Thứ Sáu, 15/07/2011, 08:02 [GMT+7]
.
.

Khiếp khủng chứng ngộ nhận "nhãn mác" làm trai...

(Phunutoday) -Không phải tự dưng cánh mày râu được gắn danh "phái mạnh". Họ được trời ban cho nhiều đặc ân, ví như sức khỏe, bản lĩnh, ham muốn chinh phục, phấn đấu ghi danh thân thế sự nghiệp...mấy thứ đó đều cao hơn các bà, các chị, các cô. Nhưng đôi khi, "đặc ân" đó trở thành gánh nặng và trở thành nỗi ám ảnh khôn tả đối với cánh mày râu, đến mức ngay cả bản thân họ cũng không thể ý thức được mình đang mắc chứng hoảng loạn, tâm thần vì đống mác mủng treo trên người.

Đội ngũ y bác sĩ ở bệnh viện tâm thần này chẳng ai không biết tiếng tăm của "giáo sư" Triệu. Sở dĩ bệnh nhân N.T.Triệu được gọi bằng cái biệt danh như vậy, bởi anh ta bị mắc chứng hoang tưởng thần kinh, luôn ảo tưởng bản thân là một giáo sư có tiếng tăm, vai vế, nổi như cồn trên toàn thế giới.

Chỉ rình rập có bác sĩ nào đi ngang qua, y rằng Triệu phải câu kéo bằng được ngồi vào ghế đá và bắt đầu thao thao bất tuyệt giảng giải về những vấn đề vĩ mô, nổi cộm trong xã hội hiện đại bằng những mảnh ghép chắp vá từ thời tiền sử đã từng lướt qua trí nhớ của anh. Và dĩ nhiên, vị bác sĩ ấy sẽ trở thành "học trò" bất đắc dĩ của vị "giáo sư" nhiệt huyết này.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Vị "giáo sư" không hề bị cận, viễn hay loạn thị, đơn giản người ta bảo "đeo kính mới là người có tri thức", Triệu nằng nặc đòi người nhà phải "tậu" cho một chiếc kính sang trọng, thi thoảng đưa tay đẩy gọng kính, tự mỉm cười hài lòng về vẻ ngoài "trí thức" của bản thân. Anh chàng mới ngoài 30 tuổi cất giọng nói ồm ồm, rao giảng về đạo đức, môi trường, văn chương cho bất cứ ai gặp được.

 Trong cái đám túm năm tụm ba cùng cảnh ngộ như Triệu, thấy mấy người bạn cùng phòng bệnh cười sảng khoải, cười ngây ngô, cười méo mó sau "bài giảng" của "giáo sư", Triệu lại vỗ ngực tự mãn tấm tắc, lắc lư cái đầu xanh mướt, huýt sao ra điều hài lòng lắm.

Có đêm, các bệnh nhân cùng phòng choàng tỉnh tức giận bởi tiếng la hét thất thanh của vị giáo sư nọ, Triệu liên tục gào thét hốt hoảng gọi tên các bậc cao nhân, anh hùng thời Tam Quốc trong dã sử Trung Quốc, tay lăm lăm cầm chiếc ca nhựa uống nước và gọi nó là "bảo kiếm", đoạn vung tay, vung chân như hiệp khách thúc mạnh vào bệnh nhân bên cạnh  tạm gọi là "Xích Thố". Khổ nỗi, vì "giáo sư" trót mê Tam Quốc, nhưng vì trí nhớ có hạn nên nhầm lung tung tất cả các sự kiện, thậm chí cả tên nhân vật cũng đánh loạn "đầu Ngô mình Sở".

Cả phòng ầm ĩ, người nháo nhác cười, kẻ rúm ró ôm đầu trốn dưới gầm giường, người đánh đu trên cửa sổ xem "giáo sư" "phi nước đại". Chỉ tới khi có sự can thiệp của bác sĩ trực bằng một liều thuốc an thần, "giáo sư anh hùng" mới chịu ngoan ngoãn ngủ ngon. Dĩ nhiên, sáng hôm sau, Triệu lại cười trong vắt, hồ hề như chưa từng "làm loạn" phòng, tiếp tục lôi kéo "khán thính giả" nghe thuyết giảng đi ngang qua mảnh sân be bé, con con anh thường tắm nắng.

Nghe đâu, ngày trước Triệu là một chàng trai quen với lối sống khắc kỷ, ép uổng bản thân vào khuôn khổ khô cứng, giáo điều do chính bản thân đặt ra đặc biệt tư tưởng làm trai ắt phải ghi danh "phải có danh gì với núi sông" ăn sâu vào tâm trí anh, cộng hưởng với áp lực công việc nặng nề, mong muốn "đứng cao hơn thiên hạ một cái đầu" đẩy Triệu rơi vào trạng thái trầm uất lúc nào không hay.

Gia đình đưa Triệu đi chạy chữa nhiều nơi, nhưng anh một mực khẳng định bản thân hoàn toàn bình thường, cho tới khi Triệu ra tay đánh một bác hưu trí gần nhà tội "dám cãi lời "giáo sư" dám cả gan góp ý Triệu không nên phá phách, đêm hôm khuya khoắt lôi chiếc chổi cùn ra "tập trận, dàn trận" như trên ti vi.

Đôi mắt ngây dại vô hồn, cái miệng nở những nụ cười vu vơ, khờ khạo, cảm xúc khi hớn hở, vui mừng, lúc buồn rượi, ủ dột vô cớ...trên gương mặt sáng sủa của chàng thanh niên trẻ làm ai nấy gặp đều có phần tiếc nuối. Chàng trai ấy vẫn đinh ninh mình là một vị "giáo sư" có tiếng, sẵn sàng tỏa sáng bất cứ lúc nào có thể.

Khánh Thiện
;
.
'; ABDZone[1] = ''; try{ rotatorAdNetwork("ADBCookie", ABDZone); }catch(e){}