Phải xây nhà máy điện hạt nhân ở đâu?
-Qua những phân tích về động đất, đứt gẫy, sóng thần, TS Lê Huy Y, Ủy viên Ủy ban Chấp hành Tổng hội Địa chất Việt Nam đề xuất phải xác định chính xác vị trí các đứt gẫy, các họng núi lửa cổ để xây dựng các công trình quan trọng như nhà máy điện nguyên tử.
Mặt khác, sự lún chìm của các khối có tốc độ rất chậm, chỉ vài Centimet/năm, nên động năng không lớn và quả đất cũng không giống như các tụ điện để tích cóp nặng lượng giành cho việc sinh ra động đất.
Động đất và đứt gẫy là "anh em sinh đôi"
Sự hoạt động của các khối xâm nhập nông á núi lửa trẻ là nguyên nhân trực tiếp của các hiện tượng động đất, đứt gẫy và núi lửa, còn sóng thần là do núi lửa lớn dưới hố biển sâu hàng trăm mét gây nên.
Các khối xâm nhập nông á núi lửa trẻ có thành phần bazơ-kiềm, chứa nhiều kim loại, nhất là sắt từ nên từ tính rất mạnh, mật độ cao hơn đất đá vây quanh. Vì vậy, khi chuyển động quay cùng với quả đất, nó có động năng dư lớn hơn đá vây quanh, đồng thời nó cũng bị sức hút mạnh hơn bởi các hành tinh khác.
Mặt khác, bên trong khối xâm nhập nông nóng chảy có nhiệt độ rất cao, áp suất rất lớn và chứa nhiều chất bốc, hơi nước. Do đó trên mặt các khối xâm nhập nông á núi lửa thường xảy ra các hiện tượng động đất, đứt gẫy và núi lửa. Đồng thời khi có một hành tinh nào đó ( ví dụ mặt trăng) đi gần quả đất thì sẽ thúc đẩy sự hoạt động mạnh hơn của các khối xâm nhập nông á núi lửa trẻ.
Sự hoạt động của các khối xâm nhập nông á núi lửa trẻ là nguyên nhân trực tiếp của các hiện tượng động đất, đứt gẫy và núi lửa. Ảnh: IE. |
Nhưng do sự hợp lực giữa lực ly tâm với trục quay Quả đất ( nghiêng 23 độ 5) với xung lực bên trong nên đứt gẫy hướng Đông - Tây bị lệch đi mội góc. Đồng thời, các đứt gẫy sâu luôn có hường cắm vuông góc với mặt đất ( vì lực sinh ra đứt gẫy tác dụng vuông góc với mặt đất), chứ không nghiêng hoặc chạy ngoằn nghèo như thường bị vẽ.
Như vậy, động đất và đứt gẫy là "anh em sinh đôi" của sự hoạt động của khối xâm nhập nông á núi lửa trẻ dưới tác động của nội và ngoại lực, chứ không phải động đất là do đứt gẫy nào đó hoạt động.
Không xây dựng quá gần đứt gẫy, họng núi lửa cổ
Quan sát rất nhiều vùng trong nước, thấy rằng tại giao điểm của 4 đứt gẫy, luôn thấy sự có mặt của nham thạch núi lửa trẻ (dăm – cuội - dung nham, các mạch điabaz, aplit) kèm theo dị thường địa vật lý.
Khi vẽ lên bản đồ một vùng kiến tạo, các đứt gẫy địa chất và các họng núi lửa giống như một tấm lưới, các họng núi lửa nằm trên mắt giao điểm các sợi lưới, còn các sợi lưới là những đứt gẫy, chúng nối các họng núi lửa thẳng hàng với nhau theo một quy luật chặt chẽ.
Có thể suy ra rằng, các khối xâm nhập nông á núi lửa trẻ được phân bố tại giao điểm của 4 đứt gẫy sâu, lớn, hoặc 4 hệ thống đứt gẫy đến vỏ manti.
Đến lượt mình, dưới tác dụng của nội lực ( nhiệt độ, áp suất, ...), lực li tâm và sức hút của các hành tinh, các khối xâm nhập nông á núi lửa này lại tác động vào vỏ trái đất bên trên nó gây ra động đất ở trên mặt và phát sinh các đứt gẫy dạng tỏa tia. Tại các tâm đứt gẫy tỏa tia, do bị dập vỡ mạnh, các đai, mạch đá macma xuyên được ra ngoài mặt đất tạo thành núi lửa, hoặc phun nghẹn cho ta các đai, cột điabaz ....
Khi có sự hoạt động của các khối xâm nhập nông á núi lửa bên dưới, các họng núi lửa cổ (hoặc đang phun), các đới dập vỡ của các đứt gẫy kiến tạo sẽ có cường độ chấn động mạnh nhất (chắc là chưa ai đo được cấp động đất tại các vị trí này). Vì vậy, không được xây dựng các công trình quan trọng như nhà máy điện nguyên tử, đập hồ chứa nước, ống khói nhà máy, nhà cao tầng, ... trùng lên hoặc quá gần các đứt gẫy hoặc họng núi lửa cổ.
Trên hành tinh, một quốc gia hoặc một vùng lớn có thể có nhiều khối xâm nhập nông á núi lửa trẻ (minh chứng là sự tồn tại của rất nhiều núi lửa đang hoạt động trên khắp hành tinh, các nham thạch của núi lửa đã phun chưa lâu như dăm, cuội, dung nham, các suối nước nóng,...), chúng có thể đồng thời “cựa mình”, hoạt động lệch nhau hoặc kế tiếp nhau.
Do đó, động đất có thể đồng thời xảy ra ở nhiều nới, xảy ra giữa các vùng khác nhau kế tiếp nhau,... chứ không thể xảy ra hiện tượng động đất cấp 5 ở Hà Nội mà do dư chấn động đất cấp 7 ở Mianma cách đó hơn nghìn Km, hoặc động đất ở Sài Gòn mà do động đất ở ngoài khơi Phan Thiết.
Sóng thần là do núi lửa lớn dưới hố biển sâu hàng trăm mét gây nên. Ảnh: IE. |
Phải xây dựng Nhà máy điện hạt nhân ở nơi không có đứt gãy
Phân tích các bản đồ từ hàng không do Liên Xô và Mỹ bay đo lãnh thổ Việt Nam cách đây gần 50 năm trước, có thể nhận xét như sau:
1. Nước ta có hàng trăm khối xâm nhập nông á núi lửa trẻ, có tuổi từ Paleogen (20 triệu năm) trở lại đây. Các khối này bị từ hóa nghiêng theo hướng Bắc – Nam, chứa nhiều quặng kim loại.
2. Ở nước ta cũng từng có nhiều chấn tâm động đất hoạt động, trong đó có một số ngày nay vẫn còn hoạt động; có những họng núi lửa tắt chưa lâu lắm, nên nước ngầm từ nó dâng lên vẫn còn nóng, có nơi rất nóng.
Ở ngoài khơi sâu, các chấn tâm động đất, các họng núi lửa lớn cũng có thể sẽ là tâm phát sinh của sóng thần khi có động đất mạnh và núi lửa nơi đó hoạt động. Núi lửa rất lớn tái hoạt động năm 2010 ở ngoài biển Tây Âu nhưng không kèm theo sóng thần là nhở có lớp băng dày che phủ.
Từ đó, chúng ta có thể xác định chính xác vị trí các đứt gẫy, các họng núi lửa cổ (Liên hiệp Khoa học Địa chất và Du lịch có thể hoàn thành việc này một cách chính xác, nhanh và rẻ) để xây dựng các công trình quan trọng như nhà máy điện nguyên tử, đập thủy điện cách xa miệng các đứt gẫy, các họng núi lửa hàng trăm hoặc hàng ngàn mét để giảm ảnh hưởng tác động trực tiếp. Đồng thời với các nhà máy điện nguyên tử phải chọn độ cao đủ lớn để sóng thần không với tới.
Ở Phước Dinh và Vĩnh Hải, nơi sẽ xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của chúng ta, theo phân tích của tôi, là 2 vùng có cấu tạo địa chất rất phức tạp ( có nhiều đứt gẫy kiến tạo và họng núi lửa cổ) lại bị phủ kín bởi các trầm tích và nham thạch núi lửa (?) trẻ, sẽ rất khó đo vẽ, nếu không có kinh nghiệm tốt và quan niệm địa chất đúng, Công việc thăm dò nên theo cách điểm huyệt để đảm bảo sự chính xác, nhanh và tiết kiệm chi phí.
Trường hợp đã chứng minh được các vùng trũng của xã này tuy thuận lợi cho việc cấp nước, nhưng lại là 2 nút kiến tạo (theo tôi), có thể xê dịch vị trí nhà máy ĐHN đi một ít đến các vùng cao hơn. Phải tìm vị trí xây dựng Nhà máy điện hạt nhân ở nơi không có hoặc có ít đứt gẫy và phải cao hơn mực nước biển 30 – 40 mét ( đắp đê chống sóng thần và bão là nguy hiểm không lường trước được). Mặt khác phải tìm được một số giếng khoan nước ngầm ở vị trí cao hơn nhà máy để cấp nước làm lạnh lò phản ứng và nước sinh hoạt.
Sóng thần mạnh hay yếu phụ thuộc 3 yếu tố chính |
Ở ngoài khơi sâu nhiều trăm mét, khi có núi lửa lớn hoạt động (tất nhiên luôn kèm theo động đất mạnh), khi khởi đầu, cột khí, nước và dung nham sẽ đội cột nước trên mặt lên cao, tạo thành một thể nấm lớn kéo nước biển ở xung quanh vào nó, làm cho nước ven bờ biển bị rút ra xa. Sau ít phút, áp lực cột dung nham ổn định, cột nước trên mặt sẽ hạ xuống và gây ra sóng thần. Tùy theo độ lớn của núi lửa, chiều dày của mực nước biển trên nóc núi lửa và khoảng cách từ bờ biển đến tâm họng núi lửa (tâm sóng thần) mà sóng thần mạnh hay yếu. |
Lê Huy Y (UVBCH Tổng hội Địa chất VN)