Thứ Bảy, 24/09/2011, 09:07 [GMT+7]
.
.

“Cân đo” hai loại máy bay tàng hình “khủng” nhất thế giới

(Phunutoday) - Trung Quốc vừa mới cho ra “lò” loại máy bay tàng hàng thế hệ 5 lấy tên J-20. Khi ra đời, loại máy bay chiến đấu này đã gây rất nhiều sự chú ý của các chuyên gia quân sự trên thế giới. Sứ mệnh của J-20 không đơn giản chỉ là bổ xung cho sức mạnh quân sự của Trung Quốc mà còn là sự đối trọng với loại máy bay tàng hình F-22 của Mỹ.

Một số chuyên gia đã nói rằng, J-20 có sức mạnh tương đương với F-22, nhưng các ý kiến trái chiều lại cho rằng, loại máy bay này của Trung Quốc chỉ là một “con diều hâu giấy” và không thể so sánh được với F-22, một loại máy bay cực kỳ tối tân.

Kết cấu
 
J-20 của Trung Quốc
J-20 của Trung Quốc
Thiết kế của J-20 gần như là sản phẩm chắp vá bởi các thành phần kết cấu của SU-47, MiG-1.44 đã lỗi thời, T-50 của Nga và F-22, F-35 của Mỹ. Chiếc máy bay có đuôi hình chữ V, hai cửa hút gió DSI hình chữ S, dài khoảng 21-23 m, sải cánh 14-15m, trọng lượng cất cánh tối đa là 34-40 tấn. Buồng lái vòm giống F-22 của Mỹ. Nhìn chung các chi tiết cánh và cửa hút gió được đúc rút từ chiếc J-10 và JF-17. Các chi tiết hiện đại khác hầu như dựa trên chiếc F-22.
MiG 1.44 của Nga
MiG 1.44 của Nga
Tuy nhiên J-20 không có động cơ thế hệ 5 để phát triển, chính vì vậy J-20 vẫn chỉ là loại chiến cơ thế hệ 4+. Các cánh đứng dưới thân máy bay lại càng làm cho độ bộc lộ của J-20 với radar địch tăng. Trong khi đó F-22 là một chiến đấu cơ được tính toán thiết kế toàn diện, có hệ thống radar, khả năng bay hoàn thiện hơn J-20, khả năng ẩn độ bộc lộ gần như hoàn hảo nhất hiện nay. Hơn nữa, cánh mũi của J-20 không tốt vì nó làm tăng RCS của máy bay khi bay với tốc độ siêu âm.
Su-47 của Nga
Su-47 của Nga
Sức mạnh tấn công

Theo các nguồn tin thì J-20 không dùng để không chiến, mà dùng để tấn công mặt đất tầm xa. Một ưu thế của J-20 đó là nó có thể mang nhiều vũ khí và thùng nhiên liệu lớn hơn, hoạt động trong phạm vi xa hơn. Khoang chứa có thể chứa đến 6 quả bom loại 250-500kg. Hai bên cánh có thể được bố trí tên lửa không chiến tầm trung.
J-20 đang biểu diễn
J-20 đang biểu diễn
Động cơ 180KN và các thiết kế tổng thể của J-20 được các chuyên gia cho rằng nó sẽ hoạt động êm hơn máy bay PAK-FA của Nga. Tuy nhiên các loại vũ khí chính thức của loại máy bay này chưa được tiết lộ chính thức trên báo giới.
F-22 của Mỹ
F-22 của Mỹ
Ngược lại, F-22 là máy bay hiện đại nhất hiện nay sau T-50 của Nga, trang bị bởi hai động cơ phản lực cánh quạt đẩy có tốc độ siêu âm. Vũ khí của F-22 toàn là các loại vũ khí có khả năng tấn công cao như bom tấn công ghép nối trực tiếp tiêu diệt mục tiêu cách nó 24 dặm, bom bán kính nhỏ, súng M61A2 là vũ khí sử dụng 480 viên đạn để bắn trong 5 giây liên tục. F-22 còn có khả năng tấn công hệ thống điện tử của địch.
T-50 của Nga
T-50 của Nga
Ngoài ra, F-22 còn có khả năng không chiến, tấn công mặt đất, chiến tranh điện tử và trinh sát tín hiệu hoàn hảo.

Công nghệ

So với Mỹ, công nghệ sản xuất máy bay của Trung Quốc vẫn còn quá non trẻ. Trong khi Mỹ phát triển máy bay tàng hình hơn 20 năm đặc biệt thành công với chiếc F-22, thì Trung Quốc mới chỉ phát triển mấy năm gần đây.
F-22 đang bay
F-22 đang bay
Mỹ có thể chế tạo ra vật liệu composite các bon để làm vỏ máy bay, thì Trung Quốc còn cả một con đường dài trong việc chế tạo ra vật liệu composite này. Chính vì thế các máy bay Trung Quốc khó có thể cất cánh với trọng lượng cao được.

Một điểm then chốt đó là, Trung Quốc chưa có khả năng chế tạo động cơ turbo phản lực đáng tin cậy cho dòng máy bay chiến đấu. Một minh chứng cho điều này đó chính là Trung Quốc vẫn chưa hoàn thiện loại động cơ 90KN cho chiếc JF-17.

Hơn nữa, để so sánh năng lực chiến đấu giữa Trung Quốc và Mỹ, thì phi công Trung Quốc có ít kinh nghiệm chiến đấu hơn khi sử dụng các loại máy bay tối tân hơn Mỹ. Bởi Mỹ đã sử dụng các loại chiến cơ tàng hình trong các cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq trong khi Trung Quốc chưa từng sử dụng chúng để lâm trận thực sự. Trung Quốc cũng cần phải mất 10-20 năm để đạt được sự cân bằng với Mỹ về công nghệ lẫn số lượng máy bay chiến đấu tàng hình.
J-10
J-10
Việc cho ra đời hai loại máy bay J-10 và J-20 là một thành công lớn đối với khoa học Trung Quốc. Tuy nhiên, so sánh với sự phát triển của các loại máy bay quân sự trên thế giới, sức mạnh của hai chiếc máy bay này vẫn còn rất nhiều vấn đề phải bàn.
  • Pha Lê
;
.
.
'; ABDZone[1] = ''; try{ rotatorAdNetwork("ADBCookie", ABDZone); }catch(e){}