Cây sung cổ thụ đã trở thành “ân nhân” của cả gia đình lão nông ở Từ Sơn (Bắc Ninh) vì… góp phần nuôi sống gia đình họ.
Ông Bùi Đăng Tỵ (thôn Phù Lộc, xã Phù Chẩn, huyện Từ Sơn) trở nên nổi tiếng vì là chủ nhân của cây sung cho thu nhập tới bạc triệu mỗi tháng. Cả gia đình ông Tỵ đang mang ơn cây sung già cho quả bạc triệu.
Cả gia đình ông Tỵ đang mang ơn cây sung già cho quả bạc triệu.
Cây sung nhà ông Tỵ không phải cây sung cảnh, mà là cây sung trồng để làm bóng mát trước hiên. Cây sung này được trồng từ thời bố ông, nhưng rất ít quả. Sau khi bố ông mất, ông được hồi môn lại cây sung và căn nhà và không hiểu sao từ đó cây sung lại rất sai quả.
Đây là loại sung lá nhỏ, quả thường được các nhà hàng đặc sản ưa chuộng, mua về để muối chua hay dùng cho khách ăn ghém cùng rau sống. Do được khách hàng chuộng nên giá bán rất đắt, khoảng 4 – 5 nghìn đồng/kg.
Càng phía gốc quả càng sai và có vị ngọt.
Theo người dân trong vùng, nhiều nhà đã trồng loại sung này, thậm chí đến tận nhà ông Tỵ để xin giống, nhưng không hiểu sao chẳng cây nào có sai quả như cây nhà ông.
Nếu tận mắt chứng kiến, quả cây sung mọc ra, sai trĩu như có ai dùng từng bao quả “đổ” từ ngọn xuống gốc.
Chính ông Tỵ cũng không giải thích được điều kỳ lạ này. Vì các nhà hàng đặc sản tìm đến mua nhiều, thấy quả sung có giá, để có thêm thu nhập ông cũng đã chiết cành để nhân giống với hy vọng các cây sung khác sẽ ra nhiều quả như vậy. Tuy nhiên, điều ông muốn đã không thành.
Quả sung chi chít ôm kín quanh thân và lên tận ngọn.
Trung bình khoảng 1,5 tháng cây cho thu hái một lần, nếu vào lúc được giá, lúc nào ông cũng có thêm hơn 1 triệu đồng thu nhập, thêm thắt cho chuyện chợ búa của 2 vợ chồng già đã bước vào tuổi 70 như ông.
Đặc biệt hơn, càng gần gốc, quả sung càng sai, rất giòn và ngọt, có thể hái tươi, chấm với bột nêm, ăn no bụng mà không bị cồn ruột hay không bị say như các loại sung khác.
Cây sung kỳ lạ của lão nông Bùi Văn Tỵ.
Với một gia đình thuần nông, ruộng đất hạn hẹp lại thêm tuổi già sức yếu nên có một cây sung như ông Tỵ đang sở hữu là 'cây trời cho'.
Vào thời gian cao điểm, tuần nào vợ chồng ông cũng có thu nhập tới vài trăm nghìn do nhặt tỉa quả tới lứa đem bán. Cây sung này được vợ chồng ông coi như “ân nhân” khi mang về thu nhập cho gia đình mình.
Ông Tỵ cho biết, cây tập trung cho quả từ đầu xuân và bắt đầu ít quả vào tháng 11 khi mùa lạnh về. Theo tính toán, với thu nhập tích lũy, mỗi năm cây sung “đẻ” cho vợ ông số tiền tương đương với… 1 tấn thóc.
Theo Lệ Linh
Vietnamnet