Thứ tư, 21/9/2011, 01:52 GMT+7

'Bệnh viện chúng tôi đang tự ăn thịt mình'

Giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, ông Trương Quý Dương nói rằng vì thu viện phí quá thấp nên bệnh viện không đủ tiền bù chi phí vận hành, máy móc hỏng hóc, giống như "bệnh viện đang tự ăn thịt mình".
> Viện phí tăng đẩy mức đóng bảo hiểm lên cao

"BV khác thì tôi không biết nhưng thực tế BV chúng tôi đang 'ăn thịt mình'. Tại sao như vậy thì xin nói là nhà cửa một năm cũng phải có 3- 5% kinh phí để duy tu, 5-7% cho máy móc thiết bị bảo dưỡng, nhưng chúng tôi đang trong tình trạng bao giờ máy chết hẳn thì thôi", ông Dương nói.

Vì viện phí thấp quá, nhiều bệnh viện công đã 'xé rào', mở ra các hình thức khám dịch vụ, khám theo yêu cầu và thu phí giá cao, từ 30.000 đồng đến hàng trăm nghìn, lấy khoản tiền này để bù lỗ. Tuy nhiên, hoạt động này chỉ mạnh ở các tuyến trên, còn các tuyến dưới rất ít.

Dự thảo tăng giá viện phí được Bộ Y tế đưa ra lấy ý kiến của các bộ ngành, bệnh viện và người dân. Theo đó, khoảng 350 giá dịch vụ kỹ thuật y tế sẽ được điều chỉnh tăng giá, chủ yếu tăng 2-2,5 lần, cá biệt có 70 dịch vụ tăng 7-10 lần trong giai đoạn 2011-2012. Từ 2013 trở đi, khi có nghị định thì sẽ thực hiện theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ...

"Cũng vì thế, tuổi thọ của máy móc lẽ ra được chục năm nhưng 2 đến 3 năm đã hỏng. Ai cũng biết điều đó nhưng không biết làm thế nào cả".

Chung tình trạng với bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình là rất nhiều các bệnh viện công lập khác trên cả nước.

Bà Phạm Thị Luyên, Chủ tịch công đoàn y tế Việt Nam, cũng cho biết thiếu kinh phí, một số cơ sở y tế còn không dám nhận thêm người. Nhiều điều dưỡng cũng viết thư chia sẻ công việc quá tải mà số lượng cán bộ có hạn, lo lắng xảy ra nhầm lẫn, không phục vụ chu đáo dược cho người bệnh.

"Chúng tôi đi cơ sở, nhiều bệnh viện chia sẻ với mức thu 3.000 đồng một lượt khám bệnh, chỉ đủ tiền mua một đôi găng tay, lấy đâu mà mua xà phòng để chống nhiễm khuẩn. Rồi tiền giường bệnh cũng chỉ được thanh toán với bảo hiểm y tế là 10.000 đồng mỗi giường thì biết tìm đâu ra kinh phí thay chiếu, điện, nước, làm vệ sinh...”, bà Luyên nói.

Từ năm 2006, thực hiện Nghị định 43 của Chính phủ, bệnh viện công lập tự chủ về tài chính được giữ lại một phần viện phí để trả lương và bảo dưỡng máy móc. Thế nhưng thời gian qua, nhiều bệnh viện kêu trời vì thu không đủ chi. Giá viện phí được quy định từ năm 1995 đã quá lạc hậu.

Bệnh nhi nằm đôi nằm ba trên một giường tại các bệnh viện nhi. Ảnh: Thiên Chương.

Bộ Y tế nhận định, nếu không điều chỉnh giá thì các bệnh viện, nhất là bệnh viện tuyến huyện sẽ có nguy cơ đóng cửa. Ví dụ một bệnh viện tuyến huyện có quy mô khoảng 100 giường bệnh, hiện thu tiền khám bệnh 1.000-2.000 đồng một lần khám, một ngày có khoảng 150 người khám thu được 300.000 đồng, tiền giường một ngày tối đa là 9.000 đồng, nếu có 100 bệnh nhân thì thu tối đa 900.000 đồng. Như vậy tổng cộng một ngày, cả bệnh viện thu 1,2 triệu đồng trong khi riêng tiền điện, nước, xử lý chất thải để vận hành bệnh viện trong ngày đã hết khoảng 3-5 triệu đồng.

"Không nâng viện phí, người dân sẽ là người chịu thiệt thòi nhất", là quan điểm của rất nhiều đại diện các cơ sở y tế tham gia hội thảo tham vấn về dự thảo Nghị định về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám chữa bệnh công lập.

Theo đánh giá của các chuyên gia, cái được lớn nhất của việc tăng viện phí là sẽ thúc đẩy xã hội hóa y tế, tạo điều kiện để các bệnh viện, nhất là bệnh viện tuyến dưới có kinh phí để triển khai những dịch vụ mới, kỹ thuật cao...

Theo bà Nguyễn Thị Minh, Thứ trưởng Bộ Tài chính thì nâng giá các dịch vụ y tế là cần thiết và tốt cho tất cả mọi phía. Nhà nước có nguồn lực để tăng cường đầu tư cho y tế, như vậy sẽ có điều kiện để chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho người dân. Đối với người dân phải bỏ tiền ra sẽ được dịch vụ tốt hơn. Thầy thuốc cũng chuyên tâm hơn vào việc khám chữa bệnh.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, chưa nói đến việc các bệnh viện công lập phải đóng cửa do thu không đủ bù chi, thì việc tăng bảo hiểm y tế cũng chính là đem lại lợi ích cho đa phần người bệnh.

Theo ông, nếu bảo hiểm y tế tăng chi trả cho người bệnh thì người bệnh phấn khởi, nhưng muốn tăng chi trả bảo hiểm y tế thì buộc phải tăng mặt bằng viện phí. Hơn nữa, tăng viện phí sẽ giúp bệnh viện tăng cường các dịch vụ kỹ thuật cao điều trị cho người bệnh, trần bảo hiểm y tế thanh toán cũng nâng lên và người bệnh sẽ được chi trả nhiều dịch vụ kỹ thuật cao hơn.

"Thế nhưng cứ nói đến tăng viện phí thì người dân lại phản đối, điều này chẳng khác nào người bệnh đang phản đối chính cái mà họ sẽ được hưởng, được chi trả”, ông Kính nói.

Ông Đoàn Hữu Nghị, Giám đốc Bệnh viện E cho biết: “Nếu viện phí tăng thì chắc chắn chất lượng dịch vụ y tế công sẽ tăng theo. Hiện cái khó của các bệnh viện là thiếu kinh phí để duy trì cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị”.

Người bệnh và thân nhân phải ngồi trên các lối đi. Ảnh: Thiên Chương.

Tại TP HCM, bác sĩ Phan Văn Nghiệm, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn cho rằng, tăng viện phí là hợp lý bởi chi phí dành cho ngành cũng tăng lên, từ đó chất lượng y tế cũng được tốt hơn.

"Chưa thể xây mới bệnh viện một ngày một bữa, tuy nhiên thu nhập tốt hơn trước mắt sẽ giúp nhân viên y tế thoải mái hơn, dẫn đến thái độ phục vụ cũng tốt hơn", ông Nghiệm nói.

Hoàn toàn đồng tình với chủ trương điều chỉnh viện phí của Bộ Y tế, tuy nhiên theo bác sĩ Lê Hoàng Minh, giám đốc Bệnh viện Ung bướu, việc thay đổi phải được thực hiện sao cho người dân cảm thấy an lòng.

"Tăng viện phí là hoàn toàn hợp lý nhưng phải tăng cả chất lượng điều trị, mà trước mắt là phải triển khai đầu tư cho y tế tuyến dưới để tránh tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên - nguyên nhân dẫn chất lượng điều trị kém", ông Minh nói.

Cũng theo bác sĩ Minh, tăng viện phí phải đồng hành với tăng chất lượng bác sĩ, trang thiết bị kỹ thuật cao. Ngoài ra cũng cần phải hướng đến chuyện bảo hiểm y tế toàn dân để những người khỏe mạnh có thể hỗ trợ cho người nghèo.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đã khẳng định: “Song song với đổi mới cơ chế tài chính, Bộ cũng chỉ đạo các bệnh viện phải nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm phiền hà cho bệnh nhân”.

Việc tăng viện phí là cần thiết, tuy nhiên tăng bao nhiêu và tăng như thế nào để không ảnh hưởng quá nhiều đến người bệnh.

Chấp nhận mức điều chỉnh viện phí, tuy nhiên theo ý kiến của hầu hết bệnh nhân, ngành y tế cũng nên nghĩ đến việc cải thiện chất lượng phục vụ mà trước mắt là giải quyết tình trạng quá tải.

Nhiều bệnh nhân tại TP HCM cho rằng, tăng viện phí sẽ trở nên bất hợp lý khi người bệnh còn phải chịu cảnh khổ trong bệnh viện.

"Chúng tôi hiểu giá cả bây giờ đã quá cao so với mức viện phí đã được xây dựng từ cách đây 16 năm. Song tăng tiền phòng, tiền khám thì cũng phải nâng thái độ điều trị và chất lượng phòng bệnh", anh Nguyễn Văng Sang, điều trị tại khoa Tim mạch can thiệp, Bệnh viện Chợ Rẫy, nói.

Theo anh Sang, người bệnh thật khó đồng thuận khi tiền thì đóng đắt hơn nhưng vẫn phải nằm hành lang, mỗi phòng chỉ có một cây quạt cũ, mỗi giường nhỏ phải nằm đến hai người.

Một bác sĩ phẫu thuật 3 năm tại Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây, Hà Nội, cho biết:

Tại Bệnh viện đa khoa Sơn Tây, người bệnh chỉ phải đóng 2.500 đồng một lần khám, mà có thể đi hết tất cả các khoa. Nếu bệnh nhân đến vào ban đêm thì không mất tiền. Bệnh nhân sau mổ chỉ mất 7.000-10.000 đồng một ngày tiền lưu trú.

Với mức thu từ người bệnh như vậy, thu nhập của bác sĩ như tôi rất thấp. Mỗi tháng, ngoài tiền lương theo bậc 2,34 của Nhà nước, cộng với tiền trực, tiền phẫu thuật (khoảng 10.000-25.000 đồng mỗi ca) và 2-3 khoản hỗ trợ nữa từ bệnh viện, mình chỉ được hơn 3 triệu đồng.

Chi viện phí tăng phù hợp với điều kiện hiện tại, đời sống của bác sĩ cao hơn thì chắc chắn chất lượng phục vụ cho bệnh nhân cũng sẽ được cải thiện.

Nhóm phóng viên

Ý kiến bạn đọc () Sắp xếp theo:

Lỗi tại ai?

Có đâu như Vn mình? vào bệnh viện thấy người nằm ngồi la liệt, chẳng phân biệt đâu là bệnh nhân, đâu là người nhà đi chăm sóc bệnh nhân. Một số bệnh viện khám xong cho đơn, người nhà đi mua thuốc ngay (chỉ có thể mua gần bệnh viện) về bác sỹ mới tiêm, truyền... giá thuốc trên trời. Bản thân tôi một vài lần đi khám bảo hiểm mà sợ - thôi thì lần sau khám dịch vụ cho nhanh. Đại bộ phận người dân lo sợ đau ốm phải nằm viện vì không có tiền mua thuốc, không có tiền "cám ơn bác sỹ". Thế nhưng cuộc sống của các bác sỹ, y tá, hộ lý... nói chung của cả ngành y đều khó khăn, trang thiết bị y tế xuống cấp nghiêm trọng. Giải bài toán này chắc không phải là người dân? nếu nâng tiền dịch vụ khám chữa bệnh, tiền thuốc, nhiều khả năng đại bộ phận dân chúng không có điều kiện đến bệnh viện điều tr. Chúng ta phải bắt đầu từ đâu để lập lại kỷ cương của ngành y tế?

( Đặng Thị Hoàng Phúc )


CHÁN QUÁ

CỨ TĂNG MÀ KHÔNG HỎI Ý DÂN , THÌ CÓ NGÀY CHẾT

( phương )


tăng phí khám chữa bịnh với giá hợp lý

Theo thời giá thì khám bệnh 1 lần thu 3.000d giường nằm 10.000d/ngày là quá thấp BV không thể bù đắp nổi.
Theo tôi viện phí phải được nâng lên với giá hợp lý.

( Bùi Hữu Báu )


Tại sao phải tăng viện phí?

đất nước chúng ta còn nghèo lại là một nước xã hội chủ nghĩa lý ra là không đóng viện phí, đằng này lại tăng viện phí vậy thì rõ ràng nên nhìn lại quản lý vĩ mô nhưng nói mãi cũng vậy thôi không đi đến đâu cả.

( nguyễn phước tùng )


Viện phí, quá tải, chất lượng điều trị, bệnh viện, bác sĩ, bệnh nhân

XIN CHÀO QUÝ TÒA SOẠN XIN QUÝ BÁO HÃY ĐẾN NHỮNG NƠI THU VIỆN PHÍ CỦA BỊNH VIỆN,THÌ QUÝ VỊ SẼ THẤY NHỮNG LỜI NÓI KHÔNG CHÍNH XÁC CỦA PHÍA BỊNH VIỆN,CÓ VÀO BỊNH VIỆN MỚI THẤY RỎ NHỮNG CÁI KHỔ CỦA NGƯỚI ĐI KHÁM BỆNH,TIỀN KHÁM,TIỀN CHỤP HÌNH,TIỀN THUỐC,VÀ BA TIỀN LINH TINH,DÙ CHO LÀ KHÁM BẢO HIỂM ĐI NỮA,THÌ NGƯỜI DÂN CŨNG CHỊU KHÔNG NỖI VIỆN PHÍ ĐÃ ĐỀ RA,RẤT NHIỀU VẤN ĐỀ VỀ BỊNH VIỆN,QUÝ VỊ HÃY VÀO CÙNG VỚI NHỮNG NGƯỜI BỊNH ĐI RỒI QUÝ VỊ SẼ THẤY BỊNH VIỆN NHƯ THẾ NÀO.

( phuc nghi xuan )


Tăng viện phí: Chỉ có bệnh nhân bị thiệt!

Bài viết trên do các bác sĩ và các chuyên gia y tế viết...và dĩ nhiên những người này nghe tin tăng viện phí thì mừng như nhặt được vàng...vì chắc chắn thu nhập của họ sẽ tăng mà. Chỉ thương cho dân nước mình thôi, giá xăng tăng, giá điện tăng,thực phẩm tăng...viện phí thì lên hơn nước lũ (có mục tăng gần 180 lần!!!). Giá như tiền lương mà tăng cỡ 5 lần thì thôi cũng đành cắn răng mà chịu mấy khoảng tăng kia!!!!

( Nhan Nguyen )


Góp ý cho ngành y

Tôi có xem bài báo trên. Tôi cảm thấy cũng khó cho những người làm công tác xã hội.
Nhu cầu cuộc sống ngày càng nâng cao vật giá thi càng tăng nhưng những nhân viên làm việc tại bệnh viện thì quá thấp do mức thu vào của bệnh viện không cao.
Theo ý kiến cá nhân tôi :

* không tăng viện phí đối với những bệnh viện vùng sâu vùng xa và vùng co nhiều người dân tộc.
*Tăng giá viện phí cho tất cả bệnh viện o huyện và các thành phố để có thêm tiền hỗ trợ cho những bệnh viện vùng sâu vùng xa.
* Số tiền viện phí tăng thêm từ các bệnh viện huyện và thành phố hỗ trợ 100% cho các bệnh viện vùng sâu vùng xa.
* Các cán bộ quản lý cao cấp ngành y hạn chế việc bỏ túi riêng tiền nhà nước cấp xuống để nâng cấp và bảo dưỡng bệnh viện.
* Mỗi quản lý ngành y ý thức 1 tí về tiền trợ cấp của nhà nước cho bệnh viện thi bệnh viện sẽ không rơi vào cảnh khó khăn như hiện nay.

Cảm ơn anh chị đa đọc góp ý trên.
( Trần Long )


viện phi và tiền giường bênh nhi

tôi đọc bài báo này thấy không đúng sự thật. "hiện thu tiền khám bệnh 1.000-2.000 đồng một lần khám, một ngày có khoảng 150 người khám thu được 300.000 đồng, tiền giường một ngày tối đa là 9.000 đồng, nếu có 100 bệnh nhân thì thu tối đa 900.000 đồng. Như vậy tổng cộng một ngày, cả bệnh viện thu 1,2 triệu đồng trong khi riêng tiền điện, nước, xử lý chất thải để vận hành bệnh viện trong ngày đã hết khoảng 3-5 triệu đồng" vi dụ như ở bệnh viện nhi đồng 2 TP.HCM vào khám đóng 30000-50000 nhập viên giường thường nằm 3-4 bé mỗi bé 45000. dịch vu 100000-200000/1bé phòng 6 giường vậy bạn viết báo đã đi hết chưa?

( nguyen van thong )


Tại sao không ưu đãi nhiều hơn cho y tế???

Tôi vẫn không thể hiểu được tại sao "nhà nước " quá ưu đãi cho 1 số thành phần điển hình như Vinashin, ... hoặc như ở Quảng Nam, dùng tới hơn 400 tỉ đồng "chỉ để xây 1 tượng đài" ... mà các ưu đãi cho y tế lại hạn chế như vậy. Bao giờ mới hết chuyện đáng buồn như vậy nhỉ !???

( nam )


Tăng viện phí

Lại làm trò tuyên truyền. Trong khi người ta tính chuyện giảm và tiến đến miễn dịch vụ y tế công thì mình lại nghĩ ra trò tăng viện phí. Không hay ho tí nào. Có những khoản chi vô lý với lượng tiền lớn thì vẫn cứ vô tư!

( Nguyễn văn Sơn )


Ý kiến từ một phía

Tôi đã từng phải ra viện và các phòng khám công (tư) nhiều lần. Tôi chưa thấy ở đâu mà người bệnh chỉ phải đóng 2.500 đồng một lần khám, mà có thể đi hết tất cả các khoa. Nếu bệnh nhân đến vào ban đêm thì không mất tiền. Bệnh nhân sau mổ chỉ mất 7.000-10.000 đồng một ngày tiền lưu trú. PV cần phải lấy ý kiến từ những người bệnh nữa. Nhất là từ những tỉnh miền núi, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn phải nhập viện và đi khám bệnh.

( Thực tế )


Xem xét lại đi

Qua bài viết này tôi thấy cái bệnh viện kêu thì có lý của bệnh viện, nhưng những cái không thấy kêu là các bệnh viện sử dụng nguồn lực tài chính chưa hợp lý, có rất nhiều bất cập mà trong đó bệnh viện tính giá trên trời nhưng được hợp thức hóa bằng chi phí hợp lý của mình, làm sao mà người dân biết được các chi phí đó có hợp lý hay không để rồi cứ kêu ca là vì quyền lợi người dân. Cái quan trọng là có minh bạch được các chi phí hay không, phần lớn tôi thấy về mặt chi phí và sử dụng nguồn ngân sách là chưa hợp lý, cần phải xem xét lại.

( hunglv )


xem lại

Trong lúc bác sĩ ,bệnh viện thì ko có kinh phí mà nhà nước còn có định xây tượng bà mẹ với số tiền 430 tỷ đồng, thật là vô lý hầu như mỗi gia đình Việt Nam đều có người anh hùng hay phục vụ cách mạng rồi cho nên họ đều biết cả. cho nên cần xem xet lại số tiền đó nên sử dụng vào chổ nào cho hợp lý khi đất nước ta còn quá nghèo.

( hai )


Tăng viện phí càng khổ dân

ngành y tế là một ngành phúc lợi cho xã hội nên đừng bao giờ nói chuyện lỗ lãi ra ở đây. Tôi thấy các bệnh viện kêu không có tiền bảo trì bảo dưỡng máy móc, nhưng là một người làm trong ngành vật tư y tế tôi thấy rằng rất nhiều bệnh viện được tài trợ bởi các dự án ODA nhiều máy móc mới, và ngay sau đó những máy móc mới này đắp chiếu hàng năm trời không sử dụng. Vậy tại sao không lấy tiền tài trợ đó để bảo trì bảo dưỡng trang thiết bị, đầu tư nâng cao trình độ y bác sĩ.

( trminh )


Một chủ chương đúng

Vấn đề tăng viện phí và tăng bảo hiểm Y tế là rất đúng và cần thiết. Con người ai cũng lo lắng cho sức khoẻ của mình và muốn được bác sĩ chăm sóc chu đáo mỗi khi có bệnh phải đi khám ở bệnh viện. Thế nhưng tình trạng phí bảo hiểm y tế quá thấp và viện phí thấp đến mức không thể tin được như trong bài báo thì chính bệnh nhân sẽ thiệt thòi. Vì mức phí như vậy làm sao các bệnh viện chịu đựng và tồn tại nổi trong tình hình hiện nay. Tôi rất mong Bộ Y tế và các nhà làm chính sách hãy khẩn trương đưa ra phương án tốt nhất về vấn đề tăng viện phí và bảo hiểm Y tế để duy trì một nền Y học vững mạnh và có nhiều thấy thuốc giỏi cũng như nhiều trang bị tốt, hiện đại để cứu chữa được nhiều bệnh nhân và nâng cao sức khỏe toàn dân. Xin cảm ơn Quí Báo.

( Lê Thị Thu Giang )


học Y để mà làm gì nữa!!!

xem tình hình này em thấy nản với ngành Y tế quá, chẳng biết học Y làm gì nữa, cứu người để làm gì nữa trong khi bản thân mình ko cứu được. học đằng đẵng 6 năm trời, ra làm việc với đồng lương chết đói. lương y như từ mẫu để mà làm gì, có tiếng mà ko có miếng!!!

( vuchitai )


Tăng viện phí theo đúng nghĩa

Kính gửi tòa soạn, đồng kính gửi các đồng chí y bác sỹ. Nhân dân chúng tôi khi đi khám bệnh ai cũng muốn có những dịch vụ thăm khám chữa, điều trị tốt nhất để có thể chóng phục hồi nhất. Điều mà nhân dân chúng tôi đi viện là tình trạng rất nhiều y bác sỹ thờ ơ với bệnh nhân nếu không có lót tay. Chúng tôi chỉ mong muốn một điều: hãy tăng viện phí nên cho phù hợp để rồi lấy đó làm kinh phí bù đắp cho y bác sỹ, rồi để duy tu, bảo trì bảo dưỡng như các các sỹ giám đốc bệnh viện đã nói ở trên. Để rồi không còn tình trạng nhân dân như chúng tôi vào viện cứ phải thấp thỏm để lót tay rồi có được sự chú ý của y bác sỹ. Tôi thấy điều này còn đau và xót xa hơn những điều trăn trở của các bác sỹ về viện phí thấp.

( vũ văn thịnh )


Tăng viện phí là hợp lý

Tôi ủng hộ tăng viện phí song song với việc tăng chất lượng phục vụ và nâng cao y đức của những người làm công tác y tế. Sao không đề nghị nâng cao y đức, nâng cao chất lượng phục vụ trước rồi sẽ tăng viện phí?

( Trần Văn Quân )


Thế cái tiền bảo hiểm mà mấy bác thu thì tính đi đâu?

Công ty nào mà chẳng mua bảo hiểm, nhưng đâu phải ai mua bảo hiểm cũng đi khám đi chữa bệnh, số người đi khám bệnh chỉ bằng 1% nào đó của số người mua bảo hiểm thôi. Chưa tính những người đi khám bệnh bằng bảo hiểm là trước đó đã mua bh rất nhiều. Rồi còn những người đi chữa bệnh mà không mua bảo Hiểm nữa????

( Ngọc Anh )


Muc vien phi phi thuc te

Tôi cũng đã đi rất nhiều và chưa thấy một người dân nào chỉ phải trả mức viện phí mà các bác nêu trên... Phi thực tế.

( Bui Thi Hue )


1, 2, 3

Ý kiến của bạn

 
 Thay hình khác
  
Off Telex VNI VIQR
 
Link Site
 
 
 
 
Món ngon các miền
Chia sẻ món ngon các miền về [email protected].
 
 
 
 
 
 
 
Các tư vấn trực tuyến đã làm
Tư vấn tránh thai
 
Các topic độc giả đã viết
Lien he quang cao