Thứ sáu, 17/6/2011, 11:58 GMT+7

Nghệ nhân khóc thuê ở Trung Quốc

Hu Xinglian quỳ gối trước thi thể của Liang Zhicai, một tay tì lên linh cữu của ông và gào khóc dữ dội. Tuy nhiên, Hu chẳng mảy may đau khổ. Bà là người khóc thuê chuyên nghiệp.

Hu Xinglian khóc trong đám tang của Ling Zhicai. Ảnh: AFP.
Hu Xinglian khóc trong đám tang của Ling Zhicai. Ảnh: AFP.

Người dân nhiều vùng ở Trung Quốc vẫn duy trì những nghi lễ trước khi chôn cất người chết. Những người khóc thuê - còn gọi là kusangren - được thuê để đảm bảo rằng tang lễ diễn ra thống thiết. Hu, 53 tuổi, hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc. Bà tới nơi làm việc với đầy đủ hệ thống âm thanh, ánh sáng và 6 thành viên thành viên của nhóm được gọi tên là Dàn nhạc của Vì sao và Dòng sông Trùng Khánh.

Nghề của Hu cho thấy sự tương phản giữa cuộc sống hiện đại và truyền thống ở thành phố được coi là biểu tượng của tốc độ thành thị hóa nhanh chóng tại Trung Quốc. Thành phố này có khoảng 30 triệu dân.

"Dân vùng quê vẫn rất tôn kính người đã khuất", Hu, có nghệ danh là Ding Ding Mao (nghĩa là Chuồn chuồn), nói. Bà có hẳn một nhóm fan hâm mộ ở Trùng Khánh.

Đám tang diễn ra dưới rạp dựng bên ngoài những khu nhà cũ kỹ. Linh cữu của Liang, qua đời ở tuổi 70, đặt giữa bàn thờ dựng tạm. Hương cắm xung quanh linh cữu. Bên cạnh đó là một giỏ hoa quả cúng cho người đã khuất.

Hu đặt vài câu hỏi với người nhà Liang để có thêm thông tin về cuộc đời của cụ. Trước đó, bà và ban nhạc ăn tối cùng gia đình người chết, uống bia Tứ Xuyên. Sau đó, Hu diện đồ trắng, màu của tang lễ ở Trung Quốc, và bắt đầu công việc.

Bạn bè, hàng xóm của Liang ngồi quanh rạp. Một số người hút thuốc, người khác trò chuyện hoặc gọi điện thoại. Thân nhân của ông thì quỳ quanh quan tài, mắt dính chặt vào Hu khi tiếng khóc của bà đạt tới đỉnh điểm.

"Sao ông lại bỏ chúng con đi sớm thế? Bầu trời đen kịt vì ông. Sông và suối cùng khóc than cho ông", Hu hát. "Con khóc thương cho con cháu ông. Chúng con đau buồn vì không giữ được ông ở lại nơi này".

"Gửi ông lời vĩnh biệt. Đường sang bên kia rất gian khổ và đầy bão tố. Hãy bảo trọng".

Sau đó, Hu nhảy múa vài phút, rồi phủ phục, bò trên nền vài lần trước khi bắt tay với thành viên gia đình - những người rõ ràng là rất xúc động. Và rồi bỗng nhiên, buổi tối trở thành đêm hội. Những tiếng khóc than được thay thế bằng các bài hát đang thịnh hành và tấu hài. Một người biểu diễn múa bụng. Sau đó, một phụ nữ mặc áo ngực da báo, quần da bó sát và tất lưới quằn quại theo điệu nhạc techno.

Lin Shiqing, cháu của Liang, giải thích rằng màn trình diễn đó không hề bất kính với người đã khuất. "Giây phút vĩnh biệt người chết rất quan trọng vì thế nó phải diễn ra rộn ràng. Nếu không, con cái của người chết sẽ bị dân làng chê trách", Lin nói.

Hiệp hội Văn hóa Tang lễ Trung Quốc cho rằng theo truyền thống, con cháu phải thể hiện nỗi đau của họ một cách ồn ào nhất. "Nếu không khóc đủ độ, họ sẽ bị nói là không làm đúng bổn phận con cháu", trang web của hiệp hội ghi rõ. Vì thế, những kusangren như Hu được thuê để đảm bảo đám ma diễn ra ồn ào và thống thiết.

Hu nói rằng công việc của bà "rất khó và mệt mỏi". "Anh phải thể hiện nỗi đau cho cả một gia đình đã mất người thân. Anh phải kiểm soát tốt cảm xúc của mình", bà nói.

Mai Trang

Ý kiến của bạn

 
 Thay hình khác
  
Off Telex VNI VIQR
 
Link Site
Căng thẳng gia tăng ở Biển Đông
 
Trung Quốc xâm phạm quyền chủ quyền Việt Nam
 
Việt Nam và Thế giới
- Ngoại trưởng Đức đến thăm
- David Shear, đại sứ đề cử của Mỹ
 
 
 
Góc người Việt
 
 
 
 
 
Bài được xem nhiều nhất
 
Lien he quang cao