Tân Bộ trưởng KH&CN "sẽ cố để nhà KH sống bằng nghề"
05/08/2011 07:13:08
- KH&ĐS đã có cuộc trò chuyện bên lề hành lang Quốc hội trước giờ tân bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân nhậm chức.
Tự chủ... trong tâm lý bao cấp
Vừa rồi Bộ KH&CN có đề ra chiến lược phát triển KH&CN đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, ông kỳ vọng gì ở bản chiến lược này?
Chiến lược này đang được xây dựng và sẽ trình Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm nay. Chiến lược này xác định rõ mục tiêu của KHCN là giúp Việt Nam sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 trong đó chúng tôi có chú trọng vào mấy trọng tâm: Đổi mới toàn diện cơ chế quản lý và cơ chế tài chính lĩnh vực KHCN. Hai là đẩy mạnh các chương trình quốc gia về phát triển KHCN như chương trình công nghệ cao, chương trình khảo nghiệm quốc gia, chương trình đổi mới công nghệ quốc gia... Chúng tôi cũng tập trung đào tạo nguồn nhân lực, chú trọng xây dựng những tập thể khoa học mạnh. Cuối cùng là giao tự chủ cao nhất cho các tổ chức KHCN, như hình thành hệ thống doanh nghiệp khoa học công nghệ.
Bản chiến lược đó theo ông có khắc phục được những nhược điểm của thực trạng phát triển KHCN hiện nay?
Việc đổi mới cách quản lý sẽ giúp cho các tổ chức KHCN cũng như các nhà khoa học có được môi trường hoạt động thuận lợi hơn. Khi được quyền tự chủ, người ta sẽ phát huy được khả năng và làm ra được những sản phẩm khoa học tương xứng với tiềm năng của họ.
Nói như vậy thì môi trường làm khoa học hiện nay không cho các nhà khoa học tự chủ?
Trong thời điểm hiện nay thì về cơ bản mà nói cơ chế tự chủ cũng đã được thực hiện nhưng tâm lý bao cấp vẫn còn rất nặng nề. Cho nên giai đoạn tới phải đẩy mạnh hơn nữa việc giao quyền tự chủ cũng như là giúp các nhà khoa học tham gia vào sản xuất kinh doanh.
Chúng ta đã đổi mới mấy chục năm rồi mà tình trạng bao cấp vẫn còn phổ biến trong khoa học, phải chăng ông - với vai trò của một người lãnh đạo, đã chưa thực sự làm tốt được công việc của mình?
Chúng ta sống trong cơ chế bao cấp quá lâu. Trong khi đó, các tổ chức KHCN trước đây hầu hết là của Nhà nước. Gần đây, do xã hội hóa thì cơ chế cũng cởi mở. Các tổ chức khoa học ngoài nhà nước cũng như của tư nhân đã được thành lập mang đến làn gió mới trong KHCN. Hy vọng với việc tháo gỡ bao cấp thì các tổ chức KHCN của chúng ta sẽ năng động hơn.
Tự chủ... trong tâm lý bao cấp
Vừa rồi Bộ KH&CN có đề ra chiến lược phát triển KH&CN đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, ông kỳ vọng gì ở bản chiến lược này?
Chiến lược này đang được xây dựng và sẽ trình Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm nay. Chiến lược này xác định rõ mục tiêu của KHCN là giúp Việt Nam sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 trong đó chúng tôi có chú trọng vào mấy trọng tâm: Đổi mới toàn diện cơ chế quản lý và cơ chế tài chính lĩnh vực KHCN. Hai là đẩy mạnh các chương trình quốc gia về phát triển KHCN như chương trình công nghệ cao, chương trình khảo nghiệm quốc gia, chương trình đổi mới công nghệ quốc gia... Chúng tôi cũng tập trung đào tạo nguồn nhân lực, chú trọng xây dựng những tập thể khoa học mạnh. Cuối cùng là giao tự chủ cao nhất cho các tổ chức KHCN, như hình thành hệ thống doanh nghiệp khoa học công nghệ.
Bản chiến lược đó theo ông có khắc phục được những nhược điểm của thực trạng phát triển KHCN hiện nay?
Việc đổi mới cách quản lý sẽ giúp cho các tổ chức KHCN cũng như các nhà khoa học có được môi trường hoạt động thuận lợi hơn. Khi được quyền tự chủ, người ta sẽ phát huy được khả năng và làm ra được những sản phẩm khoa học tương xứng với tiềm năng của họ.
Nói như vậy thì môi trường làm khoa học hiện nay không cho các nhà khoa học tự chủ?
Trong thời điểm hiện nay thì về cơ bản mà nói cơ chế tự chủ cũng đã được thực hiện nhưng tâm lý bao cấp vẫn còn rất nặng nề. Cho nên giai đoạn tới phải đẩy mạnh hơn nữa việc giao quyền tự chủ cũng như là giúp các nhà khoa học tham gia vào sản xuất kinh doanh.
Chúng ta đã đổi mới mấy chục năm rồi mà tình trạng bao cấp vẫn còn phổ biến trong khoa học, phải chăng ông - với vai trò của một người lãnh đạo, đã chưa thực sự làm tốt được công việc của mình?
Chúng ta sống trong cơ chế bao cấp quá lâu. Trong khi đó, các tổ chức KHCN trước đây hầu hết là của Nhà nước. Gần đây, do xã hội hóa thì cơ chế cũng cởi mở. Các tổ chức khoa học ngoài nhà nước cũng như của tư nhân đã được thành lập mang đến làn gió mới trong KHCN. Hy vọng với việc tháo gỡ bao cấp thì các tổ chức KHCN của chúng ta sẽ năng động hơn.
Giả sử thời điểm chúng ta đang nói chuyện là năm 2020, ông có thể nói gì về vai trò của khoa học trong nền kinh tế?
Chúng ta hy vọng đến năm 2020, khoa học xứng đáng là động lực để phát triển kinh tế xã hội.
Lại chỉ là hy vọng, thưa ông?
Dù chúng ta đã bắt đầu làm rồi, nhưng chúng ta vẫn phải hy vọng nó sẽ hoạt động hiệu quả hơn nữa.
Các nhà khoa học hiện nay không cam chịu
Số người làm khoa học sống nhờ vào nghiên cứu khoa học hiện nay chỉ đếm trên đầu ngón tay, với nhiệm kỳ mới, ông khắc phục điều đó như thế nào?
Chúng tôi sẽ tạo ra một hành lang pháp lý và một môi trường thuận lợi cho các nhà khoa học chuyển giao được kết quả nghiên cứu của mình. Nói khác đi là các nhà khoa học có thể sống được bằng lao động khoa học chứ không chỉ dựa vào cái chi thường xuyên của Nhà nước.
Vậy là theo quan điểm của ông thì hiện nay, các nhà khoa học chưa sống được bằng nghề?
Đúng vậy. Tuy nhiên không thể không nhắc tới trong thời gian vừa rồi đã xuất hiện rất nhiều nhà khoa học làm giàu được bằng sản phẩm của mình. Ví dụ như chị Nguyễn Thị Trâm ở Viện Sinh học Nông nghiệp đã chuyển giao được giống lúa với giá 10 tỷ đồng. Điều này tạo niềm tin cho các nhà khoa học khác.
Nhưng con số này là quá nhỏ so với hàng nghìn nhà khoa học đang phải "lênh đênh" với nghề?
Thực ra thì không phải là quá nhỏ, chỉ có điều ở các mức độ khác nhau. Các nhà khoa học hiện nay không cam chịu chỉ sống bằng tiền lương của Nhà nước. Thực tế, nhiều nhà khoa học đã song hành cùng với doanh nghiệp, nhiều nhà khoa học đã trở thành doanh nhân khoa học.
Như vậy họ có "lơ là" nhiệm vụ khoa học mà mải mê kiếm tiền?
Cái đó đỏi hỏi bản lĩnh của mỗi nhà khoa học, trong bất cứ thời đại nào.
20% đã là thành công rồi!
Theo quy định, các cá nhân và tổ chức không hoàn thành đề tài nghiên cứu sẽ phải trả lại tiền cho Nhà nước. Thực tế, đã có ai phải trả lại tiền chưa?
Từ trước đến giờ theo quy định hiện hành thì vẫn có trường hợp như thế. Đề tài nghiên cứu không thành công sẽ phải hoàn lại một phần kinh phí Nhà nước giao.
Tiêu chí nào để xác định đề tài nghiên cứu không thành công? Vì thực tế, hẳn ông cũng hiểu rằng số đề tài nghiên cứu ra rồi đắp chiếu không hề nhỏ?
So sánh vào đề cương, mục đích của đề tài. Khi các hội đồng khoa học đã thẩm định và đưa ra kết luận. Nếu trong quá trình tổ chức thực hiện mà mục tiêu không đạt được, phương pháp không thực tế... vì nguyên nhân chủ quan thì chúng tôi đều đưa vào danh mục không đạt.
Số đề tài nghiên cứu khoa học hiện nay được ứng dụng vào thực tế có nhiều không thưa ông?
Số đề tài này chiếm khoảng độ 20% trong tổng số các đề tài nghiên cứu.
20%! Có quá ít không ông?
Điều này không có gì là bất thường. Không chỉ nước ta mà các nước khác cũng thế.
Nhưng xã hôi, dư luận vẫn cho rằng số lượng đề tài thành công ít lắm?
Người ngoài giới khoa học thì tưởng thế chứ thực tế không phải thế.
Hệ thống hành chính có "rất nhiều vấn đề"
Trở lại với vị trí bộ trưởng Bộ KH&CN mà ông vừa đảm nhận, theo ông khó khăn nhất của vị tân bộ trưởng là gì?
Đó là phối hợp với các bộ ngành để tháo gỡ cơ chế.
Nghĩa là cơ chế của chúng ta đang có vấn đề?
Trong hệ thống hành chính của chúng ta hiện nay có rất nhiều vấn đề, đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ của các bộ, ngành.
Vậy theo ông thì điều bức xúc nhất trong lĩnh vực ông chuẩn bị đảm nhiệm là gì?
Đó vẫn là cơ chế quản lý và cơ chế tài chính.
Phải chăng tiền chi cho khoa học hiện nay là chưa đủ?
Nếu nói chưa đủ thì không đúng nhưng do xã hội chưa quan tâm, ngân sách Nhà nước để đảm bảo ở mức có thể đáp ứng được rồi.
Có tình trạng chạy hóa đơn trong việc quyết toán các đề tài nghiên cứu, ông có bình luận gì?
Do cơ chế khoán chi của Bộ KH&CN, điều này phải có nhiều thời gian và nói dài.
Xin cảm ơn và chúc ông thành công trên cương vị mới!
Tôi không cho rằng bỏ ra 10 mà thu lại 2 là một bài toán không hiệu quả khi áp vào tỷ lệ ứng dụng của các đề tài vào thực tế. Chỉ cần 20% các đề tài thành công và tạo ra sản phẩm cho xã hội là đủ bù đắp cho 80% còn lại. Đứng trên góc độ tổng thể thì đó là bài toán có lãi. Ví dụ như ở thủy điện Sơn La, chỉ cần một hệ thống xi lanh thủy lực, hệ thống cầu trục tải trọng lớn và công nghệ bê tông đắp đập. Đề tài ấy đầu tư chưa đến 10 tỷ đồng nhưng đem lại lợi nhuận cho nền kinh tế là 2 năm phát điện của thủy điện Sơn La. Hiệu quả tính ra là trên 5.600 tỷ đồng. Hiệu quả đó nó bù đắp được cho tất cả những vấn đề khác. |
Tô Hội (Thực hiện)
.