- Trang chủ
- Thứ năm, ngày21/07/2011
-
- Chính trị - Xã hội
- Khoa học
- Kinh tế
- Cộng đồng Việt
- Thế giới
- Quốc phòng - Công nghệ
- Văn hóa
- Pháp luật
- Đời sống
- Thể thao
Tiểu Yến Tử 'dễ thương thì thiếu mà điên rồ thì thừa' Cập nhật lúc :6:39 AM, 21/07/2011 Bộ phim truyền hình Hoàn châu cách cách phiên bản năm 2010 mặc dù rất thành công nhưng vẫn bị phát hiện còn nhiều sạn, đặc biệt là nhân vật chính Tiểu Yến Tử do Lý Thạnh đóng bị chê là quá già. Do là cố tình bắt chước vẻ ngây thơ của Tiểu Yến Tử nên cô bị nhận xét là “dễ thương thì thiếu mà điên rồ thì thừa”. Hoàn châu cách cách phiên bản năm 1998 là bộ phim truyền hình đầu tiên của Trung Quốc phá vỡ vị trí độc tôn của các bộ phim truyền hình của Hồng Kong và Đài Loan. Sau bộ phim này, một loạt các tên tuổi như Triệu Vy, Lâm Tâm Như, Tô Hữu Bằng, Phạm Băng Băng đã lên như “diều gặp gió”. Hiện, họ được xem là những gương mặt nổi tiếng và sáng giá của điện ảnh Hoa ngữ. 13 năm sau, bộ phim “Tân Hoàn châu cách cách” do chính Quỳnh Dao chấp bút đã được lên sóng đài Truyền hình Hồ Nam. Sau khi được phát sóng, cư dân mạng đã tìm ra 10 “hạt sạn” của Tân Hoàn châu cách cách.
2. Dàn diễn Viên chính mờ nhạt Dàn diễn Viên chính của Tân hoàn châu cách cách đều là những gương mặt mới, với tạo hình từ đời nhà Thanh, dàn diễn viên đều mặc áo dài, với những phụ kiện đi kèm rất giống nhau khiến người xem rất khó phân biệt đâu là Tiểu Yến Tử, đâu là Hạ Tử Vy. Khi cần diễn xuất để lột tả sự đau khổ, Ngũ A Ka hay Tiêu Kiếm đều có cách tạo hình giống nhau. 3. Tử Vy cách cách không tương xứng với danh hiệu “Mỹ nhân Giang Nam” Cư dân mạng đều cho rằng tạo hình của Tử Vy trong phiên bản này không hề giống với những mỹ nữ yểu điệu thướt tha vùng Giang Nam. Thậm chí có cư dân mạng còn khẳng định chắc chắn rằng: “Tử Vy không phải là con của Hạ Vũ Hà và Càn Long”. 4. Kim Tỏa giống tiểu thư hơn người hầu Các cư dân mạng cho rằng nàng Kim Tỏa trong phiên bản này quá xinh đẹp, thậm chí còn xinh đẹp hơn tiểu thư của mình là Tử Vy. Ý kiến của phần đông người xem đều thích vẻ yêu kiều của nàng hầu Kim Tỏa. 5. Dung ma ma tướng mạo quá nhân từ Theo nguyên bản thì Dung ma ma phải là người phụ nữ độc ác, luôn nghĩ cách hãm hại Tiểu Yến Tử và Tử Vy nhưng trong phiên bản này Dung ma ma lại quá hiền lành và có gương mặt phúc hậu khiến người xem không hề thấy ác cảm với nhân vật này, thậm chí mỗi lần nhìn thấy Dung ma ma xuất hiện trên truyền hình, họ lại thấy buồn cười hơn là đáng ghét. 6. Chàng họa sĩ phương Tây quá lạm dụng ngoại ngữ và nói Tiếng Anh như “gió” Trong phiên bản mới, các diễn viên được giữ nguyên tên họ và có thêm sự xuất hiện của chàng họa sĩ phương Tây Benjamin. Nhưng vấn đề là chàng họa sĩ này thường xuyên sử dụng Tiếng Anh khiến khán giả dù đang xem phim cổ trang nhưng vẫn có cảm giác hiện hữu yếu tố “nước ngoài”. 7. Có quá nhiều cảnh hôn nhau trong phim 8. Tình yêu tay ba giữa Tiểu Yến Tử, Ngũ A Ka và chàng họa sĩ phương Tây Benjamin không logic Benjamin cùng Ngũ A Ka sinh trưởng trong nội cung, tình thân như anh em ruột, sau nhiều năm “kề vai sát cánh” lại bất ngờ trở thành tình địch khi “én nhỏ” xuất hiện. Mặc dù chữ “tình”, chữ “nghĩa” sâu nặng nhưng chàng trai ngoại quốc này cũng không hề ‘nể nang’ bạn hiền và ra sức ‘cạnh tranh vì tình yêu’. Điều kỳ lạ đáng nói rằng sau chuỗi dài nỗ lực, anh chào họa sỹ cung đình lãng mạn lại ‘bỗng dưng’ từ bỏ ý định theo đuổi để hoàn thành tâm nguyện cho đôi uyên ương “vốn dĩ thuộc về nhau”. 9. Hương phi giống… nữ quái Lựa chọn 1 mỹ nhân trẻ tuổi gốc người Tây Cương, Quỳnh Dao muốn mang đến sự tươi mới cho tác phẩm. Tuy nhiên vì tạo hình được cầu kỳ bố trí với mạng che mặt, các tấm khăn diêm dúa… nhân vật này lại trở nên xa lạ và kém hấp dẫn khán giả. So sánh với Lưu Đan thủ vai Hương Phi năm xưa, phiên bản mới vừa không đủ độ “chín” về dung mạo vừa biểu diễn cường điệu đến mức đôi khi sự bí ẩn gợi cảm lại thành dữ tợn và… ma quái. 10. Nhạc phim không có đột phá Ngoài việc để Lý Thạnh tái thể hiện ca khúc do Triệu Vy thực hiện năm xưa, phiên bản “Tân Hoàn Châu cách” cũng bê nguyên các phần nhạc kinh điển 13 năm về trước sử dụng. Mặc dù việc tận dụng "tài nguyên vốn có" là điều đáng mừng với fan hâm mộ nhưng xét trên góc độ sáng tạo, nếu thực hiện một phiên bản mới “y chang” tác phẩm đã ra đời thì tiêu tốn kinh phí sản xuất phải chăng là vô nghĩa? Ý kiến của bạn In bài này Email
| Các kiều nữ Việt có cách thể hiện tinh thần dân tộc rất cảm động Khi mỹ nhân Việt thể hiện tinh thần dân tộc
| Dành cho quảng cáo Việc in, mua, bán sách lậu tràn lan hiện nay khiến nhiều nhà xuất bản, nhà sách, người viết, thậm chí độc giả thiệt hại nặng nề. Ngoài ra, uy tín của không ít cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, thậm chí của quốc gia, bị ảnh hưởng. Ý KIẾN ĐỘC GIẢ: >> Chống sách lậu: Sách giả là sách độc >> Chống sách lậu: Giảm giá sách 'xịn', tăng hình phạt >> Chống in lậu sách: Ý thức và hình phạt |