Thứ ba, 6/9/2011, 00:54 GMT+7

'Học để làm gì' và 'Dạy để làm gì'

Tôi là một giáo viên. Từ khi tốt nghiệp cấp 3 tôi luôn có một trăn trở, một suy nghĩ, một câu hỏi. Đó chính là câu hỏi của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân với học sinh trong buổi khai giảng vừa rồi ở trường THPT Việt Đức: "Các em học để làm gì?". Và tôi tin chắc Phó thủ tướng đã có câu trả lời cho câu hỏi: "Dạy để làm gì?".

Tôi càng tin tưởng hơn trong dự án đổi mới giáo dục sắp tới.

Nhân tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế nước ta hiện tại chính là lao động. Lượng lao động quá lớn song không có kỹ năng ngược lại đã là một gánh nặng cho nền kinh tế. Họ đa số đã được đào tạo. Song kỹ năng còn "thấp". Tôi lấy ngay một ví dụ: tất cả những ai đọc bài này đều đã từng được đào tạo qua tiếng Anh. Nhưng ai trong số các bạn có thể giao tiếp tối thiểu bằng tiếng Anh nếu không được đào tạo ở trường ngoài quốc doanh.

Trong khi đó tiếng Anh cùng với tin học là kỹ năng không thể thiếu được trong thời kỳ hội nhập. Câu hỏi: Vì phát triển kinh tế ta có nên coi tiếng Anh như là tiếng mẹ đẻ không? (Tất nhiên vẫn sau tiếng quốc ngữ), coi tin học như Toán học hiện tại không.

Tôi nghe câu hỏi của Phó thủ tướng như hỏi với chính tôi. Học để làm gì? Hay mục đích của giáo dục là gì? Trích Nghị quyết ĐH Đảng XI: Nhiệm vụ chủ yếu: "Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực". Vậy nguồn nhân lực của chúng ta cần gì, chúng ta nhất định phải trang bị cho bằng được cái đó. Câu hỏi: Giáo dục ngoài trang bị các kỹ năng phục vụ cho tăng trưởng kinh tế còn nhiều việc khác như: đào tạo con người XHCN, tinh thần yêu nước... Giáo dục và đào tạo liệu có quá nhiều mục tiêu dẫn đến không đạt được mục tiêu nào không?

Ví dụ: Hiện tại việc giáo dục các kỹ năng thì như đã nói ở trên. Còn tinh thần yêu nước thể hiện như việc hát quốc ca, nắm được lịch sử nước nhà (mục tiêu của việc dạy Lịch sử là Tinh thần yêu nước). Có nên đặt công việc của toàn xã hội lên vai giáo dục không? (Chúng ta có thể dạy tiếng Anh, lịch sử ngay trên truyền hình, báo chí, truyện tranh... )

Giáo dục cũng có nhiều bệnh như: bệnh thành tích, bệnh tiêu cực trong thi cử, bệnh Văn bằng chứng chỉ. Có rất nhiều cách khắc phục các bệnh đó nhưng chỉ làm dịu nó đi một thời gian, phải diệt tận gốc căn bệnh. Gốc nó ở đâu hay ở chính cái mục tiêu của giáo dục.

Tôi chợt nhận ra một điều. Với mục đích không đổi, dù ta có đi con đường như thế nào, dù ta có trang hoàng, đổi mới con đường đó như thế nào thì cũng vẫn sẽ đến cái đích đó. Chúng ta chọn một cái đích khác thực tế hơn, cần thiết hơn, dù con đường đó chúng ta chưa từng đi nhưng khi đến đích chúng ta sẽ có cái mà ta mong muốn.

Tôi rất vui vì nền giáo dục nước nhà luôn nằm trong tim của Phó thủ tướng!

Trương Mạnh Tiến

Ý kiến bạn đọc () Sắp xếp theo:

Hệ thống giáo dục-hiện nay

Tôi không hiểu ngành giáo dục luôn phải thay đổi hệ thống giáo dục, tốn bao nhiêu tiền của của nhà nước và của nhân dân. Phải chăng đây là sự yếu kém của ngành giáo dục.

( abc )


Học để làm gì?

Đơn giản: Học là để kiếm cái cần câu cơm.

( Nguyen Cuong )


Giáo dục VN

Không hiểu là tôi đã quá cổ lỗ sĩ hay là phương pháp giáo dục của chúng ta đã thay đổi. Tôi không hiểu rõ các trường chuyên giáo dục như thế nào. Còn tôi thấy, ở HN, TPHCM, hay ở quê tôi nữa, giáo dục bây giờ khác xưa nhiều quá.

Khác thứ nhất là bây giờ có quá nhiều sách giáo khoa. Ngày trước tôi đi học không được nhiều sách như vậy. Thực tế thì sách nhiều là tốt nhưng liệu nhiều như vậy các cấp nhỏ tuổi thì sao mà đọc hết được chứ. Đi học mang sách vẹo cả xương sườn.

Khác thứ 2 nữa là phương pháp dạy thời nay cũng thấy khác nhiều quá. Thấy nhà nước luôn khuyến cáo rằng lấy học sinh là trung tâm. Để học sinh tự nghiên cứu. Đường lối như vậy quả thật rất đúng. Nhưng thực tế thì lại khác rất nhiều. Không nhiều trường lớp và giáo viên làm được điều như vậy. Đồng thời thì không nhiều học sinh làm được như vậy.

Tôi thấy, từ những em học sinh giỏi của quận, nhưng đi học văn thì vẫn chỉ là cô đọc cho rồi chép. Mà cô thì lại tổng hợp từ những cuốn sách tham khảo. Học toán thì rất nhiều thầy cô luôn có 1 câu cửa miệng:"Có phải không?", mà thực tế thì đó đã là kết quả của phép toán rồi. Như vậy vô tình đưa học sinh vào 1 thói quen là "phải", "vâng", "đúng". Để rồi có một ai đó hỏi lại phản biện, thì cũng vẫn câu trả lời đó.

Theo tôi nghĩ, cái cách dạy như thế làm ảnh hưởng đến học sinh rất nhiều, học sinh bị thụ động. Như vậy là đi ngược lại đường lối giáo dục của nhà nước rồi. Phải chăng do có quá nhiều kiến thức phải truyền đạt nên các thầy cô phải dùng đến phương pháp đó!

Hi vọng rằng phương pháp giáo dục thực tế của nền giáo dục chúng ta sớm được thay đổi đi theo đúng định hướng của nhà nước

( Black Dragon )


Can giam tai ngu phap va chuong trinh van hoc

Nếu xoá bỏ bớt chương trình văn học, ngữ pháp thì sẽ tốt rất nhiều cho học sinh. Nói thẳng là cắt giảm tối đa, sẽ có nhiều ý kiến biện luận đối lập với quan điểm của tôi. Nhưng hãy nhìn vào thực tế. Giáo dục cũng cần đi theo xu hướng quốc tế hoá. Điều này đã được Nhật Bản làm một cách triệt để, còn Việt Nam và Trung Quốc cũng khoảng TK 18 vẫn còn chú trọng Tứ Thư Ngũ Kinh. Tôi không hiểu sai lầm đó vẫn còn dư âm đến ngày nay. Giới giáo viên ngữ văn và học sinh thường có câu: '' Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam ''. Bản thân tôi là một người đi học và đi làm, bạn có muốn một Việt Nam công nghiệp hoá đến năm 2020 mà toàn là những người học vẹt và có đầu óc mơ màng như những nhà văn không?

( Nguyen )


cảm ơn bài viết.

CẢM ƠN BẠN, BÀI VIẾT THẬT HAY.

( SHMILY )


dạy tiếng anh trên truyền hình

Tiếng anh thật cần thiết sau khi đọc bài báo tôi thấy việc dạy tiếng a trên truyến hình rất tốt. đây là ý kiến của tôi, mong các cấp chính quyền có hứơng giáo dục mới.

( khanh )


Reply: Cac em hoc de lam gi

Chào Bạn,

Tôi thấy bài viết của bạn chẳng nói lên được cái gì. Sao bạn dám khẳng định là học ở trường Quốc doanh không thể giao tiếp, làm việc bằng tiếng Anh. Tôi học ở trường Quốc Doanh và rất rất nhiều bạn tôi cũng thế, vẫn làm việc hàng ngày bằng tiếng Anh, giao tiếp, trao đổi hoàn toàn bằng tiến Anh mà không có vấn đề gì. Vấn đề cốt lõi tôi thiết nghĩ đó là phương pháp giáo dục, cách dạy con cái của mỗi gia đình và trên hết phải là tinh thần tự giác của mỗi người học.

( Ligting )


Tác giả là ai

không biết đếm được mấy người nghĩ như tác giả.

( trung )


cảm ơn tác giả

xin cám ơn người viết, 1 cô giáo hay 1 thầy giáo. Em/tôi đồng ý với thầy cô rằng có lẽ cần 1 mục tiêu thực tế hơn, cần đặt 1 câu hỏi đúng hơn ví như câu của phó thủ tướng, "học để làm gi", bài viết này rất hay, cảm ơn người viết vì nó.

( Tú Nguyễn )


Mục đích cuối cùng của học tập???

Mục đích cuối cùng vẫn là tiền thôi. Nói giảm bớt chả thấy đâu, thời khóa biểu thì kín mít từ thứ 2 tới thứ 7

( Quang )


môn ngữ văn

Như bạn Nguyên nói " phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam" ( tức là ngữ pháp tiếng việt khó), đã khó rồi mà còn cắt giảm tối đa chương trình học thì làm sao học sinh có thể nắm bắt và hiểu biết hết về nguồn gốc cũng như những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống sau này .

Môn văn tuy trước mắt thấy không " nặng " bằng những môn tự nhiên, nhưng thực chất nó không thể thiếu , thậm chí đôi khi có vai trò quan trọng trong cuộc sống xã hội của mỗi cá nhân chúng ta. Đâu phải học văn hoặc là nhà văn thì "đầu óc luôn mơ màng" như bạn nói. Chỉ nên cắt giảm những gì không cần thiết, trùng lắp trong chương trình học thôi.

( phuong )


hay

Học để làm người có học và dạy để làm người có dạy. Học vi co nguoi day và dạy vì có người đi học.

( xs )


Học để làm gì?

Học để làm gì?

Học để nhặt nhạnh cho đầy túi khôn, cho nặng hành trang kiến thức.

( Võ Đại phong )


gui ban Nguyen

cám ơn đã nghe nhận xét và ý kiến của bạn, nếu bỏ bớt ngữ văn thì thế hệ các em ngày nay nói ai nghe, và thậm chí không biết diễn đạt, thì làm sao có tình người, nếu hiện đại hoá nhưng chúng ta vân là người á đông chứ có sống ở bên tây đâu, hoà nhập về khoa học chứ không thể hoà tan văn hoá được, tổ quốc là trên hết.( trần anh Thu )


Trả lời câu hỏi của Bác

Câu hỏi của Phó Thủ Tướng rất hay và có ý nghĩa! Cháu xin trả lời của Bác như sau: Khi còn nhỏ Bố mẹ cháu muốn các con học hành đàng hoàng nên đã nói nôm na rằng: "Các con phải học để sau này lớn lên khỏi phải đi theo đít Trâu".

Và hôm nay cháu cũng muốn các em thế hệ sau chăm chỉ học hành cháu sẽ nói với thế hệ sau rằng: "Các em cố gắng học để sau này là những Lãnh đạo tốt" !!!

( MTN )


Nếu ở nông thôn

Nếu ở nông thôn thì câu trả lời của học sinh sẽ là: Em đi học để Thầy, Cô khỏi đến nhà vận động làm phiền....

( Nam )


Hoc va Hanh

Tre em hien nay hoc qua nhieu va thuc hanh qua it, co ban ky nang song con yeu, chua tu tin trong giao tiep va cuoc song. Theo toi, can bo sung nhung tiet hoc ve ky nang song cho cac chau.

Bai viet tren co nhung phan dung tuy nhien cung can phai noi them rang bo me ko nen dat chi tieu qua cao cho con cai, phai biet con minh co hoc luc ntn de co su dinh huong va dau tu hoc tap dung dan.

( Suu )


Đề tài này rất hay, hãy để mọi người tự bộc lộ nhiều hơn

Các cụ nhà nói là "học dăm ba chữ để làm người" trong thời đại ngày nay có vẻ như không đúng lắm. Giống như bạn Tiến nói thì chúng ta vẫn giữ nguyên cái đích đó thì có thay đổi, cải cách gì, đầu tư bao nhiêu tiền đi chăng nữa thì vẫn thế thôi, thậm trí còn tệ hại hơn.

Tôi đọc thấy có bạn nói là học để kiếm cái cần câu cơm thì cũng đúng, nhưng thiển cận quá.

Mục đích của mỗi người một khác, nhưng xã hội yêu cầu gì thì họ sẽ chọn cho mình mục tiêu đó, VD: Cơ quan này yêu cầu muốn thăng chức thì phải có bằng ĐH, Thạc sĩ, Tiến sĩ , tiếng Anh B, C ... không cần biết thực tế có sử dụng được hay không..., muốn vị trí này thì phải có bằng cấp kia, cho nên họ tìm mọi cách để kiếm được cái bằng đó, khi đó do nhu cầu xã hội thì có vị giáo sư nói với học viên rằng: Tôi đọc đề án của anh/ chị để làm gì, không đọc thì lương của tôi vẫn thế, đọc thì lương tôi vẫn thế, mà làm tôi đau đầu thêm ra...

Cơ chế xã hội làm cho con người ta học để có mục đích riêng nhưng đang hướng về một cái chung mà có vẻ là không hợp lý cho vận mệnh Quốc gia.

Theo tôi nếu chưa rõ được mục đích của mình thì hãy học để là người có ích cho mình, cho xã hội, không phạm vào luân thường đạo lý, không phạm pháp, không hổ thẹn với lương tâm, còn sau này xác định được mục đích hãng hay.

( Đặng Đức Hiệu )


bài viết quá đúng

giao dục nước ta vẫn còn nhiều bất cập nên tình trạng người được đào tạo ra làm trái nghể mới còn nhiều

( phạm thị thanh huyền )


Chúng ta nên thực tế hơn

Theo tôi, chúng ta nên nghĩ kỹ xem chúng ta nên làm gì để thay đổi? và để thay đổi, chúng ta cũng nên thay đổi ngày từ suy nghĩ của mỗi người, chúng ta phải thực tế hơn, chúng ta nên tôn vĩnh những người làm được nhiều hơn là những người nói hay -thuyết trình giỏi, và tôi chỉ hiểu đơn giản là nói mà không làm hoặc làm không được thi cũng chẳng ích gì và chưa dám nói là lừa đảo, thế giới hiện đại dần dần không còn chỗ cho những kẻ chỉ nói hay, vì chúng ta chỉ tin vào người nói hay, đến khi họ làm không được thi chúng ta sẽ mất rất nhiều, ít nhất là mất đi những "cơ hội"

Tôi không phải là giảng viên, hay giáo viên gì, tôi là một người đi tiếp thị, nhưng theo tôi, về mặt nhận thức "thà chưa nhận thức được còn hơn là nhận thức sai lầm", vì xét về cơ hội : nếu chúng ta chưa hiểu, chưa nhận thức được, chúng ta vẫn còn cơ hội để có được nhận thức đúng - hành động đúng, còn nếu chúng ta nhận thức sai, chúng ta hành đội sai, chúng ta mất rất nhiều

( Le Van Hung )


1, 2, 3, 4, 5, 6

Ý kiến của bạn

 
 Thay hình khác
  
Off Telex VNI VIQR
 
Link Site
Bài viết của độc giả trên chuyên mục này không nhất thiết trùng với quan điểm của tòa soạn, và không có nhuận bút.
> Thể lệ cuộc thi
Topic nóng
Viết về Trung thu
Cảm xúc âm nhạc
Tôi muốn giàu

Ký ức Hà Nội

Cuộc sống qua ống kính độc giả

Chia sẻ ảnh của bạn tại đây

 
 
 
Video
Vật thể bay lạ ở Hà Nội Tàu điện xưa

Chia sẻ clip của bạn tại đây

 
 
Lien he quang cao