Mở tầm nhìn

Thế giới có đủ lương thực cho 9 tỷ người?

Dân số thế giới được dự đoán lên tới 9 tỷ người vào năm 2050, có nghĩa là sản xuất nông nghiệp phải tăng tới 70% để nuôi sống họ. Biến đổi khí hậu, thiên tai, mất mùa đang ảnh hưởng tới an ninh lương thực toàn cầu. Liệu thế giới có phải đối mặt với khủng hoảng lương thực?

Andrea Thalemann, một nhà báo của Viện Báo chí Quốc tế (IIJ) đã có cuộc thảo luận online với ông David Nabarro, đại diện đặc biệt của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cho Dinh dưỡng và An ninh lương thực và ông Thierry Kesteloot, Cố vấn chính sách lương thực tại OXFAM về vấn đề an ninh lương thực nhân cuộc họp về nông nghiệp của G20 cuối tuần trước.

Để nuôi 9 tỷ người vào năm 2050

- Cuộc họp đầu tiên về nông nghiệp của G20 diễn ra vào cuối tuần qua đã nhất trí một loạt hành động để giảm thiểu những biến động gây tổn hại đến giá lương thực. Chúng ta hãy bắt đầu với những điều cơ bản và đưa ra những câu hỏi khiến cho các nhà hoạch định chính sách phải đau đầu: Những lý do đằng sau những đột biến về giá lương thực trong những năm gần đây là gì?

Thierry Kesteloot: Chúng tôi rất mừng là G20 đang nghiên cứu vấn đề này. Nguyên nhân rất đa dạng và ảnh hưởng khác nhau đến các hàng hóa: cú sốc nhu cầu nhiên liệu sinh học, hạn chế xuất khẩu tại một số nước xuất khẩu lớn, cổ phiếu suy giảm, giá dầu tăng, tỷ giá, đầu cơ quá mức, nhưng cũng tăng sự thiếu niềm tin vào thị trường do quản lý không đầy đủ.

Các nguyên nhân dài hạn hơn có liên quan tới sự gia tăng nhu cầu do tăng trưởng dân số và thu nhập tăng, cơ cấu đầu tư không đầy đủ trong nông nghiệp trong các thập kỷ gần đây, ảnh hưởng của thay đổi khí hậu, sự sụt giảm trong tăng trưởng năng suất, áp lực với tài nguyên thiên nhiên.

David Nabarro: Nguyên nhân cơ bản là nguồn cung lương thực hạn hẹp trong nhịp độ nhu cầu gia tăng: nguồn cung thắt chặt hơn trong các tình huống khi sản suất sụt giảm do thời tiết và khi các nước sản xuất cấm xuất khẩu, thật vậy đã "thu hẹp" thị trường. Cùng lúc đó mức hàng dự trữ trong kho sụt giảm làm giảm khả năng phục hồi. Các nhân tố khác càng khiến tình hình trầm trọng hơn. Tình hình toàn cầu và thực tế các địa phương khá nhau và tâm điểm của chúng ta ngày càng tập trung vào điều gì xảy ra theo từng nước. Chúng tôi đã thực hiện một báo cáo chi tiết về điều này cho G20.

- Dân số thế giới được dự đoán lên tới 9 tỷ người vào năm 2050, có nghĩa là sản xuất nông nghiệp phải tăng tới 70% để nuôi sống họ. Vậy những việc cần làm là gì?

Thierry Kesteloot: Các hành động trong ngắn hạn không nên tập trung vào việc gây tổn hại các thị trường khan hiếm và dễ vỡ: ngừng việc hỗ trợ các chính sách nhiên liệu sinh học, không hạn chế xuất khẩu tại các nước xuất khẩu lớn.

Tránh việc đầu cơ quá mức, sau đó thực hiện các biện pháp để khắc phục thị trường: minh bạch hơn, bổ sung thêm việc dự trữ hàng, đầu tư vào nông nghiệp gia đình, giải quyết sự thay đổi khí hậu và sự mất cân bằng trong việc tiếp cận các nguồn lực.

David Nabarro: Trong hệ thống của Liên hợp quốc (các đơn vị của Liên hợp quốc, WTO và các ngân hàng phát triển), chúng tôi tập trung vào việc ứng phó với những nhu cầu trước mắt của dân số những người không có đủ thức ăn dinh dưỡng, và sau đó đầu tư dài hạn vào nông nghiệp, hệ thống lương thực, các chương trình bảo trợ xã hội, cải thiện thị trường và thương mại, loại hình nông nghiệp phù hợp với khí hậu,...

Chúng tôi đã đề ra điều này trong một "Khuôn khổ hành động toàn diện". Những thách thức của việc tăng cường sản xuất một cách bền vững là sự thiếu hụt đáng kể các nguồn lực về đất và nước: sự tập trung của chúng tôi là vào việc đảm bảo rằng điều này có thể được thực hiện theo nhiều phương pháp giúp cho những nông dân hộ gia đình và các nhà sản xuất nhỏ có thể tăng thu nhập và bảo vệ được tài sản của họ.

Thierry Kesteloot: Chúng ta có thể nuôi sống 9 tỷ người trong một thế giới bị hạn chế về tài nguyên nhưng thách thức chính là về sự tiếp cận và công bằng, và việc thay đổi hệ thống lương thực hướng tới nền nông nghiệp hộ gia đình nhỏ năng xuất cao và có khả năng hồi phục bền vững.

Thierry Kesteloot: Các chính phủ cần chuyển hướng tới một tương lai nông nghiệp mới đặt trọng tâm là nhu cầu để hỗ trợ đầu tư và chính sách cho nền nông nghiệp có khả năng phục hồi bền vững quy mô nhỏ và phụ nữ.

Tại sao lại là các hộ gia đình nhỏ? Bời vì đó là nơi chúng ta có tiền năng lớn để tăng năng suất. Hơn nữa, phần lớn những người nghèo đói phụ thuộc vào nông nghiệp quy mô nhỏ. Hỗ trợ họ là cách tốt nhất để giải quyết triệt để cái đói.

Tại sao lại là phụ nữ? Bởi vì như FAO chỉ ra nếu chúng ta thu hẹp khoảng cách về giới và chúng ta đảm bảo rằng phụ nữ có quyền và sự tiếp cận công bằng với đất, các nguồn lực có năng suất khác, tín dụng, các dịch vụ khác... chúng ta sẽ giảm cái đói lên tới cho 150 triệu người.

David Nabarro: FAO thu thập thông tin về giá lương thực và cũng điều tra về sự biến động và kết luận rằng giá sẽ tăng bởi sự hạn hẹp nguồn cung - và điều này sẽ thúc đẩy phản ứng cung tốt hơn bởi nông dân đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Cùng lúc đó, những người nghèo cần phải có thể tiếp cận với mạng lưới an ninh và bảo trợ xã hội quốc gia cho lương thực bởi vì ngay cả một sự tăng giá 15% khi bạn sống ở mức 1 USD/ngày cũng là rất nghiêm trọng. Tôi đồng ý với Thierry về luận điểm "chúng ta có thể nuôi sống 9 tỷ người trong một thế giới bị hạn chế về tài nguyên."

Cần chính sách dự trữ lương thực dài hạn

- Đúng vậy, David, và liệu Khuôn khổ hành động có thể giải quyết các vấn đề hoặc đưa ra những biện pháp cho các vấn đề mang tính hệ thống - tham nhũng, việc sử dụng đất mang lại nhiều lợi ích hơn, những vấn đề mà không đáp ứng được các nhu cầu địa phương không?

David Nabarro: Tôi cũng đồng ý với Thierry về sự khao khát các chính sách tập trung vào các nông dân phụ nữ và hộ gia đình nhỏ, nhưng tôi có xu hướng không sử dụng những cụm từ như "Các chính phủ cần phải..." bởi vì một chính phủ đang ngày càng hưởng ứng lại nguyện vọng chung cũng như với những lợi ích khác nhau.

Thierry Kesteloot: Trách nhiệm của khu vực tư nhân trong việc thiết lập các điều khoản theo đó mọi người tham gia vào thị trường không thể bị phóng đại. 300 đến 500 công ty - các nhà kinh doanh, chế biến, sản xuất và bản lẻ - kiểm soát 70% các lựa chọn và quyết định trong hệ thống lương thực toàn cầu, gồm cả những nguồn lực chính đang được quan tâm như đất, nước, hạt giống và công nghệ, và cơ sở hạ tầng.

Bằng việc đặt ra những quy tắc luật lệ dọc theo chuỗi lương thực mà họ quản lý - về giá, chi phí và tiêu chuẩn - họ quyết định nơi nào chí phí giảm nhất và nơi nào rủi ro nhất. Họ khai thác hầu hết các giá trị dọc theo chuỗi lương thực trong khi chi phí và rủi ro đẩy sang cho những người tham gia yếu nhất trong chuỗi, thường là những nông dân và những người lao động ở bậc thấp nhất.

David Nabarro: Đúng vậy, viện CFA của chúng tôi tập trung vào việc khuyến khích tổ chức các nông dân hộ gia đình nhỏ vào nhóm nhà sản xuất và các hợp tác xã để họ có thể tiếp cận đầu vào với chi phí thấp hơn, hỗ trợ nông dân bằng các biện pháp giảm nước sử dụng và các đầu vào khác,...

- G20 đồng ý thiết lập việc dự trữ lương thực cho các trường hợp khẩn cấp. Làm thế nào điều này có thể thực hiện trong thực tế và hai người nghĩ hiệu quả của việc dự trữ này sẽ thế nào?

Thierry Kesteloot: Sự quản lý tốt hơn sẽ là mấu chốt: cả ở cấp độ trong nước và quốc tế. Thiếu sự hợp tác/quản lý để giải quyết vấn đề dự trữ lương thực, hạn chế xuất khẩu là một vấn đề. Việc tham gia vào và trách nhiệm giải trình với nông dân, tổ chức hoặc người tiêu dùng là quan trọng trong việc cải thiện quản lý. Thực phẩm biến đổi gene (GMO) không có được điều đó.

David Nabarro: Mỗi nước đáp ứng người dân và những bên liên quan khác nhau: công việc của chúng ta là luôn nhắc nhở những người đưa ra quyết định về hệ quả tiềm năng của những chính sách khác nhau, trong bối cảnh những rủi ro mà họ đối mặt (đặc biệt là thay đổi khí hậu, ảnh hưởng của tăng trưởng dân số hay việc đặt ra mục tiêu không hiệu quả với các dịch vụ dành cho người nghèo.

Nhưng tôi cảm thấy có một nhận thức thực sự trong một số bộ trưởng thành viên G20 rằng họ phải chiến đấu gay gắt với một số vấn đề khó khăn trong bối cảnh hệ thống lương thực không phân phối đủ lương thực dinh dưỡng tại nhiều thị trường địa phương trong năm và quá nhiều người không có đủ tiền để tiếp cận nguồn lương thực dinh dưỡng đó dẫn tới việc suy dinh dưỡng cụ thể là ở phụ nữ và trẻ em.

David Nabarro: Đề xuất dự trữ lương thực rất thú vị - chúng ta nói về mạng lưới an ninh và bảo trợ xã hội để giúp đỡ những cá nhân có thể tiếp cận lương thực họ cần khi họ không có đủ khả năng. Nhưng điều gì của một đất nước cho phép mọi người tiếp cận lương thực thông qua một mạng lưới an ninh như vậy và sau đó thấy rằng nó không thể có được lương thực mà nó cần với mức giá bình thường và phải trả một khoản lớn gấp hai hoặc ba, hoặc rằng rốt cuộc chỉ là không có lương thực?

Thierry Kesteloot: Việc dự trữ khẩn cấp chỉ là một phần giải pháp. Cần phải có các chính sách dự trữ lương thực toàn diện hơn. Cần phải tập trung vào hạn chế sự biến động và chứng minh khả năng củng cố hệ thống sản xuất lương thực địa phương (các vựa lúa, dự trữ dựa trên cộng đồng,...). Nhưng những điều này cần hệ thống quản lý tốt và các quy tắc có thể dự đoán được.

Thierry Kesteloot: Chúng tôi đã công bố báo cáo về vấn đề này với những bài học từ những trường hợp cụ thể tại Indonesia, Madagascar, Burkina Faso.

David Nabarro: Câu trả lời, chúng tôi thấy, là phải có một hệ thống thông qua đó - trong trường hợp tăng giá - họ có thể có được lương thực ở mức giá thông thường. Họ vẫn phải trả tiền nhưng ít nhất họ biết rằng họ sẽ có được lương thực với mức giá họ thường chi trả.

 

 

* Xin bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu