục cùng các địa phương, các trường THPT mà thực hiện không thu tiền của học sinh để “hỗ trợ thi” mà chỉ chi trả giáo viên đến làm thi đúng chế độ thì sẽ giảm nhiều tiêu cực trong thi cử.
Là giáo viên, chúng tôi rất muốn chia sẻ những khó khăn với học sinh và các trường. Chúng tôi chỉ muốn nhận đúng chế độ của mình (nếu hỗ trợ, hãy hỗ trợ chúng tôi chỗ ngủ, nơi sinh hoạt) và thực hiện đúng nhiệm vụ, vai trò của giám thị trong kỳ thi.
Một thầy giáo ở Hòa Bình đã gửi ý kiến về VietNamNet, lý giải một "yếu tố" then chốt gây nên nỗi sợ hãi này. Cũng theo thầy giáo trên, nếu vượt "sướng" thành công, nạn tiêu cực trong thi cử, đặc biệt là trong kỳ thi tốt nghiệp sẽ giảm hẳn.
Hình minh họa học sinh trong kỳ thi tốt nghiệp. Ảnh: VietNamNet |
Kỳ thi tốt nghiệp THPT lại đến gần. Ở các trường PTHT những ngày này không khí mùa thi cũng đã bắt đầu nóng lên. Bên cạnh nhiệm vụ học sinh phải ôn thi, còn một nhiệm vụ cũng không kém phần quan trọng nữa là khoản đóng góp trước khi thi tốt nghiệp. Khoản đóng góp này là “tự nguyện” nên nó được thực hiện rất nhanh với số tiền không nhỏ…
Là giáo viên, tôi đã chứng kiến nhiều lần thi tốt nghiệp của học sinh cuối cấp. Có lẽ đã thành thông lệ, học sinh chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT là phải đóng góp với tinh thần là “tự nguyện” cho kỳ thi với tên gọi là “hỗ trợ thi tốt nghiệp”ở trường của mình. Có thể mức thu mỗi trường có khác nhau, nhưng cùng chung mục đích mà có lẽ… ai cũng hiểu.
Bài viết này tôi không có ý định nói về “dịch loạn thu” ở các trường học mà chỉ xin đề cập đến chuyện “tự nguyện” đóng góp của phụ huynh học sinh trước kỳ thi tốt nghiệp.
Những người trong ngành giáo dục đều biết, đi coi thi là nhiệm vụ của giáo viên, và tất nhiên cũng có chế độ cho giáo viên (vài chục nghìn đồng/ngày). Người viết bài này cũng đã đi làm thi nhiều lần và cũng đã nhận được chế độ đủ để sinh hoạt ở mức trung bình, khi đến nơi làm thi được trường sở tại (nơi giáo viên đến coi thi) tạo điều kiện cho chỗ ngủ, nơi sinh hoạt. Đó là nhiệm vụ và quyền lợi cơ bản khi giáo viên đi làm thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Nhưng trên thực tế, khi đến nơi làm thi, chúng tôi được hưởng nhiều hơn thế về quyền lợi. Bên cạnh được nhận đủ chế độ thì giáo viên còn được trường sở tại đón tiếp cẩn thận như mời ăn trong quá trình làm thi, được nhà trường tặng một khoản tiền nhất định khi làm xong nhiệm vụ…
Có lẽ đây là tinh thần hiếu khách của các trường học, giáo viên đến làm thi sẽ rất vui khi được đón tiếp trịnh trọng như thế (?!)
Rồi trong quá trình làm thi, phần lớn giáo viên (trong đó có cả tôi) phải “làm ngơ” trước “những điều trông thấy” trong kỳ thi. Đó là cảnh học sinh chép bài của nhau hay sử dụng tài liệu một cách tự do.
Sở dĩ có điều trên là khi đón tiếp chúng tôi các trường sở tại đã khéo léo “nhờ” các thầy cô giáo tạo điều kiện cho các em làm bài tốt hay “coi các em học sinh ở đây như học sinh của mình”…
Cũng có giáo viên muốn làm nghiêm túc trong kỳ thi với tinh thần “hai không” nhưng trước những áp lực về những điều đã, đang, có thể sẽ diến ra trong và sau kỳ thi, nên nhiều giáo viên đến làm thi dù muốn hay không thì cơ bản cũng phải làm theo số đông!
Để có kinh phí đón tiếp thịnh soạn cho hội đồng thi, nhiều trường học phải thu tiền của học sinh với danh nghĩa “hỗ trợ thi tốt nghiệp” với khoản thu có lẽ còn lớn hơn cả học phí. Nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn cũng phải “nghiến răng” mà nộp, bởi nếu không nộp sẽ có khả năng không được thi (bởi khoản thu này đã thông qua, nhất trí của “lãnh đạo” hội nghị phụ huynh học sinh)
Thiết nghĩ, nếu cơ quan chủ quản của ngành giáo dục cùng các địa phương, các trường THPT mà thực hiện không thu tiền của học sinh để “hỗ trợ thi” mà chỉ chi trả giáo viên đến làm thi đúng chế độ thì sẽ giảm nhiều tiêu cực trong thi cử.
Là giáo viên, chúng tôi rất muốn chia sẻ những khó khăn với học sinh và các trường. Chúng tôi chỉ muốn nhận đúng chế độ của mình (nếu hỗ trợ, hãy hỗ trợ chúng tôi chỗ ngủ, nơi sinh hoạt) và thực hiện đúng nhiệm vụ, vai trò của giám thị trong kỳ thi.
- Đinh Công Tiến – Duy Tuấn (ghi)