Thứ Năm, 14/07/2011, 13:42 [GMT+7]
.
.

Tầu sân bay Mỹ "không quan tâm" tới cuộc thị sát của tầu sân bay Trung Quốc

(Phunutoday) - “Chim càng hót, núi càng tĩnh”: Trung Quốc càng khoe khoang về tàu sân bay và những chiến hạm lợi hại thì càng làm nổi rõ sức mạnh quân sự khổng lồ của Mỹ.

Tầu sân bay – niềm tự hào của quân đội Mỹ: Hiện nay Mỹ có 11 tàu sân bay cỡ lớn và có khả năng chiến đấu cao. Mỗi tàu sân bay có thời hạn sử dụng khoảng 45-50 năm và mất 20-25 năm để nâng cấp, sửa chữa, đại tu và nạp lại điện cho lò phản ứng hạt nhân và mỗi tàu có thể chứa được 80 máy bay.

Tàu sân bay hạt nhân USS George Washington – con tàu khổng lồ do nhà cung cấp Carrier Air Wing (CVW) FIVE vừa tiến hành “tuần tra” khắp miền Tây Thái Bình Dương. USS George Washington dài 333m, rộng 78m, cao 74m - tương đương một toà nhà 24 tầng và có diện tích tới 18.000m² được ví như một căn cứ quân sự trên biển. Và có thể chứa đến 80 máy bay chiến đấu. Tầu sân bay Variak của Trung Quốc mua lại của Liên Xô năm 1988 có trọng lượng 60,000 tấn nhẹ hơn siêu tầu sân bay của Mỹ 35,000 tấn.

Tàu sân bay được quân đội Mỹ sử dụng như một vũ khí chính, chúng  cho phép lực lượng hải quân triển khai lực lượng không quân ở các khu vực xa không phụ thuộc vào các căn cứ ở gần đó để làm căn cứ trên mặt đất cho máy bay.

Ngoài ra, Mỹ đang triển khai hàng loạt thử nghiệm máy bay chiến đấu như  EA-18G “Growler”(phiên bản mới nhất của F/A-18F Super Hornet), F-35C và F-35B Lightning-2 có khả năng cất cánh trong thời gian ngắn và hạ cánh thẳng đứng như trực thăng.

Đô đốc Robert Willard, Tư lệnh quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương, cho biết trong một cuộc phỏng vấn tháng 4.2011 với hãng tin Bloomberg rằng ông “không quan tâm” về việc chuyến hải hành đầu tiên của chiếc tàu sân bay của Trung Quốc, nhưng cho rằng: “Dựa trên những phản hồi mà chúng tôi nhận được từ các đối tác và đồng minh của chúng tôi trong Thái Bình Dương, tôi nghĩ rằng sự thay đổi trong nhận thức của khu vực sẽ là đáng kể”.
Mô tả ảnh.
Tàu sân bay USS John C. Stennis CVN-74
Mô tả ảnh.
Mỗi tầu sân bay có sức chứa hơn 5000 người
Mô tả ảnh.
 
Mô tả ảnh.
  Hải quân Mỹ hàng năm chi hơn 15 tỷ đola để nâng cấp vũ khí quân đội.
Mô tả ảnh.
Tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc mua của Ucraina năm 1988  đang được nâng  cấp
 
Mô tả ảnh.
Hình ảnh tầu sân bay ở cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh Trung Quốc
Mô tả ảnh.
Pháo cao tốc phòng vệ tầm cực gần của Trung Quốc (Ảnh theo vitinfo)
Mô tả ảnh.
Tầu khu trục Type 052C của Trung Quốc (Ảnh theo vitinfo)
Tàu sân bay Trung Quốc đơn độc giữa 22 tàu sân bay đang hoạt động tại Thái Bình Dương và không có quốc gia nào là đồng minh với Trung Quốc . Hơn nữa theo đánh giá của các chuyên gia tàu sân bay Thị Lang với trang thiết bị hỏng hóc liên tục không có đủ điều kiện chiến đấu. Tầu sân bay không có máy phóng máy bay bằng hơi nước, Trung Quốc chưa có máy bay gây nhiễu rada và máy bay cảnh báo sớm. Theo nguồn tin của Trung Quốc, Chính phủ nước này dùng 200 triệu đola mua "cỗ máy già nua" của Liên Xô về với ý định làm khách sạn 5 sao. Nhưng không hiểu sao, "khách sạn 5 sao" này đang bị biến thành tầu sân bay. Trung Quốc là nước đầu tiên ở Đông Bắc Á hạ thủy tầu sân bay.
Mô tả ảnh.
HÌnh ảnh mới nhất của tàu Thị Lang (Ảnh theo Baodatviet)
Mô tả ảnh.
Ảnh theo Baodatviet
Mô tả ảnh.
Hệ thống nhìn từ phía sau. Ảnh theo Baodatviet
Theo báo cáo của công ty an ninh toàn cầu Stattfor sự ra đời của tầu sân bay Trung Quốc mang ý nghĩa chính trị nhiều hơn là quân sự.
  • Hải Như
;
.
'; ABDZone[1] = ''; try{ rotatorAdNetwork("ADBCookie", ABDZone); }catch(e){}