Thứ bảy, 30/7/2011, 09:37 GMT+7

'Không nên coi điểm thi Sử thấp là thảm họa'

"Khi khoa học lịch sử có ít tiếng nói trong cuộc sống hiện đại, khi cơ hội tìm việc làm của những người giỏi Sử ít đi thì môn này sẽ không hấp dẫn học sinh", Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận trao đổi với VnExpress bên hành lang Quốc hội, ngày 29/7.
> Tra cứu điểm thi đại học 2011
> Dự kiến điểm chuẩn của các đại học top đầu

- Trong kỳ tuyển sinh đại học năm nay, môn Lịch sử có nhiều điểm 0, Bộ trưởng nói gì về vấn đề này?

- Đã là cuộc thi tuyển đại học thì đề thi có sự phân loại để tuyển chọn. Vừa qua, học sinh theo đuổi ngoại ngữ, tin học… những môn như Lịch sử và Văn học bị xem nhẹ hơn chút. Chúng ta đừng coi đó là thảm họa rồi quy là chú trọng đẩy cái này, sao nhãng cái kia.

Kể cả nước Mỹ và nhiều nước khác đều có tình trạng này chứ không phải chỉ ở Việt Nam. Khi mà khoa học lịch sử có ít tiếng nói trong cuộc sống hiện đại, khi mà cơ hội tìm việc làm của những người giỏi Sử ít đi thì môn Sử sẽ không hấp dẫn học sinh như các môn khác. Nếu không có tin học thì người ta sẽ không sống được trong cuộc sống hiện đại, vì thế họ phải học. Và khi học rồi sẽ tìm thấy thu nhập cao, công việc tốt thì người học tự dưng thấy hay.

Có những thứ mà do thời đại, do xu thế phát triển mà người ta phải học. Trở lại vấn đề, điểm Sử thấp, môn Sử kém hấp dẫn là chuyện của thời đại, của thế hệ này dưới tác động của cách mạng khoa học công nghệ, sự đòi hỏi của thị trường lao động.

ong luan
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: "Sẽ phải thay đổi cách học sử". Ảnh: Tiến Dũng.

- Theo các nhà giáo dục, điểm thi Lịch sử thấp là do chính cách dạy và học môn Lịch sử còn giáo điều. Quan điểm của Bộ trưởng?

- Việc dạy học sinh đánh trận này trận kia dẹp bao nhiêu giặc, thu bao nhiêu vũ khí thì đúng là không nên, phải thay đổi. Bản thân tôi cho rằng dạy sử là để học sinh hiểu biết truyền thống, tăng cường lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, có ý thức trách nhiệm với đất nước chứ dạy sử để bắt các em nhớ số liệu thì phải thay đổi. Phản ứng của xã hội trong chuyện này là đúng. Tôi cũng từng nói với nhà sử học Dương Trung Quốc là phải có sự phối hợp để thay đổi cách dạy sử hiện nay dù đây là chuyện không đơn giản. Nhưng tôi vẫn khẳng định nếu đổ hết lỗi cho việc dạy sử là không đúng, không nên cực đoan.

- Vậy theo ông, cần thay đổi cách dạy và học Lịch sử như thế nào?

- Đó là điều cần bàn. Mục tiêu của chúng ta là thay đổi giáo dục căn bản và toàn diện, trong đó có việc thay đổi mục tiêu, chương trình, nội dung phương pháp dạy và học. Về môn Sử, chúng tôi đã trao đổi với Hội Sử học Việt Nam để phối hợp thay đổi. Môn Địa lý, Văn học cũng đều phải xem xét thay đổi. Nhưng thay đổi sách giáo khoa thì không phải làm ngay được mà phải có quy trình. Nếu thay đổi một cách sạch trơn, liên tục thì thành tùy tiện.

- Bộ trưởng nghĩ gì về việc rất nhiều người dân Việt Nam thuộc lịch sử Trung Quốc, trong khi lịch sử Việt Nam lại được nhớ đến không nhiều?

- Đúng là như vậy, nhưng đó không phải là chuyện của giáo dục mà đó là vấn đề của xã hội. Người ta biết về lịch sử Trung Quốc không phải là do được học về lịch sử nước này, mà thông qua xem phim đọc truyện Trung Quốc. Vì vậy, sẽ phải thay đổi cách học sử, nhưng thay đổi thế nào thì cần bàn rộng rãi trong giới sử học, các nhà giáo, chuyên gia lịch sử. Chúng tôi sẽ xem xét để sớm thay đổi cách dạy các môn xã hội, trong đó có lịch sử.

Tiến Dũng thực hiện

Ý kiến của bạn

 
 Thay hình khác
  
Off Telex VNI VIQR
 
Link Site
SMS DTDH 2011

 Tra điểm thi theo SBD hoặc Họ tên:

Top 100         Top 200         Top 300

 
 
Đáp án thi đại học năm 2011
 
 
Lien he quang cao