Sau khi đăng tải bức thư của em học sinh Phạm Thị Mẫn. VietNamNet nhận được những ý kiến của độc giả về thực trạng học và dạy văn nói chung và trong giáo dục nói riêng. Sau đây là những ý kiến phản hồi để bạn đọc có cái nhìn đa chiều.
TIN BÀI LIÊN QUAN
Sự thật mà ai đi học cũng biết
Họ và tên: Quyet Vu
"Tôi là người công tác trong ngành giáo dục gần 10 năm,những điều tôi chứng kiến rất đúng với những gì em Mẫn viết, một sự thật mà bấy lâu nay ai đã từng đi học đều biết nhưng không ai dám nói. Sẽ chỉ là ném đá ao bèo sau bài viết này bởi tại thời điểm này có quá ít người trong ngành giáo dục nói riêng và trong xã hội này nói chung dám nhìn thẳng vào sự thật!
Những người dám nhìn thẳng thì phần nhiều lại là những người không có thực quyền để chữa căn bệnh đó. Nếu không có sự thay đổi triệt để, Giáo dục Việt nam sẽ vẫn mãi ở trong cái vòng luẩn quẩn này. Đất nước Việt nam này sẽ ngày càng tụt hậu".
Họ và tên: Nhan Nguyen
Theo tôi những điều em viết trong thư phản ánh đúng 90% những hiện tượng trong môi trường sư phạm hiện nay. Có lẽ “người trong cuộc” biết rõ điều này hơn em Mẫn nhiều, nhưng chẳng lẽ lại “vạch áo cho người xem lưng”.
Họ và tên: Phan Hà
Tôi cũng là một giáo viên dạy THCS thấy rằng ý kiến của em Mẫn đúng là hiện tượng chung trong các nhà trường, ở các cấp học. Tất nhiên không phải toàn bộ các trường, các thầy cô nhưng hầu như không thầy cô nào phản đối điều đó. Nơi chúng tôi dạy chủ yếu là học sinh dân tộc, 20/11 thầy cô nào được tặng một bông hoa, một cuốn sổ là hạnh phúc lắm rồi nhưng vẫn có một số hiện tượng như em Mẫn đã nêu.
Hoàn cảnh đưa đẩy
Họ và tên: Nhat Luong
Tôi là 1 học sinh lớp 12 và bây giờ đã sắp hết thời học sinh. Qua 12 năm học, tôi nhận thấy chính những chính sách giáo dục chậm thay đổi, mà có thay đổi thì cũng không phù hợp với thực tế của BGD. Chúng ta có chính sách "Nói không với tiêu cực" và những chính sách tương tự, nhưng thử hỏi làm sao có thể nói không với tiêu cực khi mà tiêu cực ở khắp nơi, khắp mọi ngành đi đâu cũng thấy. Tại sao không thư xem cái gốc của tiêu cực là ở đâu. Tại sao lại có GV nhận phong bì của phụ huynh học sinh. Hoàn cảnh đẩy đưa thì lòng người cũng phải đưa đẩy thôi, khó ai mà có thể vững vàng được, không thể trách họ được.
Ngoài những vấn đề trên tôi cũng xin đề cập đến những vấn đề khác: Tại sao ở Việt Nam giáo viên không thể dạy theo những gì mình thích, những gì mà học sinh cần, mà cứ phải dạy theo giáo án, kế hoạch của bộ, thử hỏi các giáo viên có mấy ai chạy kịp chương trình với số thời gian ít ỏi ở trên lớp. Học sinh không được học những gì mình thích, 1 học sinh thường phải học khoảng 12 môn học, chưa kể phải học những cái khác. Tại sao hs lại phải tốn quá nhiều thời gian vào các môn không thích học.
Ví dụ một học sinh không có năng khiếu học văn nhưng vẫn phải tốn rất nhiều thời gian vào môn văn. Mặc dù mang danh là học văn nhưng thực sự chỉ có học các tác phẩm văn học còn các phần như tiếng việt hay những phần khác thì không được dạy mà nếu có dạy thì cũng chỉ dạy sơ sơ. Chính vì không có năng khiếu nên việc cảm nhận tác phẩm văn học rất khó khăn mà thời gian thì không có,từ đó dẫn tới phải học thuộc lòng, dẫn đến có cảm giác ức chế về tư tưởng nên không hiểu tác phẩm,
Giáo viên không có thời gian để dạy vì kỳ thi thì quá nhiều, điểm số thì quá nhiều cột, cứ khoảng 2,3 tuần lại kiểm tra, mà kiểm tra thì hầu như tất cả các môn đều rủ nhau. Có những lúc học sinh thấy mình như là 1 siêu nhân.
Họ và tên: Duy
Đây là tình trạng chung của hầu như các trường học trên đất nước Việt Nam, hậu quả từ ngay quá trình đào tạo giáo viên tại các trường sư phạm , giáo viên tương lai được các dạy cách chạy điểm, quà cáp để đạt mục đích sau đó khi giảng dạy, họ áp dụng vào học sinh của mình, cứ như thế nền giáo dục của chúng ta sẽ bị hủy diệt, hay cải cách ngành giáo dục một cách triệt để đúng đắn, tương lai của nhà nước cần phải được sống trong một nền giáo dục tốt nhất.
Chỉ là cách nhìn một chiều
Họ và tên: Lê Thị Tình
Những ý kiến của em học sinh này đã phản ánh sự thật đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ trong môi trường sư phạm hiện nay. Nhưng có lẽ đó cách nhìn của em học sinh vẫn còn đơn giản, một chiều. Thực ra người cô của em cũng không hẳn là người xấu như vậy. Cô bị áp lực từ rất nhiều phía, từ nhà trường, từ phụ huynh và từ xã hội nữa. Tôi nghĩ nếu có lỗi thì cả cơ chế quản lí giáo dục và cơ chế quản lí xã hội hiện nay đều phải chịu trách nhiệm trước tình trạng này.
Họ và tên: Bùi Văn
Theo tôi nên in bài này ra gửi cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục để bộ nghiên cứu chấn chỉnh lại hệ thống giáo dục nước nhà (kể cả bậc đại học và dậy nghề). Ngành giáo dục nên làm cách nào cho các thây, cô giáo đọc được bài viết này, vì các thầy cô chưa chắc có internet để đọc.
Họ và tên: Lê Tuấn Anh
Tôi thấy những bài văn thế này nên đưa lên TV truyền hình cả nước để cho toàn dân biết, nhắc nhở đối với ngành GD còn nhiều tiêu cực.
Họ và tên: Nguyễn Phước
Em Mẫn đã nói lên hiện thực đáng buồn của môi trường sư phạm hiện nay. Mong góp sức cải thiện môi trường giáo dục. Nên nêu vấn đề này với các vị Đại biểu Quốc hội khoá sắp tới. Phải cấm triệt để việc giáo viên phổ thông, giảng viên đại học tổ chức dạy thêm học sinh, sinh viên của mình ở nhà.
Họ và tên: Nguyễn Long
Đọc tâm sự của bạn tôi thấy thêm những tảng băng chìm của một môi trường giáo dục đang xuống cấp nghiêm trọng. Những yếu tố tiêu cực một phần là do ý thức và thái độ của phụ huynh học sinh, phần còn lại chính là thái độ của chính giáo viên làm cho mọi chuẩn mực trong giáo dục bị méo mó.