Tin bài cùng chuyên mục:
Tình yêu hoa lửa của vị thiếu tướng trận mạc
Người phụ nữ mang "hàng quý" vượt biển Đông
Lật hồ sơ mật - hỏi chuyện Đại tá tình báo lấy 3 vợ
Hạnh phúc cảm động nhất ở đất Quảng Ninh
Việc bà Khiêm trông vườn cò là phúc mà cũng là phận đã thành chuyện cũ. Thế nhưng bí mật người đàn bà xinh đẹp cả đời chỉ lấy một chồng xung quanh số phận của bà thì hiếm ai biết.
Năm bà 24 tuổi thì chồng bà hi sinh trong chiến tranh, từ đó bà sống một mình nuôi con, sau này các con mất bà nuôi cháu. Tại sao, bà Khiêm lại luôn giữ một tình yêu thủy chung và son sắt với người chồng đã mất?
Ở rể thì cho lấy…
“Cô đừng nhìn bà già xấu như ngáo ộp bây giờ mà nghĩ bà không có ai yêu nhé! Hồi trẻ tôi rất xinh và có nhiều người đeo đuổi. Tôi xinh thì có bằng chứng là chiếc thẻ đảng viên hơn 40 năm về trước… Tí tôi cho cô xem” Bà Khiêm lại bắt đầu câu chuyện thẳng thắn như thế.
Tấm ảnh nhỏ trong thẻ đảng viên cho thấy khi hạnh phúc bà hiền hòa và xinh đẹp hơn nhiều |
Tôi lấy chồng năm 16 tuổi, sau đó sinh được hai con thì chồng đi chiến trận suốt. Bắt đầu từ năm 1961 mỗi năm về phép một lần, mãi đến những năm 1967 chồng tôi vào Nam thì không được nghỉ phép nữa, tôi bặt tin chồng. Hồi chiến tranh không có cãi nhau, vợ chồng được sum vầy hạnh phúc và nhớ đời lắm!
Hồi chúng tôi mới lấy nhau đất ở khu này rộng rãi và nhiều cây bụi. Ông ấy chọn mảnh đất này, sau này nhiều người hàng xóm vẫn bảo “nhờ phúc của ông Kim - chồng bà, tài giỏi nên mới gây được vườn cò từ thời ấy”.
“Có khi Khiêm phải lấy chồng đi…”
Người đàn bà tỉnh táo, ráo hoảnh thậm chí chua chát lúc trước lui đi. Bà như một phụ nữ “đa nhân cách” bắt đầu muốn rớt nước mắt khi nói đến chồng.
Bà Khiêm đã già, tình cảm vẫn nén ở tim |
Ngày ấy tuy bận hoạt động tổ chức, đoàn thể ở địa phương nhưng khi nhận được thư chồng bà Khiên vẫn đọc thuộc. Bà nhớ lại: “Anh hay bảo, có khi anh không về được đâu, có khi Khiêm phải lấy chồng đi”.
Trong thư ông ấy còn ân cần dặn dò, dặn tôi chăm con phải nhẹ nhàng, cho con ăn học, đừng mắng chửi con.
Bây giờ những lúc tôi nhớ ông ấy, tôi hay nhớ khuôn mặt ông ấy hiền lành. Lúc là vợ chồng rồi, ông ấy được nghỉ phép, đi vào ngoại ăn giỗ tôi bế con đi theo sau. Lúc ấy tôi được mềm yếu và ngại lắm…
Tình cảm vợ chồng chân thật, vận vào người đàn bà mối duyên nợ không thể nào quên. Thế nên khi chồng mất bà Khiêm mới 24 tuổi, mấy chục năm sau bà vẫn một mình. Những dòng thư và những lời động viên của chồng bà nhớ như in và lấy nó vịn vào để sống.
"Chồng mất 8 năm sau tôi mới biết tin"
“Chồng đi bộ đội, tôi ở nhà hoạt động ở Hội phụ nữ xã. Chồng tôi mất 8 năm tôi mới được báo tin”, bà ngậm ngùi kể.
8 năm biệt tin chồng, trong cái khoảnh khắc ấy chỉ mong một dòng thơ, chỉ mong một lời nhắn nhưng chồng bà vẫn biệt tăm. Với sự lạc quan bà vẫn nhen nhóm một hi vọng vì chưa có giấy báo tử của chồng. Mãi đến một ngày có một đoàn công tác về xã…
Bà Khiêm nhớ lại chính xác từng lời nói trong khoảnh khắc ấy: Khi ấy đoàn thông báo cùng chủ tịch xã đến nhà, tưởng đoàn công tác đến bàn việc bà bảo: May quá bác đến sớm, tí em đi mất…
Họ nói với bà vài câu, đưa giấy báo tử… Những hi vọng nhỏ nhoi mất hết. Tôi chết đứng, lúc ấy người ở đoàn ra về, họ cứ ngoảnh lại xem liệu tôi có ngất, có bị tim và ngã xuống. Chồng tôi mất hòa bình lâu rồi vẫn chưa tìm thấy xác.
Tôi hỏi bà, là phụ nữ ai chẳng có lúc yếu đuối, sao bà không quyết định đi bước nữa để có người san sẻ, đỡ đần? Bà trả lời bằng giọng dứt khoát: Khi ấy tôi trẻ, xinh, có quyền, có tiền, có chức…nên có nhiều người theo đuổi. Thế nhưng nghĩ đến tình cảm chân thật vợ chồng khi xưa, tôi không thể quyết định được gì.
“Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
Ai làm cho bể kia gầy
Cho ao kia cạn cho gầy cò con”
Câu ca dao xa xưa chững lại, mắc nghẹn… Tôi hiểu hạnh phúc của người đàn bà lại mỏng đến thế!
- T. Phan