Bốn điểm yếu của tàu sân bay Trung Quốc

08/06/2011 07:01:14

- Mới đây, một trong các Tạp chí quân sự hàng đầu của Mỹ đã đưa ra bài bình luận nói về 4 điểm yếu của tàu sân bay Thi Lang (Trung Quốc).

TIN LIÊN QUAN

Thứ nhất, tàu sân bay Thi Lang sau khi đưa vào biên chế sẽ thực hiện nhiệm vụ tại Thái Bình Dương, nơi tập trung hơn 10 tàu sân bay của Mỹ và đồng minh. 

Các phương tiện thông tin đại chúng Mỹ cho rằng, tại khu vực Thái Bình Dương đang hoặc sẽ (trong tương lai gần) thành lập một nhóm tàu sân bay “đa quốc gia” của Mỹ và các đồng minh thân cận. Số lượng có thể lên tới 22 chiếc, trong đó các quốc gia sở hữu là Hải quân Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Ấn Độ. 

Tàu sân bay nguyên tử của Mỹ có thể chở trên boong 70 máy bay và trực thăng (máy bay tiêm kích F/A-18, máy bay tác chiến điện tử EA-6B hoặc E/A-18G, máy bay chỉ huy - cảnh báo sớm E-2, máy bay vận tải C-2 và trực thăng H-60). Khả năng của tàu sân bay Trung Quốc thực chất mà nói không thể so sánh với tiềm năng phát triển tàu sân bay của các quốc gia khu vực. 

Tại phiên điều trần trước Nghị viện Mỹ vào tháng 4/2011, Tổng Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Robert Willard tuyên bố rằng, Mỹ không quan ngại về các khả năng của tàu sân bay Trung Quốc.

F-15
F-15 trang bị cho tàu sân bay Thi Lang

“Tàu sân bay Thi Lang có thể sẽ chỉ dùng để huấn luyện. Điều này sẽ kéo dài nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ nữa trước khi nó trở thành tàu sân bay chiến đấu hiệu quả đầu tiên của Trung Quốc. Nếu Thi Lang được sử dụng trong các hoạt động tác chiến thì hiệu quả của nó cũng chỉ ở mức trung bình. Ngoài ra, Trung Quốc có thể sẽ sử dụng Thi Lang để tuần tiễu các khu vực biển tranh chấp. Nếu xét theo mục đích này, Thi Lang có thể giúp Hải quân Trung Quốc tăng đáng kể khả năng hoạt động của mình”, Đô đốc Robert Willard nói. 

Thứ hai, nếu so sánh về đặc tính chiến đấu giữa máy bay tiêm kích F/A-18E/F của Mỹ và máy bay tiêm kích sử dụng trên tàu sân bay của Trung Quốc (phiên bản copy của máy bay Su-33 do Nga chế tạo) thì F/A-18E/F vượt trội hoàn toàn. Hơn nữa, tàu sân bay Thi Lang không được trang bị máy bay chỉ huy - cảnh báo sớm, máy bay tác chiến điện tử và máy bay vận tải.

Vừa qua, có thông tin cho rằng, Trung Quốc đang chế tạo máy bay chỉ huy-cảnh báo sớm lớp Е-2 của Mỹ dùng trên tàu sân bay, nhưng Thi Lang không có máy phóng hơi nước dùng cho máy bay cất cánh. Trung Quốc đang sản xuất trực thăng chỉ huy - cảnh báo sớm Z-8 nhưng các khả năng của nó không thể nào sánh được với E-2. Và tương lai hàng chục năm nữa, “khoảng cách” trong việc chế tạo tàu sân bay của Trung Quốc so với Mỹ sẽ không thể nhích gần bởi vì Hải quân Mỹ sẽ triển khai chế tạo các máy bay không người lái (UAV) khác nhau để trang bị cho tàu sân bay.

Thứ ba, Thi Lang của Trung Quốc được trang bị hệ thống bảo vệ kém hiệu quả trong tình trạng khẩn cấp và không có các lực lượng hộ tống hiệu quả (tàu mặt nước và tàu ngầm hiện đại).

Hiện nay, để hộ tống tàu sân bay, Trung Quốc chỉ có thể sử dụng tàu khu trục loại 052S, được trang bị hệ thống vũ khí tương tự hệ thống AEGIS. Trong khi đó, loại tàu này được trang bị rất ít tên lửa và khả năng phát hiện bằng radar của nó không cho phép theo dõi hàng chục mục tiêu cùng một lúc. Loại tàu này không thể thực hiện nhiệm vụ đa năng như các loại tàu của Mỹ được trang bị hệ thống AEGIS.

Còn tàu ngầm bảo vệ chiến đấu của Trung Quốc thì vẫn còn thua xa Mỹ. Hiện nay, Hải quân Trung Quốc có 2 tàu ngầm nguyên tử Type 093, nhưng không được trang bị hệ thống liên lạc ngầm hiện đại. Các hệ thống liên lạc vô tuyến do Trung Quốc chế tạo không đạt mức hoàn hảo. Tóm lại, tàu sân bay Trung Quốc không thể trông chờ gì vào sự yểm trợ hiệu quả từ phía tàu ngầm.

Tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc trong quá trình cải tiến
Tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc trong quá trình cải tiến

Thứ tư, Trung Quốc không thể giải quyết vấn đề chế tạo động cơ hiệu quả có chất lượng cao cho tàu Thi Lang. Đây rõ ràng là một điểm yếu của Trung Quốc trong việc hoàn thiện tàu sân bay đầu tiên.

Các phương tiện thông tin đại chúng Mỹ cho rằng, việc chế tạo động cơ phản lực hiện đại cho máy bay và động tuabin khí cho tàu là nhiệm vụ hết sức phức tạp trong vấn đề kỹ thuật và công nghệ. Lầu Năm Góc cũng đang gặp phải vấn đề này khi chế tạo động cơ cho máy bay tiêm kích tàng hình F-35B, có khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng cũng như động cơ cho tàu đổ bộ trực thăng lớp San Antonio.

Các vấn đề về động cơ đã kìm hãm tiến độ sản xuất trực thăng chiến đấu WZ-10 gần 10 năm. Được biết, máy bay tiêm kích thế hệ mới J-20 của Trung Quốc được trang bị 2 động cơ (AL-31F của Nga và WS-10 của Trung Quốc).

Theo thông báo, mặc dù hiện đại hoá, nhưng Trung Quốc vẫn giữ lại động cơ cũ của Varyaga. Như vậy, động cơ của Thi Lang quả thực không đáng tin cậy. Bằng chứng để chứng minh điều này như sau: Tàu sân bay Admiral Kuznetsov của Nga được trang bị động cơ tuabin do Ukraine sản xuất phần lớn thời gian là “nằm bẹp” tại căn cứ vì thường xuyên xảy ra sự cố. Nếu tàu ra biển, đằng sau nó cần phải có tàu kéo đi theo để khi xảy ra sự cố sẽ làm nhiệm vụ kéo tàu ngược về cảng. Với Thi Lang của Trung Quốc cũng rất có thể sẽ xảy ra trường hợp tương tự.

Ông Arthur S. Ding, nhà nghiên cứu khoa học thuộc Trường Đại học Tổng hợp ChengChi nói, Trung Quốc sẽ chiếm được ưu thế trên biển chỉ khi nào chế tạo được tàu sân bay hiệu quả và có chất lượng tốt hơn tàu sân bay USS Washington.

>>Xem thêm: Mở kho vũ khí các cường quốc

Hoàng Liên (Tổng hợp)

.
Xin vui lòng gõ Tiếng Việt có dấu
.