Thứ Hai, 05/09/2011 - 00:05

Mã số 349:

Hai chị em chung một... giường bệnh
(Dân trí) - “ Người miền Trung mình vất vả”, đã tự nhủ trong lòng điều đó… Ấy vậy mà khi đến gặp họ tại viện Huyết học truyền máu trung ương, tôi không kìm được sự thương cảm. Mới chào hỏi thôi nhưng cái sự khổ, sự đau đã hiển hiện lên ở cả mẹ cả con.
Số phận dường như không mỉm cười với một gia đình nghèo khó có một bà cô tật nguyền, hai đứa cháu mắc chứng tan máu bẩm sinh và ông bố đau ốm quanh năm.
 

Hai chị em cùng mắc chứng bệnh tan máu bẩm sinh đang nằm điều trị tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương (Ảnh: Vương Tuấn)

Hai đứa bé đáng thương là kết quả của việc bố mang 40 % , mẹ mang 60 % mầm bệnh trong người. Cô chị tên Lê Thị Nhung, cậu em tên Lê Hồng Sơn. Hai khuôn mặt nhìn từa tựa nhau với vầng trán rộng, đôi gò má xộc xệch – di chứng của việc biến dạng xương mặt thường thấy của những bệnh nhân mắc chứng tan máu bẩm sinh.

Cả 2 em đều có chiều cao và cân nặng quá khiêm tốn so với độ tuổi của mình do bị suy dinh dưỡng nặng. Cô chị 19, cậu em 15 tuổi, nhưng nếu cho cả hai xếp hàng cùng các em học sinh lớp 5 lên lớp 6 thì có lẽ cũng không ai nhận ra sự khác biệt. Có chăng chỉ khác ở làn da tai tái để lộ ra những đường gân chằng chịt và cái nét mặt rười rượi buồn vì ý thức được sự thua thiệt so với chúng bạn.

Từ tận miền Trung nắng gió, nếu được ra thủ đô hẳn là nhiều đứa trẻ miền Trung sẽ thích lắm. Nhưng với Nhung và Sơn thì khác. Hơn ai hết các em hiểu rằng để đưa được con từ Kỳ Anh ra Hà Nội, bố mẹ đã phải vất vả đến thế nào. Chạy ngược chạy xuôi, vay chỗ nọ chắp chỗ kia…chẳng kể nắng mưa, sương gió chỉ để có đủ tiền đưa con ra thủ đô.
 

Đã mười mấy năm trời hai chị em chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo (Ảnh: Vương Tuấn)

Mười mấy năm trời, cứ tháng – hai tháng 1 lần, cả nhà lại tay xách nách mang  từ Kỳ Anh ra Hà Nội để truyền máu…Tiền chưa kịp bắt hơi người cầm đã phải ra đi. Mọi chi tiêu đều được cắt giảm tối đa. Chẳng vậy mà hành trang đi truyền máu của 2 chị em khi mang lên ô tô ra Hà Nội  ngoài quần áo, đồ dùng cá nhân còn có cả cái thau  bạc màu, cái quạt cũ kỹ, rồi cái bát, đôi đũa….” Nhiều lúc cũng bị nhà xe người ta nói rầy nói rà nhưng bớt được đồng nào tốt đồng đấy.” – Cô Ngô Thị Hải, mẹ của Nhung và Sơn ngậm ngùi nói với chúng tôi như vậy.

Người ta nói, nhà nào có người mắc bệnh tan máu bẩm sinh phải xác định như đi xe tay ga đường trường vậy. Không được truyền máu, lọc máu thường xuyên, người bệnh cứ héo mòn dần rồi chết đi. Nhà nghèo, đến cái xe máy quèn còn không có mà đi.

Nhưng gần hai chục năm qua, vợ chông cô Hải, chú Hùng vẫn kèo kẽo xoay tiền “chạy” theo bệnh của con – căn bệnh mà ít người trong vùng gặp phải. Nhìn hai con yếu rớt, da với môi tai tái một màu ngồi tẽ lạc cùng bà cô bị hỏng mắt trong căn nhà tranh sang tranh tối. Ra ngoài đường, người ta  thì thào, chỉ trỏ… Lòng xót xa, đắng đót…

Thế là chẳng ai bảo ai từ vợ đến chồng, dù chỉ có củ sắn bắp ngô cầm hơi cũng cố kiếm từng đồng lẻ chữa bệnh cho con. Nhưng tiền làm ra chẳng thấm tháp vào đâu so với số tiền mỗi lần đưa hai con đi lọc máu. Tuy có bảo hiểm hộ nghèo nhưng mỗi chuyến đi như thế cũng phải tốn từ 7 - 8 triệu/lần. Đấy là chưa kể đến hai lần phải đưa con đi cắt lá lách, rồi những lần đi chữa những bệnh liên quan tới chứng tan máu bẩm sinh. Mỗi lần như vậy, chỉ tính riêng tiền viện phí thôi, số tiền đã là quá lớn so với 1 gia đình quanh năm chỉ trông vào 4 sào ruộng.
 

Nếu không có tiền để lọc máu hàng tuần, hai chị em sẽ rơi vào tình trạng nguy kịch (Ảnh: Vương Tuấn)

Đi làm thuê cũng chẳng được bao vì sức khỏe chú Hùng yếu. Còn cô Hải, con cái nheo nhóc như vậy nên cô cũng không dám đi làm xa. Vậy là xoay tứ phía, trước vay anh em, bạn bè. Sau vay ngân hàng. Rồi túng quá cũng phải vay lãi chợ đen…” Nợ tiền thì còn lần khất được chứ hai đứa chúng nó tới kỳ đi viện thì không thể lần lữu được. Nhìn môi con trắng bệch, đau lòng lắm cô ơi”. Người đàn bà đưa tay quệt nước mắt  rồi đưa mắt nhìn xa xăm…

Trên chiếc giường bệnh chật chội, 2 chị em với hai ống truyền…Nhìn mà không khỏi chạnh lòng! Thời buổi, cứ mỗi ngày một giá như thế này rồi không biết sức mẹ sức cha còn có thể cùng con “chạy” theo bệnh tật hay không đây…
 
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
 
1. Chị Nguyễn Thị Hải, thôn Tân Tiến, xã Kỳ Hưng, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
 
ĐT: 01633.629.294
 
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
 
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0451 001 944 487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
 
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
 
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
 
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
 
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
 
3. Văn phòng đại diện của báo:
 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 
 
 
Hà Vi Sa