Tư lệnh GTVT sẽ giết được mãng xà tai nạn!
04/08/2011 14:34:54
- Sau khi đọc trả lời của tân Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, TS Trần Đình Bá đã gửi tới Bee bài viết thể hiện kỳ vọng của một nhà khoa học, một cử tri với tư lệnh mới của ngành giao thông vận tải. Bee xin giới thiệu bài viết.
Ngay khi vừa nhậm chức, tư lệnh ngành Giao thông Vận tải (GTVT) đã có những phát biểu đầy quyết đoán mạnh mẽ giống như một vị tư lệnh trên chiến trường coi “thời cơ là lực lượng". Phát biểu trên mang lại nhiều hy vọng cho nhân dân về trật tự và an toàn giao thông .
Ai cũng biết con “mãng xà" đại họa tai nạn giao thông đang mỗi năm nuốt chửng trên 1 vạn sinh mạng, làm bị thương, tàn phế hàng vạn người, gây thiệt hại kinh tế trên 1 tỷ USD/năm. Nhân dân đang cần một Thạch Sanh thời đại ra tay trừ họa, ngăn chặn đại họa tai nạn giao thông để mọi người được sống trong yên bình hạnh phúc.
Hỗn loạn giao thông và đại họa tai nạn giao thông ở Việt Nam, theo tôi, có nguyên nhân cơ bản từ sự quá tải nghiêm trọng do các loại hình giao thông ở Việt Nam chưa hiện đại, chưa phát triển tương xứng với công cuộc đổi mới.
Loại hình giao thông đường sắt được coi là chiến lược, là chủ lực, hiện đại đã rơi vào trì trệ, bảo thủ lạc hậu, chỉ còn chuyên chở được 6 triệu lượt hành khách /năm, chiếm 6% thị phần vận tải. Tai nạn lật tàu vẫn xảy ra gây thiệt hại rất lớn về kinh tế cho Nhà nước.
Loại hình giao thông hiện đại, nhanh nhất là hàng không với 50 sân bay trong đó có tới 9 sân bay quốc tế , tổng diện tích sân bay cả nước lên tới 550 km2, lớn hơn diện tích đất nước Singapore mà năng lực chuyên chở hành khách chỉ đạt 12 triệu hành khách/năm, chiếm 12% thị phần.
Cả hai nghành giao thông vận tải công cộng, hiện đại chủ lực được toàn dân kỳ vọng nhất chỉ còn đảm đương được 18% thị phần mà thôi. Còn lại 82% thị phần hàng khách và hàng hóa khác dồn lên đường bộ, đường biển và đường sông, trong đó đường bộ là chủ yếu.
Ai cũng biết giao thông đường sắt là loại hình giao thông chiến lược, chủ lực, hiện đại vậy mà từ khi đổi mới đến nay, việc hiện đại hóa đường sắt vẫn chưa được chú trọng.
Khổ đường lạc hậu 1 mét có từ thời kỳ nô lệ đến nay đang được duy trì đang rệu rã xuống cấp. Vậy mà hiện nay cục Đường sắt Việt Nam đang cho kiên cố hóa toàn bộ hệ thống bằng tà vẹt BTCT dự ứng lực khổ 1 mét để kéo dài sự tồn tại của nó thêm 110 năm nữa, quay lùi bánh xe lịch sử ngành đường sắt trở về thế kỷ thứ XIX, làm trầm trọng thêm tình hình quá tải giao thông của Việt Nam.
Cục hàng không chưa bắt kịp hiệp định “Bầu trời mở rộng" Chính phủ đã ký với các nước ASEAN. Các hãng hàng không vẫn bay trong “vườn nhà". Ngành hàng không Việt Nam kém hơn các nước ASEAN , xếp sau cả Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore – nước chỉ có 3 triệu dân và chỉ có duy nhất 1 sân bay.
Muốn nhanh chóng cải thiện cục diện giao thông cho Việt Nam hiện nay trước hết phải đi từ bài toán “Vĩ mô” đến “Vi mô", đột phá triệt để vào Đường sắt và Hàng không. Đó là những “quả đấm thép chủ lực" để giành lại thế chủ động tấn công trên chiến trường. Chỉ cần mở rộng khổ kỹ thuật đường sắt, sau 3 năm chúng ta sẽ có đường sắt hiện đại giành được 35% thị phần vận tải. Đột phá trong tư duy và cách làm của hàng không: Bay thẳng để tiết kiệm thời gian và nhiên liệu thì các hãng hàng không đều có lãi, thị phần vận tải hàng năm của hàng không vọt lên 25%.
Khi hai phương tiện giao thông vận tải công cộng chủ lực do nhà nước chi phối quản lý là đường sắt và hàng không giành được 50-55%, lập tức mặt trận GTVT đã hoàn toàn làm chủ và tiến tới toàn thắng...
Chúng ta có quyền tin rằng tân Tư lệnh Giao thông Vận tải sẽ toàn thắng mang lại hạnh phúc cho nhân dân!
TS Trần Đình Bá
Ngay khi vừa nhậm chức, tư lệnh ngành Giao thông Vận tải (GTVT) đã có những phát biểu đầy quyết đoán mạnh mẽ giống như một vị tư lệnh trên chiến trường coi “thời cơ là lực lượng". Phát biểu trên mang lại nhiều hy vọng cho nhân dân về trật tự và an toàn giao thông .
Ai cũng biết con “mãng xà" đại họa tai nạn giao thông đang mỗi năm nuốt chửng trên 1 vạn sinh mạng, làm bị thương, tàn phế hàng vạn người, gây thiệt hại kinh tế trên 1 tỷ USD/năm. Nhân dân đang cần một Thạch Sanh thời đại ra tay trừ họa, ngăn chặn đại họa tai nạn giao thông để mọi người được sống trong yên bình hạnh phúc.
Lật tàu ở Yên Bái tháng 9/2010 |
Hỗn loạn giao thông và đại họa tai nạn giao thông ở Việt Nam, theo tôi, có nguyên nhân cơ bản từ sự quá tải nghiêm trọng do các loại hình giao thông ở Việt Nam chưa hiện đại, chưa phát triển tương xứng với công cuộc đổi mới.
Loại hình giao thông đường sắt được coi là chiến lược, là chủ lực, hiện đại đã rơi vào trì trệ, bảo thủ lạc hậu, chỉ còn chuyên chở được 6 triệu lượt hành khách /năm, chiếm 6% thị phần vận tải. Tai nạn lật tàu vẫn xảy ra gây thiệt hại rất lớn về kinh tế cho Nhà nước.
Loại hình giao thông hiện đại, nhanh nhất là hàng không với 50 sân bay trong đó có tới 9 sân bay quốc tế , tổng diện tích sân bay cả nước lên tới 550 km2, lớn hơn diện tích đất nước Singapore mà năng lực chuyên chở hành khách chỉ đạt 12 triệu hành khách/năm, chiếm 12% thị phần.
Cả hai nghành giao thông vận tải công cộng, hiện đại chủ lực được toàn dân kỳ vọng nhất chỉ còn đảm đương được 18% thị phần mà thôi. Còn lại 82% thị phần hàng khách và hàng hóa khác dồn lên đường bộ, đường biển và đường sông, trong đó đường bộ là chủ yếu.
Ai cũng biết giao thông đường sắt là loại hình giao thông chiến lược, chủ lực, hiện đại vậy mà từ khi đổi mới đến nay, việc hiện đại hóa đường sắt vẫn chưa được chú trọng.
Khổ đường lạc hậu 1 mét có từ thời kỳ nô lệ đến nay đang được duy trì đang rệu rã xuống cấp. Vậy mà hiện nay cục Đường sắt Việt Nam đang cho kiên cố hóa toàn bộ hệ thống bằng tà vẹt BTCT dự ứng lực khổ 1 mét để kéo dài sự tồn tại của nó thêm 110 năm nữa, quay lùi bánh xe lịch sử ngành đường sắt trở về thế kỷ thứ XIX, làm trầm trọng thêm tình hình quá tải giao thông của Việt Nam.
Cục hàng không chưa bắt kịp hiệp định “Bầu trời mở rộng" Chính phủ đã ký với các nước ASEAN. Các hãng hàng không vẫn bay trong “vườn nhà". Ngành hàng không Việt Nam kém hơn các nước ASEAN , xếp sau cả Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore – nước chỉ có 3 triệu dân và chỉ có duy nhất 1 sân bay.
Muốn nhanh chóng cải thiện cục diện giao thông cho Việt Nam hiện nay trước hết phải đi từ bài toán “Vĩ mô” đến “Vi mô", đột phá triệt để vào Đường sắt và Hàng không. Đó là những “quả đấm thép chủ lực" để giành lại thế chủ động tấn công trên chiến trường. Chỉ cần mở rộng khổ kỹ thuật đường sắt, sau 3 năm chúng ta sẽ có đường sắt hiện đại giành được 35% thị phần vận tải. Đột phá trong tư duy và cách làm của hàng không: Bay thẳng để tiết kiệm thời gian và nhiên liệu thì các hãng hàng không đều có lãi, thị phần vận tải hàng năm của hàng không vọt lên 25%.
Khi hai phương tiện giao thông vận tải công cộng chủ lực do nhà nước chi phối quản lý là đường sắt và hàng không giành được 50-55%, lập tức mặt trận GTVT đã hoàn toàn làm chủ và tiến tới toàn thắng...
Chúng ta có quyền tin rằng tân Tư lệnh Giao thông Vận tải sẽ toàn thắng mang lại hạnh phúc cho nhân dân!
TS Trần Đình Bá
.