Cách đồng huyền diệu có “long mạch”
(Phunutoday) - Khi “cánh đồng vàng” Láng Cò – Mỹ Phú (xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) đang tiếp tục cho ra đời những giống lúa mới cung cấp cho nông dân trong vùng, bất ngờ vào cuối năm 2007 một nhà đầu tư nước ngoài qua môi giới của những “cò đất” trong nước đã mua gom các thửa ruộng ở đây. Cùng lúc, họ xin phép các cấp chính quyền tỉnh Long An thực hiện dự án “Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng” ngay trên “cánh đồng vàng”.
Cùng với việc người lạ đến mua gom ruộng đất, dư luận ở Mỹ Phú cũng xôn xao câu chuyện cho rằng, người ta đang truy tìm “long mạch” ở nơi mà các thế hệ gia tộc họ Dương đã khai phá vùng đất hoang Đồng tháp Mười thành “cánh đồng vàng” và đã sinh ra một vị Tướng nổi tiếng của chế độ Sài Gòn – ông Dương Văn Minh.
Xôn xao chuyện “Nghĩa trang Vĩnh Hằng”
Trong những ngày cuối tháng 7 năm 2011 vừa qua, dư luận báo chí dành sự quan tâm đặc biệt tới dự án “An viên Vĩnh Hằng” trên vùng đất “đắc địa” bên bờ sông Đồng Nai (tỉnh Đồng Nai). Nhiều người quan tâm, lo ngại chuyện một khi “Công viên nghĩa trang” tên Vĩnh Hằng này tiếp nhận đủ 60 ngàn bộ hài cốt, liệu dòng sông Đồng Nai chảy ngang có bị ảnh hưởng về môi trường?
Các nhà quản lý, nhà khoa học sẽ xử lý vấn đề kỹ thuật này ra sao để dự án “An viên Vĩnh Hằng” trở thành điểm đến “hấp dẫn” của những người đã trả xong nợ cuộc đời, đi về thế giới “vĩnh hằng”? Cách đây khoảng 4 năm, câu chuyện “Nghĩa trang Vĩnh Hằng” cũng từng gây xôn xao dư luận ở tỉnh Long An, nhưng ở khía cạnh khác.
Cuối năm 2007, đầu năm 2008, những người nông dân ở khu vực Láng Cò – Mỹ Phú (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) bỗng xôn xao khi có nhiều người lạ tới mua gom đất ruộng, ngay chính nơi mà Anh hùng Lao động Dương Văn Hữu và mấy chục hộ nông dân đã và đang sản xuất lúa giống cấp cho bà con trong tỉnh.
Như trong các bài trước đã viết, đây là vùng đất màu mỡ nhất tỉnh Long An, mỗi năm trồng được 2 vụ lúa xen một vụ màu, năng suất lúa vào những năm “mưa thuận gió hòa” có thể đạt hơn 10 tấn/ha/vụ, thuộc loại “vô địch” trong toàn vùng. Vì vậy mà đây trở thành nơi chuyên sản xuất lúa giống chất lượng cao cung cấp cho nông dân tỉnh Long An và các tỉnh lân cận trong suốt hơn 30 năm qua.
Vì đất tốt như thế, nên vào thời điểm năm 2007, trong khi giá đất ruộng nói chung ở huyện Thủ Thừa trung bình khoảng 300 triệu đồng/ha, thì đất ruộng ở xã Mỹ Phú được mua bán với giá cao hơn gấp rưỡi, khoảng 400 – 500 triệu đồng/ha. Vậy mà khi những người lạ tới lùng mua đất ở Láng Cò - Mỹ Phú vào cuối năm 2007, họ đã nâng giá lên từng ngày, ban đầu là 60 - 65 triệu đồng/công đất (1.000 m2), đến đầu năm 2008 họ nâng giá mua lên 90 triệu đồng/công đất.
Những thửa đất “đắc địa”, bờ xôi ruộng mật, còn được họ chào giá tới 100 triệu đồng/công đất, tức 1 tỉ đồng/ha. Những “cò đất”, ngoài chuyện chào mua ruộng đất với giá cao “ngút ngàn”, còn có những chăm lo, ưu đãi đặc biệt đối với những người nông dân chịu bán ruộng đất, như: mời đi ăn nhậu; tặng quà đắt tiền như quạt máy, tivi; chở đi du lịch, tham quan những nơi có mô hình “Công viên nghĩa trang”; được cho ứng tiền trước...v.v.
Không phải đợi lâu để bà con nông dân nơi đây biết được nguyên nhân của “cơn sốt” thu mua ruộng đất ở Láng Cò – Mỹ Phú. Một nhà đầu tư nước ngoài đang xin dự án làm “Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng” ngay trên vùng đất chuyên nhân giống lúa cấp quốc gia này. Trước đó không lâu, cũng trên cánh đồng trồng lúa xã Mỹ Phú, một diện tích đất ít màu mỡ hơn ở hai ấp 1 và ấp 4, rộng gần 300ha, đã được cấp phép làm dự án sân golf.
Người nông dân bao đời sống bằng nghề trồng lúa đã được mời kê biên, nhận tiền đền bù để bàn giao ruộng đất, nhà cửa cho dự án sân golf, mà chưa biết sẽ tiếp tục sống bằng nghề trồng lúa hay làm nghề nào khác.
Vì vậy mà khi thông tin về dự án “Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng” sắp được triển khai cùng với chuyện mua gom ruộng đất ráo riết của các “cò đất”, nhiều người tin rằng cánh đồng màu mỡ này rồi sẽ biến thành nghĩa trang. Một số người mừng vui ra mặt khi bỗng dưng có số tiền lớn. Thế nhưng, hầu hết những người nông dân gắn bó với đồng ruộng đều ưu tư, bức xúc khi “cánh đồng vàng” Mỹ Phú nổi tiếng này bị “bức tử”, không còn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Những tháng ngày sôi động
Ngày 20-2-2008, UBND tỉnh Long An đã có văn bản thoả thuận địa điểm đầu tư "Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng" của một nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc. Theo mô tả của dự án, “Công viên nghĩa trang” rộng 25ha này nằm trọn trên cánh đồng Láng Cò – Mỹ Phú, sẽ là nơi “an nghỉ vĩnh viễn” không chỉ cho người dân Mỹ Phú, Mỹ An (huyện Thủ Thừa), mà còn cho cả thành phố Tân An và khu vực lân cận.
Ngay sau khi dự án được chính thức công bố ra dân, ông Dương Văn Hữu (Hai Hữu - Anh hùng Lao động, người gắn bó sâu đậm nhất với cánh đồng này, nhờ thành tích nhân giống lúa mà được phong Anh hùng Lao động) đã cùng hơn 40 hộ dân trong ấp ký đơn tập thể kiến nghị UBND tỉnh Long An xem xét lại dự án này.
Vấn đề ông Hai Hữu cùng tập thể nông dân đặt ra là tại sao không lấy những khu đất bạc màu, cằn cỗi, ít sinh lợi để làm nghĩa trang, mà lại lấy cánh đồng màu mỡ nhất tỉnh, chuyên dùng để sản xuất lúa giống để chôn người chết? Lúc đó, ông Châu Hải Ngạt - Chủ tịch UBND xã Mỹ Phú - cho biết, chính quyền địa phương có tổ chức họp dân ấp 2 để thông báo về dự án này và nghe ý kiến của bà con (cuộc họp ngày 11-9-2007), nhưng lúc ấy bà con không phản đối.
Đến khi công bố chủ trương của UBND tỉnh chấp thuận dự án (ký ngày 20-2-2008) thì bà con mới có ý kiến không đồng tình. Theo UBND xã Mỹ Phú, dự án nghĩa trang này là cần thiết, vì "lo cho người sống thì cũng phải lo cho người chết". Thế nhưng, những nông dân thì lại cho rằng, trong lần làm việc trước đó, họ không được thông báo cụ thể, rõ ràng về dự án, họ cũng không hình dung nghĩa trang mới sẽ nằm ngay trong “cánh đồng vàng” chuyên sản xuất lúa giống.
Trong khi đó, Chủ tịch UBND huyện Thủ Thừa lúc ấy - ông Lê Anh Thuý - cho biết, toàn huyện Thủ Thừa được quy hoạch 3 nghĩa trang, ngoài nghĩa trang Vĩnh Hằng ở Mỹ Phú còn có 2 nghĩa trang ở các xã khác (có quy mô khoảng 2ha/nghĩa trang). Theo ông Thuý, nghĩa trang Vĩnh Hằng chủ yếu là để phục vụ cho nhân dân 2 xã Mỹ Phú và Mỹ An của huyện, nhưng nếu người dân bên ngoài có nhu cầu cũng được đáp ứng.
Khi được hỏi chính quyền huyện có thấy tiếc khi lấy cánh đồng màu mỡ này để làm nghĩa trang, ông Thuý cho rằng cả xã Mỹ Phú đất đai đều màu mỡ chứ không chỉ riêng ấp 2, nên lấy chỗ nào cũng vậy thôi. Cũng theo UBND xã Mỹ Phú, toàn xã có 820ha đất trồng lúa tự nhiên, thế nhưng đã có khoảng 400ha chuyển sang mục đích khác: gần 300ha làm dự án sân golf, khoảng 70ha cho khu dân cư và một số công trình khác, 25ha cho nghĩa trang... Cùng lúc, khoảng 200ha khác đang được đề nghị xây dựng khu công nghiệp.
Với cách quy hoạch và những việc đã triển khai, rõ ràng những người có trách nhiệm muốn biến xã Mỹ Phú thành xã “công nghiệp, dịch vụ” thay cho nghề nông truyền thống từ bao đời. Đây cũng là xu hướng chung của nhiều địa phương khác trên toàn tỉnh Long An, nơi chỉ trong thời gian ngắn đã ra đời hàng chục khu công nghiệp, cụm công nghiệp, hàng ngàn hecta đất trồng lúa phải nhường chỗ cho các dự án công nghiệp, dịch vụ.
Đây là xu thế tất yếu, một khi muốn phát triển mạnh công nghiệp, phải hi sinh những diện tích đất nông nghiệp, hàng ngàn nông dân buộc phải chia tay với nghề nông, làm quen với nghề nghiệp công nhân, buôn bán, dịch vụ. Thế nhưng, chuyện lấy cánh đồng màu mỡ nhất tỉnh để làm nghĩa trang lại là câu chuyện khác. Những nông dân bức xúc, kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, là có cái lý của họ.
Người dân tiếc “cánh đồng vàng”
Anh hùng Lao động Dương Văn Hữu, người nhân thành công hơn 500 loại giống lúa ngay trên cánh đồng này, chính là người đã lên tiếng đầu tiên và kiên trì yêu cầu giữ lại cánh đồng lúa màu mỡ này. Ông Hai Hữu lập luận rằng, nghĩa trang thì làm chỗ nào cũng được, miễn là thuận tiện đường giao thông, đổ nền cho cao ráo là được.
Còn cánh đồng màu mỡ, chuyên sản xuất lúa giống như cánh đồng Láng Cò – Mỹ Phú thì cả tỉnh chỉ có một, hai, nếu để mất thì tiếc lắm! Cũng theo ông Hai Hữu, nếu tính từ thành phố Tân An (nơi sẽ là nguồn “khách hàng” lớn nhất cho “Công viên nghĩa trang” tương lai) thì vùng Láng Cò – Mỹ Phú chưa phải là thuận tiện nhất cho giao thông. Nhiều nơi khác đi lại thuận tiện hơn, mà đất đai ít màu mỡ hơn, thậm chí cằn cỗi, sao người ta không xin làm dự án “Công viên nghĩa trang”, mà lại xin cho bằng được “cánh đồng vàng” này!
Thậm chí, ngay cạnh quốc lộ 62, rất thuận tiện về giao thông, có rất nhiều diện tích rừng tràm không mang lại giá trị kinh tế gì nhiều, mới chính là nơi cần chuyển sang sử dụng đất cho các mục đích ngoài nông nghiệp, nhưng các nhà đầu tư lại không hướng đến. Từ những nhận định đó, mà ông Hai Hữu và nhiều bà con nông dân cho rằng, nhà đầu tư chọn “cánh đồng vàng” Láng Cò – Mỹ Phú là vì họ tin tưởng vào một lời đồn đại “long mạch” nào đó.
Lão nông Đỗ Văn Hai, một người láng giềng của ông Hai Hữu, nói: “Giao đất nhân lúa giống để làm chỗ chôn người chết trong khi đất xấu trong vùng còn ê hề lại không thu hồi thì người dân xót lắm!”. Ông Hai chỉ rõ, đất ở ấp 1 cũng của xã Mỹ Phú không màu mỡ bằng, chỉ trồng lúa thường chứ không thể nhân giống lúa, lại rất thuận tiện giao thông, thì nên lấy làm những dự án tương tự, thay vì phải lấy đất ở Láng Cò.
Anh Trần Văn Trạng, một nông dân nòi ở đây, nói ngậm ngùi: “Ngày xưa ông tôi đi ở đợ 15 năm mới mua được mảnh ruộng này. Ông tôi, cha tôi, tôi và các con tôi đã bỏ biết bao mồ hôi để cải tạo đất chua phèn thành màu mỡ như ngày nay. Nghĩ đến bao công sức của cả bao thế hệ có thể bị xóa sổ vì một cái nghĩa trang thì không cầm lòng được!”.
Không chỉ những nông dân quanh năm gắn bó với đồng ruộng nói đây mới cảm thấy xót xa trước nguy cơ xóa sổ “cánh đồng vàng”. Bà Dương Thị Bạch Tuyết, một người xuất thân từ Láng Cò, giờ đã thành đạt ở TP. HCM, nhưng vẫn còn giữ ruộng đất của ông bà để lại ở Láng Cò, cho rằng, ruộng đất ở đây không chỉ có giá trị về mặt vật chất, mà nó có ý nghĩa tinh thần rất lớn, khi bao thế hệ người đi khai hoang đã biến vùng đất hoang Đồng Tháp Mười thành cánh đồng màu mỡ nhất tỉnh. Vì vậy mà nếu không có nhu cầu gì “tối cần thiết”, thì không nên trưng thu cánh đồng này vào mục đích khác.
Lúc đó, trong lúc mọi chuyện còn chưa ngã ngũ, ông Hai Hữu đã gặp người thầy, người bạn lớn của mình là GS. TS Võ Tòng Xuân, người đã có một thời gian dài làm việc cùng nông dân trên cánh đồng xã Mỹ Phú, để tham khảo ý kiến. GS. TS Võ Tòng Xuân khẳng định đất ở xã này rất màu mỡ, là nơi nhân giống lúa cho quốc gia, nếu thu hồi cánh đồng này để làm nghĩa trang sẽ rất lãng phí tài nguyên quốc gia.
“Những năm gần đây, sâu bệnh thường xuyên phát triển và việc nhân giống mới ngày càng được chú trọng. Tìm được vùng đất có khả năng nhân giống lúa như cánh đồng Mỹ Phú không phải dễ dàng”, ông nói. Mặt khác, cánh đồng xã Mỹ Phú không chỉ là nơi nhân lúa giống mà còn là nơi đại diện cho mô hình tiêu biểu của nông nghiệp Việt Nam một thời. Với ý nghĩa kinh tế và lịch sử như thế, ông Xuân cho rằng không nên chuyển mục đích sử dụng đất đối với cánh đồng lúa giống Mỹ Phú.
Tiến sĩ Trần Khải - nguyên Thứ trưởng Bộ NN & PTNT - cũng rất bất ngờ khi hay tin cánh đồng lúa giống Mỹ Phú dự kiến được lấy làm nghĩa trang sinh thái. Ông nói: “Đất nghĩa trang dành cho người chết cũng cần nhưng tại sao không chọn nơi nào vắng vẻ, ít ô nhiễm môi trường mà cứ phải chọn vùng đất màu mỡ này?”. Theo ông Khải, xây một nghĩa trang giữa vùng lúa sẽ gây ra nhiều hệ lụy xấu cho nông dân: diện tích đồng lúa xung quanh nghĩa trang sẽ bị nhiễm phèn, nạn chuột đồng phá hoại hoa màu gia tăng sẽ khó tránh khỏi...
Vẫn là “cánh đồng vàng” nhân giống lúa
Trước những kiến nghị của ông Hai Hữu và bà con nông dân Láng Cò, những phân tích, đánh giá của những nhà khoa học, những cơ quan có trách nhiệm ở Long An đã nghiêm túc lắng nghe và đánh giá lại toàn bộ dự án. Cuối cùng, vào cuối năm 2008, UBND tỉnh Long An đã không đồng ý cho triển khai dự án “Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng” trên cánh đồng Láng Cò – Mỹ Phú.
Thay vào đó, dự án này được chuyển đến một nơi khác có điều kiện giao thông khá thuận lợi, nhưng lại tận dụng được vùng đất xấu, không có giá trị kinh tế cao. Đó là vùng đất nhiễm phèn, chuyên trồng tràm, hiệu quả thấp, nằm ở ven quốc lộ 62 thuộc xã Tân Đông, huyện Thạnh Hóa. Đây là vùng đất trũng của Đồng Tháp Mười, còn nhiễm phèn nặng, chỉ thích hợp cho trồng cây tràm.
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, kinh tế cây tràm ngày càng sút giảm, người trồng tràm điêu đứng, tràm trồng lớn nên không bán được hoặc bán với giá rất thấp, nguyên nhân do các công trình xây dựng chuyển sang dùng cừ bê tông thay cho cừ tràm, củi tràm cũng ít còn người sử dụng trong trào lưu đun nấu bằng bếp ga.
Vậy là, với quyết định nói trên của UBND tỉnh Long An, “cánh đồng vàng” Láng Cò – Mỹ Phú tiếp tục là “cánh đồng huyền diệu” như nó đã từng. Ông Hai Hữu và những bà con nông dân cả đời gắn bó với ruộng đất đã vui mừng tiếp tục công việc trồng lúa, nhân giống lúa.
Những ngày này, khi trở lại cánh đồng Láng Cò – Mỹ Phú, tôi chứng kiến không khí lao động khẩn trương mà vui vẻ của bà con nông dân. Cánh đồng lúa hè thu đang thì con gái mượt xanh trải dài mút mắt, xa xa là những rặng tràm gió, tràm bông vàng bao quanh những xóm nhà bình yên. Dưới ruộng lúa mượt xanh, trên bờ ruộng người nông dân trồng xen đậu bắp, khổ qua, dưa leo..., thứ nào cũng tốt, cũng trĩu quả.
Tôi đã đi qua nhiều cánh đồng trên khắp đồng bằng miền Tây Nam Bộ, nhưng khi đứng trên cánh đồng Láng Cò – Mỹ Phú, tôi cảm thấy như đất dưới chân mình không nằm yên, mà cựa quậy, chuyển mình phát triển, sức sống của đồng ruộng nơi đây thật mãnh liệt, như thể chỉ sau vài ngày trở lại là các đám lúa, mọi cây trái, hoa màu đều vươn lên khác hẳn. Gặp lại anh Trần Văn Trạng khi anh đang đi thăm đồng, anh cho biết, ông Hai Hữu đã qua đời cách đây hơn một năm.
Ông Hai Hữu đã mỉm cười nhắm mắt vì tuổi già, sau khi những người có trách nhiệm đã quyết cho giữ lại “cánh đồng vàng” để tiếp tục trồng lúa, sản xuất lúa giống, thay vì chuyển thành công viên nghĩa trang.
Anh Trạng cho biết, năm rồi lũ nhỏ, phù sa về ít, nhưng năng suất lúa vụ mùa sau đó ở đây vẫn đạt rất cao, trên dưới 10 tấn/ha, cao hơn nhiều so với mức bình thường trong huyện Thủ Thừa và tỉnh Long An. Anh và nhiều hộ nông dân vẫn tiếp tục sản xuất lúa giống dù “kiện tướng lúa giống” Hai Hữu đã không còn. Chỉ sau vài năm trở lại, cánh đồng Láng Cò – Mỹ Phú giờ yên bình, nhộn nhịp sự sống, chứ không xôn xao, hoang mang như lúc dự án “Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng” chuẩn bị triển khai ở đây vào năm 2008.
Trong khi đó, dự án “Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng” được chuyển tới địa điểm mới, điều kiện các mặt không có gì gọi là bất lợi so với vị trí Láng Cò – Mỹ Phú, thế nhưng dù đã gần 3 năm trôi qua, dự án vẫn dậm chân tại chỗ. Địa điểm mới được UBND tỉnh Long An giao cho nhà đầu tư để triển khai dự án “Công viên nghĩa trang” thuộc xã Tân Đông – huyện Thạnh Hóa, nằm ven quốc lộ 62, cách thành phố Tân An khoảng 15 cây số, tức chỉ xa hơn địa điểm cũ (ấp 2 xã Mỹ Phú) vài cây số, nhưng lại thuận tiện đường giao thông hơn. Theo UBND huyện Thạnh Hóa, cho đến nay nhà đầu tư chỉ mới san lắp khoảng 5 hecta cùng với con đường tạm dắt từ quốc lộ vào khu vực dự án.
Nguyên nhân của sự chậm trễ, kéo dài này, được nhà đầu tư giải trình là do khó khăn về vốn. Việc nhà đầu tư không mặn mà với dự án khi nó được chuyển đi nơi khác càng làm cho người dân Mỹ Phú tin rằng chuyện truy tìm “long mạch” bí ẩn nào đó trên cánh đồng Mỹ Phú là có thật, một khi kế hoạch không thành hiện thực, người ta cũng không còn mặn mà với dự án “Công viên nghĩa trang”.
Không biết rồi đây số phận của dự án “Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng” ở huyện Thạnh Hóa sẽ ra sao, trong khi người dân Mỹ Phú vui mừng vì “cánh đồng vàng” nơi đây được bảo tồn, tiếp tục là nơi sản xuất lúa giống mang tầm quốc gia.
Phục vụ du lịch, tại sao không?
Theo ông Nguyễn Văn Ngọt – Giám đốc Trung tâm Du lịch, thuộc Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An, ngành Du lịch tỉnh nhà vừa khảo sát tuyến du lịch sinh thái xuyên vùng Đồng Tháp Mười. Long An cách không xa TP. HCM (chỉ hơn 50 cây số), nơi đây có vùng Đồng Tháp Mười huyền thoại với bao bí ẩn cần được khám phá.
Một tour du lịch sinh thái xuyên vùng Đồng Tháp Mười, nơi vẫn còn hàng ngàn hecta rừng tràm nguyên sinh, có “làng nổi Tân Lập” mô phỏng cuộc sống người dân vào mùa lũ, có khu di tích Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam Bộ, cũng là nơi ra đời của ngành Điện ảnh cách mạng Việt Nam, nơi in tiền Cụ Hồ cho Nam Bộ sử dụng, nơi vẫn còn phong phú những sản vật thiên nhiên như rùa, rắn, chuột, cá..., ắt hẳn sẽ làm hài lòng những khách du lịch đô thị muốn tìm về thiên nhiên để xả stress sau những ngày làm việc căng thẳng.
Ngồi trên chiếc xuồng “ba lá” bơi bằng cây dầm xuyên qua những cánh rừng tràm nguyên sinh, bơi trên những đầm sen bát ngát hương thơm, tự tay câu những con cá tự nhiên, rồi tự tay đốt lửa rơm “nướng trui” cá làm mồi nhậu rượu đế Gò Đen, có thể sẽ để lại ấn tượng đẹp cho những người thích khám phá, mạo hiểm.
Sẽ thêm phần thú vị nếu đưa vào tour du lịch xuyên Đồng Tháp Mười điểm dừng chân ở “cánh đồng vàng” xã Mỹ Phú. Nơi đây là “cửa ngõ” từ thành phố Tân An đi Đồng Tháp Mười, nó có thể làm điểm bắt đầu cuộc hành trình sâu vào Đồng Tháp Mười.
Khách du lịch sẽ được tận mắt chứng kiến những thửa ruộng lúa có năng suất cao kỷ lục 10 tấn/ha; được thấy cách người nông dân sản xuất lúa giống chất lượng cao cung cấp cho cả đồng bằng; được thăm ngôi nhà của một lão nông Đồng Tháp Mười nhờ làm lúa giống mà trở thành Anh hùng Lao động...
Nếu ở một nền du lịch phát triển, người ta còn có thể làm ra nhiều sản phẩm du lịch từ những ruộng lúa có năng suất và chất lượng vượt trội kia, như các loại bánh, đồ thủ công mỹ nghệ từ cọng rơm, hạt lúa... Tất nhiên, du khách cũng muốn nhìn thấy ngôi nhà thờ của gia tộc họ Dương, dòng họ đã đổ nhiều công sức qua suốt 10 đời để khai phá, thuần hóa “cánh đồng vàng” này.
Ngôi nhà thờ này cũng là nơi mà Tướng Sài Gòn (sau trở thành Tổng thống) Dương Văn Minh đã sinh ra và lớn lên, trở thành một nhân vật làm sôi động chính trường Sài Gòn trong thập niên 1960, là người đã đọc lời đầu hàng Quân giải phóng miền Nam trong ngày 30 tháng 4 năm 1975 lịch sử.
Còn nếu như có du khách nào giàu trí tưởng tượng, muốn ở lại đêm trên đất Mỹ Phú để nằm nghe tiếng vọng trăm năm của bao thế hệ người dân Việt đến đây khai khẩn vùng Đồng Tháp Mười hoang vu, hay để muốn thỏa mãn trí tò mò về một “long mạch” bí ẩn nào đó, ắt hẳn người dân Mỹ Phú hiếu khách sẵn sàng đáp ứng. Cùng với cây lúa, du lịch sẽ càng làm cho “cánh đồng vàng” này ngày càng thêm giàu có, sung túc, xứng đáng với sự “huyền diệu” của mình.
Song Kỳ
Cùng với việc người lạ đến mua gom ruộng đất, dư luận ở Mỹ Phú cũng xôn xao câu chuyện cho rằng, người ta đang truy tìm “long mạch” ở nơi mà các thế hệ gia tộc họ Dương đã khai phá vùng đất hoang Đồng tháp Mười thành “cánh đồng vàng” và đã sinh ra một vị Tướng nổi tiếng của chế độ Sài Gòn – ông Dương Văn Minh.
Xôn xao chuyện “Nghĩa trang Vĩnh Hằng”
Trong những ngày cuối tháng 7 năm 2011 vừa qua, dư luận báo chí dành sự quan tâm đặc biệt tới dự án “An viên Vĩnh Hằng” trên vùng đất “đắc địa” bên bờ sông Đồng Nai (tỉnh Đồng Nai). Nhiều người quan tâm, lo ngại chuyện một khi “Công viên nghĩa trang” tên Vĩnh Hằng này tiếp nhận đủ 60 ngàn bộ hài cốt, liệu dòng sông Đồng Nai chảy ngang có bị ảnh hưởng về môi trường?
Các nhà quản lý, nhà khoa học sẽ xử lý vấn đề kỹ thuật này ra sao để dự án “An viên Vĩnh Hằng” trở thành điểm đến “hấp dẫn” của những người đã trả xong nợ cuộc đời, đi về thế giới “vĩnh hằng”? Cách đây khoảng 4 năm, câu chuyện “Nghĩa trang Vĩnh Hằng” cũng từng gây xôn xao dư luận ở tỉnh Long An, nhưng ở khía cạnh khác.
Cuối năm 2007, đầu năm 2008, những người nông dân ở khu vực Láng Cò – Mỹ Phú (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) bỗng xôn xao khi có nhiều người lạ tới mua gom đất ruộng, ngay chính nơi mà Anh hùng Lao động Dương Văn Hữu và mấy chục hộ nông dân đã và đang sản xuất lúa giống cấp cho bà con trong tỉnh.
Như trong các bài trước đã viết, đây là vùng đất màu mỡ nhất tỉnh Long An, mỗi năm trồng được 2 vụ lúa xen một vụ màu, năng suất lúa vào những năm “mưa thuận gió hòa” có thể đạt hơn 10 tấn/ha/vụ, thuộc loại “vô địch” trong toàn vùng. Vì vậy mà đây trở thành nơi chuyên sản xuất lúa giống chất lượng cao cung cấp cho nông dân tỉnh Long An và các tỉnh lân cận trong suốt hơn 30 năm qua.
Vì đất tốt như thế, nên vào thời điểm năm 2007, trong khi giá đất ruộng nói chung ở huyện Thủ Thừa trung bình khoảng 300 triệu đồng/ha, thì đất ruộng ở xã Mỹ Phú được mua bán với giá cao hơn gấp rưỡi, khoảng 400 – 500 triệu đồng/ha. Vậy mà khi những người lạ tới lùng mua đất ở Láng Cò - Mỹ Phú vào cuối năm 2007, họ đã nâng giá lên từng ngày, ban đầu là 60 - 65 triệu đồng/công đất (1.000 m2), đến đầu năm 2008 họ nâng giá mua lên 90 triệu đồng/công đất.
Những thửa đất “đắc địa”, bờ xôi ruộng mật, còn được họ chào giá tới 100 triệu đồng/công đất, tức 1 tỉ đồng/ha. Những “cò đất”, ngoài chuyện chào mua ruộng đất với giá cao “ngút ngàn”, còn có những chăm lo, ưu đãi đặc biệt đối với những người nông dân chịu bán ruộng đất, như: mời đi ăn nhậu; tặng quà đắt tiền như quạt máy, tivi; chở đi du lịch, tham quan những nơi có mô hình “Công viên nghĩa trang”; được cho ứng tiền trước...v.v.
Không phải đợi lâu để bà con nông dân nơi đây biết được nguyên nhân của “cơn sốt” thu mua ruộng đất ở Láng Cò – Mỹ Phú. Một nhà đầu tư nước ngoài đang xin dự án làm “Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng” ngay trên vùng đất chuyên nhân giống lúa cấp quốc gia này. Trước đó không lâu, cũng trên cánh đồng trồng lúa xã Mỹ Phú, một diện tích đất ít màu mỡ hơn ở hai ấp 1 và ấp 4, rộng gần 300ha, đã được cấp phép làm dự án sân golf.
Người nông dân bao đời sống bằng nghề trồng lúa đã được mời kê biên, nhận tiền đền bù để bàn giao ruộng đất, nhà cửa cho dự án sân golf, mà chưa biết sẽ tiếp tục sống bằng nghề trồng lúa hay làm nghề nào khác.
Vì vậy mà khi thông tin về dự án “Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng” sắp được triển khai cùng với chuyện mua gom ruộng đất ráo riết của các “cò đất”, nhiều người tin rằng cánh đồng màu mỡ này rồi sẽ biến thành nghĩa trang. Một số người mừng vui ra mặt khi bỗng dưng có số tiền lớn. Thế nhưng, hầu hết những người nông dân gắn bó với đồng ruộng đều ưu tư, bức xúc khi “cánh đồng vàng” Mỹ Phú nổi tiếng này bị “bức tử”, không còn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Những tháng ngày sôi động
Ngày 20-2-2008, UBND tỉnh Long An đã có văn bản thoả thuận địa điểm đầu tư "Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng" của một nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc. Theo mô tả của dự án, “Công viên nghĩa trang” rộng 25ha này nằm trọn trên cánh đồng Láng Cò – Mỹ Phú, sẽ là nơi “an nghỉ vĩnh viễn” không chỉ cho người dân Mỹ Phú, Mỹ An (huyện Thủ Thừa), mà còn cho cả thành phố Tân An và khu vực lân cận.
Ngay sau khi dự án được chính thức công bố ra dân, ông Dương Văn Hữu (Hai Hữu - Anh hùng Lao động, người gắn bó sâu đậm nhất với cánh đồng này, nhờ thành tích nhân giống lúa mà được phong Anh hùng Lao động) đã cùng hơn 40 hộ dân trong ấp ký đơn tập thể kiến nghị UBND tỉnh Long An xem xét lại dự án này.
Vấn đề ông Hai Hữu cùng tập thể nông dân đặt ra là tại sao không lấy những khu đất bạc màu, cằn cỗi, ít sinh lợi để làm nghĩa trang, mà lại lấy cánh đồng màu mỡ nhất tỉnh, chuyên dùng để sản xuất lúa giống để chôn người chết? Lúc đó, ông Châu Hải Ngạt - Chủ tịch UBND xã Mỹ Phú - cho biết, chính quyền địa phương có tổ chức họp dân ấp 2 để thông báo về dự án này và nghe ý kiến của bà con (cuộc họp ngày 11-9-2007), nhưng lúc ấy bà con không phản đối.
Đến khi công bố chủ trương của UBND tỉnh chấp thuận dự án (ký ngày 20-2-2008) thì bà con mới có ý kiến không đồng tình. Theo UBND xã Mỹ Phú, dự án nghĩa trang này là cần thiết, vì "lo cho người sống thì cũng phải lo cho người chết". Thế nhưng, những nông dân thì lại cho rằng, trong lần làm việc trước đó, họ không được thông báo cụ thể, rõ ràng về dự án, họ cũng không hình dung nghĩa trang mới sẽ nằm ngay trong “cánh đồng vàng” chuyên sản xuất lúa giống.
Trong khi đó, Chủ tịch UBND huyện Thủ Thừa lúc ấy - ông Lê Anh Thuý - cho biết, toàn huyện Thủ Thừa được quy hoạch 3 nghĩa trang, ngoài nghĩa trang Vĩnh Hằng ở Mỹ Phú còn có 2 nghĩa trang ở các xã khác (có quy mô khoảng 2ha/nghĩa trang). Theo ông Thuý, nghĩa trang Vĩnh Hằng chủ yếu là để phục vụ cho nhân dân 2 xã Mỹ Phú và Mỹ An của huyện, nhưng nếu người dân bên ngoài có nhu cầu cũng được đáp ứng.
Khi được hỏi chính quyền huyện có thấy tiếc khi lấy cánh đồng màu mỡ này để làm nghĩa trang, ông Thuý cho rằng cả xã Mỹ Phú đất đai đều màu mỡ chứ không chỉ riêng ấp 2, nên lấy chỗ nào cũng vậy thôi. Cũng theo UBND xã Mỹ Phú, toàn xã có 820ha đất trồng lúa tự nhiên, thế nhưng đã có khoảng 400ha chuyển sang mục đích khác: gần 300ha làm dự án sân golf, khoảng 70ha cho khu dân cư và một số công trình khác, 25ha cho nghĩa trang... Cùng lúc, khoảng 200ha khác đang được đề nghị xây dựng khu công nghiệp.
“Cánh đồng vàng” Láng Cò – Mỹ Phú, nơi từng được chọn triển khai dự án “Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng”. |
Với cách quy hoạch và những việc đã triển khai, rõ ràng những người có trách nhiệm muốn biến xã Mỹ Phú thành xã “công nghiệp, dịch vụ” thay cho nghề nông truyền thống từ bao đời. Đây cũng là xu hướng chung của nhiều địa phương khác trên toàn tỉnh Long An, nơi chỉ trong thời gian ngắn đã ra đời hàng chục khu công nghiệp, cụm công nghiệp, hàng ngàn hecta đất trồng lúa phải nhường chỗ cho các dự án công nghiệp, dịch vụ.
Đây là xu thế tất yếu, một khi muốn phát triển mạnh công nghiệp, phải hi sinh những diện tích đất nông nghiệp, hàng ngàn nông dân buộc phải chia tay với nghề nông, làm quen với nghề nghiệp công nhân, buôn bán, dịch vụ. Thế nhưng, chuyện lấy cánh đồng màu mỡ nhất tỉnh để làm nghĩa trang lại là câu chuyện khác. Những nông dân bức xúc, kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, là có cái lý của họ.
Người dân tiếc “cánh đồng vàng”
Anh hùng Lao động Dương Văn Hữu, người nhân thành công hơn 500 loại giống lúa ngay trên cánh đồng này, chính là người đã lên tiếng đầu tiên và kiên trì yêu cầu giữ lại cánh đồng lúa màu mỡ này. Ông Hai Hữu lập luận rằng, nghĩa trang thì làm chỗ nào cũng được, miễn là thuận tiện đường giao thông, đổ nền cho cao ráo là được.
Còn cánh đồng màu mỡ, chuyên sản xuất lúa giống như cánh đồng Láng Cò – Mỹ Phú thì cả tỉnh chỉ có một, hai, nếu để mất thì tiếc lắm! Cũng theo ông Hai Hữu, nếu tính từ thành phố Tân An (nơi sẽ là nguồn “khách hàng” lớn nhất cho “Công viên nghĩa trang” tương lai) thì vùng Láng Cò – Mỹ Phú chưa phải là thuận tiện nhất cho giao thông. Nhiều nơi khác đi lại thuận tiện hơn, mà đất đai ít màu mỡ hơn, thậm chí cằn cỗi, sao người ta không xin làm dự án “Công viên nghĩa trang”, mà lại xin cho bằng được “cánh đồng vàng” này!
Thậm chí, ngay cạnh quốc lộ 62, rất thuận tiện về giao thông, có rất nhiều diện tích rừng tràm không mang lại giá trị kinh tế gì nhiều, mới chính là nơi cần chuyển sang sử dụng đất cho các mục đích ngoài nông nghiệp, nhưng các nhà đầu tư lại không hướng đến. Từ những nhận định đó, mà ông Hai Hữu và nhiều bà con nông dân cho rằng, nhà đầu tư chọn “cánh đồng vàng” Láng Cò – Mỹ Phú là vì họ tin tưởng vào một lời đồn đại “long mạch” nào đó.
Lão nông Đỗ Văn Hai, một người láng giềng của ông Hai Hữu, nói: “Giao đất nhân lúa giống để làm chỗ chôn người chết trong khi đất xấu trong vùng còn ê hề lại không thu hồi thì người dân xót lắm!”. Ông Hai chỉ rõ, đất ở ấp 1 cũng của xã Mỹ Phú không màu mỡ bằng, chỉ trồng lúa thường chứ không thể nhân giống lúa, lại rất thuận tiện giao thông, thì nên lấy làm những dự án tương tự, thay vì phải lấy đất ở Láng Cò.
Anh Trần Văn Trạng, một nông dân nòi ở đây, nói ngậm ngùi: “Ngày xưa ông tôi đi ở đợ 15 năm mới mua được mảnh ruộng này. Ông tôi, cha tôi, tôi và các con tôi đã bỏ biết bao mồ hôi để cải tạo đất chua phèn thành màu mỡ như ngày nay. Nghĩ đến bao công sức của cả bao thế hệ có thể bị xóa sổ vì một cái nghĩa trang thì không cầm lòng được!”.
Không chỉ những nông dân quanh năm gắn bó với đồng ruộng nói đây mới cảm thấy xót xa trước nguy cơ xóa sổ “cánh đồng vàng”. Bà Dương Thị Bạch Tuyết, một người xuất thân từ Láng Cò, giờ đã thành đạt ở TP. HCM, nhưng vẫn còn giữ ruộng đất của ông bà để lại ở Láng Cò, cho rằng, ruộng đất ở đây không chỉ có giá trị về mặt vật chất, mà nó có ý nghĩa tinh thần rất lớn, khi bao thế hệ người đi khai hoang đã biến vùng đất hoang Đồng Tháp Mười thành cánh đồng màu mỡ nhất tỉnh. Vì vậy mà nếu không có nhu cầu gì “tối cần thiết”, thì không nên trưng thu cánh đồng này vào mục đích khác.
Lúc đó, trong lúc mọi chuyện còn chưa ngã ngũ, ông Hai Hữu đã gặp người thầy, người bạn lớn của mình là GS. TS Võ Tòng Xuân, người đã có một thời gian dài làm việc cùng nông dân trên cánh đồng xã Mỹ Phú, để tham khảo ý kiến. GS. TS Võ Tòng Xuân khẳng định đất ở xã này rất màu mỡ, là nơi nhân giống lúa cho quốc gia, nếu thu hồi cánh đồng này để làm nghĩa trang sẽ rất lãng phí tài nguyên quốc gia.
“Những năm gần đây, sâu bệnh thường xuyên phát triển và việc nhân giống mới ngày càng được chú trọng. Tìm được vùng đất có khả năng nhân giống lúa như cánh đồng Mỹ Phú không phải dễ dàng”, ông nói. Mặt khác, cánh đồng xã Mỹ Phú không chỉ là nơi nhân lúa giống mà còn là nơi đại diện cho mô hình tiêu biểu của nông nghiệp Việt Nam một thời. Với ý nghĩa kinh tế và lịch sử như thế, ông Xuân cho rằng không nên chuyển mục đích sử dụng đất đối với cánh đồng lúa giống Mỹ Phú.
Tiến sĩ Trần Khải - nguyên Thứ trưởng Bộ NN & PTNT - cũng rất bất ngờ khi hay tin cánh đồng lúa giống Mỹ Phú dự kiến được lấy làm nghĩa trang sinh thái. Ông nói: “Đất nghĩa trang dành cho người chết cũng cần nhưng tại sao không chọn nơi nào vắng vẻ, ít ô nhiễm môi trường mà cứ phải chọn vùng đất màu mỡ này?”. Theo ông Khải, xây một nghĩa trang giữa vùng lúa sẽ gây ra nhiều hệ lụy xấu cho nông dân: diện tích đồng lúa xung quanh nghĩa trang sẽ bị nhiễm phèn, nạn chuột đồng phá hoại hoa màu gia tăng sẽ khó tránh khỏi...
Vẫn là “cánh đồng vàng” nhân giống lúa
Trước những kiến nghị của ông Hai Hữu và bà con nông dân Láng Cò, những phân tích, đánh giá của những nhà khoa học, những cơ quan có trách nhiệm ở Long An đã nghiêm túc lắng nghe và đánh giá lại toàn bộ dự án. Cuối cùng, vào cuối năm 2008, UBND tỉnh Long An đã không đồng ý cho triển khai dự án “Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng” trên cánh đồng Láng Cò – Mỹ Phú.
Thay vào đó, dự án này được chuyển đến một nơi khác có điều kiện giao thông khá thuận lợi, nhưng lại tận dụng được vùng đất xấu, không có giá trị kinh tế cao. Đó là vùng đất nhiễm phèn, chuyên trồng tràm, hiệu quả thấp, nằm ở ven quốc lộ 62 thuộc xã Tân Đông, huyện Thạnh Hóa. Đây là vùng đất trũng của Đồng Tháp Mười, còn nhiễm phèn nặng, chỉ thích hợp cho trồng cây tràm.
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, kinh tế cây tràm ngày càng sút giảm, người trồng tràm điêu đứng, tràm trồng lớn nên không bán được hoặc bán với giá rất thấp, nguyên nhân do các công trình xây dựng chuyển sang dùng cừ bê tông thay cho cừ tràm, củi tràm cũng ít còn người sử dụng trong trào lưu đun nấu bằng bếp ga.
Vậy là, với quyết định nói trên của UBND tỉnh Long An, “cánh đồng vàng” Láng Cò – Mỹ Phú tiếp tục là “cánh đồng huyền diệu” như nó đã từng. Ông Hai Hữu và những bà con nông dân cả đời gắn bó với ruộng đất đã vui mừng tiếp tục công việc trồng lúa, nhân giống lúa.
Những ngày này, khi trở lại cánh đồng Láng Cò – Mỹ Phú, tôi chứng kiến không khí lao động khẩn trương mà vui vẻ của bà con nông dân. Cánh đồng lúa hè thu đang thì con gái mượt xanh trải dài mút mắt, xa xa là những rặng tràm gió, tràm bông vàng bao quanh những xóm nhà bình yên. Dưới ruộng lúa mượt xanh, trên bờ ruộng người nông dân trồng xen đậu bắp, khổ qua, dưa leo..., thứ nào cũng tốt, cũng trĩu quả.
Tôi đã đi qua nhiều cánh đồng trên khắp đồng bằng miền Tây Nam Bộ, nhưng khi đứng trên cánh đồng Láng Cò – Mỹ Phú, tôi cảm thấy như đất dưới chân mình không nằm yên, mà cựa quậy, chuyển mình phát triển, sức sống của đồng ruộng nơi đây thật mãnh liệt, như thể chỉ sau vài ngày trở lại là các đám lúa, mọi cây trái, hoa màu đều vươn lên khác hẳn. Gặp lại anh Trần Văn Trạng khi anh đang đi thăm đồng, anh cho biết, ông Hai Hữu đã qua đời cách đây hơn một năm.
Ông Hai Hữu đã mỉm cười nhắm mắt vì tuổi già, sau khi những người có trách nhiệm đã quyết cho giữ lại “cánh đồng vàng” để tiếp tục trồng lúa, sản xuất lúa giống, thay vì chuyển thành công viên nghĩa trang.
Anh Trạng cho biết, năm rồi lũ nhỏ, phù sa về ít, nhưng năng suất lúa vụ mùa sau đó ở đây vẫn đạt rất cao, trên dưới 10 tấn/ha, cao hơn nhiều so với mức bình thường trong huyện Thủ Thừa và tỉnh Long An. Anh và nhiều hộ nông dân vẫn tiếp tục sản xuất lúa giống dù “kiện tướng lúa giống” Hai Hữu đã không còn. Chỉ sau vài năm trở lại, cánh đồng Láng Cò – Mỹ Phú giờ yên bình, nhộn nhịp sự sống, chứ không xôn xao, hoang mang như lúc dự án “Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng” chuẩn bị triển khai ở đây vào năm 2008.
Trong khi đó, dự án “Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng” được chuyển tới địa điểm mới, điều kiện các mặt không có gì gọi là bất lợi so với vị trí Láng Cò – Mỹ Phú, thế nhưng dù đã gần 3 năm trôi qua, dự án vẫn dậm chân tại chỗ. Địa điểm mới được UBND tỉnh Long An giao cho nhà đầu tư để triển khai dự án “Công viên nghĩa trang” thuộc xã Tân Đông – huyện Thạnh Hóa, nằm ven quốc lộ 62, cách thành phố Tân An khoảng 15 cây số, tức chỉ xa hơn địa điểm cũ (ấp 2 xã Mỹ Phú) vài cây số, nhưng lại thuận tiện đường giao thông hơn. Theo UBND huyện Thạnh Hóa, cho đến nay nhà đầu tư chỉ mới san lắp khoảng 5 hecta cùng với con đường tạm dắt từ quốc lộ vào khu vực dự án.
Nguyên nhân của sự chậm trễ, kéo dài này, được nhà đầu tư giải trình là do khó khăn về vốn. Việc nhà đầu tư không mặn mà với dự án khi nó được chuyển đi nơi khác càng làm cho người dân Mỹ Phú tin rằng chuyện truy tìm “long mạch” bí ẩn nào đó trên cánh đồng Mỹ Phú là có thật, một khi kế hoạch không thành hiện thực, người ta cũng không còn mặn mà với dự án “Công viên nghĩa trang”.
Không biết rồi đây số phận của dự án “Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng” ở huyện Thạnh Hóa sẽ ra sao, trong khi người dân Mỹ Phú vui mừng vì “cánh đồng vàng” nơi đây được bảo tồn, tiếp tục là nơi sản xuất lúa giống mang tầm quốc gia.
Phục vụ du lịch, tại sao không?
Theo ông Nguyễn Văn Ngọt – Giám đốc Trung tâm Du lịch, thuộc Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An, ngành Du lịch tỉnh nhà vừa khảo sát tuyến du lịch sinh thái xuyên vùng Đồng Tháp Mười. Long An cách không xa TP. HCM (chỉ hơn 50 cây số), nơi đây có vùng Đồng Tháp Mười huyền thoại với bao bí ẩn cần được khám phá.
Một tour du lịch sinh thái xuyên vùng Đồng Tháp Mười, nơi vẫn còn hàng ngàn hecta rừng tràm nguyên sinh, có “làng nổi Tân Lập” mô phỏng cuộc sống người dân vào mùa lũ, có khu di tích Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam Bộ, cũng là nơi ra đời của ngành Điện ảnh cách mạng Việt Nam, nơi in tiền Cụ Hồ cho Nam Bộ sử dụng, nơi vẫn còn phong phú những sản vật thiên nhiên như rùa, rắn, chuột, cá..., ắt hẳn sẽ làm hài lòng những khách du lịch đô thị muốn tìm về thiên nhiên để xả stress sau những ngày làm việc căng thẳng.
GS-TS Võ Tòng Xuân và Anh hùng Lao động Dương Văn Hữu, hai nhân vật gắn bó nhiều với “cánh đồng vàng” Mỹ Phú. |
Ngồi trên chiếc xuồng “ba lá” bơi bằng cây dầm xuyên qua những cánh rừng tràm nguyên sinh, bơi trên những đầm sen bát ngát hương thơm, tự tay câu những con cá tự nhiên, rồi tự tay đốt lửa rơm “nướng trui” cá làm mồi nhậu rượu đế Gò Đen, có thể sẽ để lại ấn tượng đẹp cho những người thích khám phá, mạo hiểm.
Sẽ thêm phần thú vị nếu đưa vào tour du lịch xuyên Đồng Tháp Mười điểm dừng chân ở “cánh đồng vàng” xã Mỹ Phú. Nơi đây là “cửa ngõ” từ thành phố Tân An đi Đồng Tháp Mười, nó có thể làm điểm bắt đầu cuộc hành trình sâu vào Đồng Tháp Mười.
Khách du lịch sẽ được tận mắt chứng kiến những thửa ruộng lúa có năng suất cao kỷ lục 10 tấn/ha; được thấy cách người nông dân sản xuất lúa giống chất lượng cao cung cấp cho cả đồng bằng; được thăm ngôi nhà của một lão nông Đồng Tháp Mười nhờ làm lúa giống mà trở thành Anh hùng Lao động...
Nếu ở một nền du lịch phát triển, người ta còn có thể làm ra nhiều sản phẩm du lịch từ những ruộng lúa có năng suất và chất lượng vượt trội kia, như các loại bánh, đồ thủ công mỹ nghệ từ cọng rơm, hạt lúa... Tất nhiên, du khách cũng muốn nhìn thấy ngôi nhà thờ của gia tộc họ Dương, dòng họ đã đổ nhiều công sức qua suốt 10 đời để khai phá, thuần hóa “cánh đồng vàng” này.
Ngôi nhà thờ này cũng là nơi mà Tướng Sài Gòn (sau trở thành Tổng thống) Dương Văn Minh đã sinh ra và lớn lên, trở thành một nhân vật làm sôi động chính trường Sài Gòn trong thập niên 1960, là người đã đọc lời đầu hàng Quân giải phóng miền Nam trong ngày 30 tháng 4 năm 1975 lịch sử.
Còn nếu như có du khách nào giàu trí tưởng tượng, muốn ở lại đêm trên đất Mỹ Phú để nằm nghe tiếng vọng trăm năm của bao thế hệ người dân Việt đến đây khai khẩn vùng Đồng Tháp Mười hoang vu, hay để muốn thỏa mãn trí tò mò về một “long mạch” bí ẩn nào đó, ắt hẳn người dân Mỹ Phú hiếu khách sẵn sàng đáp ứng. Cùng với cây lúa, du lịch sẽ càng làm cho “cánh đồng vàng” này ngày càng thêm giàu có, sung túc, xứng đáng với sự “huyền diệu” của mình.
Song Kỳ
;