Báo Vietnamnet
Cập nhật 26/09/2011 12:40:21 PM (GMT+7)
Cập nhật 26/09/2011 07:11:43 AM (GMT+7)
Go.vn

Bệnh của điện ảnh là không có tài

- Đó là nhận định rất sốc của NSND Lê Phương khi nói về thực trạng củađiện ảnh VN hiện nay. Thậm chí NBK Trịnh Thanh Nhã còn khiến nhiều ngườichoáng váng với nhận xét: "Điện ảnh Việt Nam đang điđến bể phốt".

Mọi người cógì muốn nói thì cứ xin nói hết!

Ngày 25/9, hàng loạt những nghệ sĩ điện ảnhtên tuổi của điện ảnh Việt Nam, trong đó có không ít các NSND, nguyên Cục trưởngCục trưởng Cục Điện ảnh và rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng của nhiều thế hệ đã cócuộc gặp mặt để bàn cách tháo gỡ những khó khăn của nền điện ảnh Việt Nam tạiLàng văn hoá các dân tộc Việt Nam ở Đồng Mô, HN.

Cuộc gặp được cho là "hội nghịDiên hồng" của ngành điện ảnh do Hội điện ảnh và ban lãnh đạo làng văn hoá cácdân tộc VN đứng ra tổ chức nhằm ghi lại những ý kiến đóng góp của các nghệ sĩvới hy vọng sẽ có thể vực dậy nền điện ảnh đã đi đến đáy như cách nói của nhiềungười.

Có mặt trong cuộc gặp này ngoài lãnh đạo Hộiđiện ảnh Điện ảnh còn có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn và Cục phó phụ tráchCục Điện ảnh vừa được bổ nhiệm là TS Ngô Phương Lan. Có thể nói từ rất lâu rồimới có một cuộc hội thảo về điện ảnh sôi nổi như vậy.

Không có những cuộc "tratấn" người nghe bằng việc đọc lại những bản tham luận dài lê thê đã được đăng kýtrước, tất cả các nghệ sĩ đều phát biểu chay. Nhiều ý kiến hết sức gay gắt, chỉthẳng vào thực trạng hiện nay của ngành điện ảnh mà không né tránh. Thậm chínhiều nghệ sĩ còn công khai phản bác ý kiến của nhau khiến cuộc toạ đàm nóng lêntừng phút.

Cuộc tọa đàm có sự tham gia của lãnh đạo Bộ VHTTDL, Hội điện ảnh.

Cuộc toạ đàm được tổ chức rất thân mật nhưngnghiêm túc và được rất nhiều nghệ sĩ chờ đợi bởi sự kiện này diễn ra ngay sau sựcố Cục điện ảnh làm thất thoát hàng chục tỉ đồng, lãnh đạo ngành điện ảnh vừaxin từ chức và Cục điện ảnh vừa có người nắm quyền mới. Cũng hiếm có cuộc bànluận nào của giới điện ảnh lại có sự góp mặt của lãnh đạo Bộ VHTTDL từ đầu đếncuối với sự cầu thị như vậy.
"Lãnh đạo Bộ muốn nghe các bác, các anh chị nói gìchứ không phải muốn nghe cái gì. Các bác, các anh chị có ý kiến đóng góp gì, phêbình điều gì, kiến nghị điều gì chúng tôi đều xin lắng nghe do vậy mọi người cógì muốn nói thì cứ xin nói hết", Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn nói.

Bệnh của chúng ta là bệnh không có tài

NSND Lê Phương: "Tôi rất mừng là chúng ta đang đi xuống đến đáy rồi"!

Có lẽ chính vì điều này mà các ý kiến đưa rađều rất hăng, rất mạnh bạo, rất thẳng thắn, rất trực diện và cũng khiến nhữngngười quan tâm đến điện ảnh rất... đau. NSND Bùi Đình Hạc, nguyên Cục trưởng CụcĐiện ảnh đề xuất nên có một hội đồng tư vấn cho Bộ trưởng về điện ảnh để chấnhưng ngành này, tránh tình trạng để điện ảnh lộn xộn, "chơi vơi" từ năm này quanăm khác như hiện nay.
Một vị từng ngồi ghế Cục trưởng khác là NSND Lưu TrọngHồng thì cho rằng cơ chế hoạt động của ngành hiện nay chưa ổn, không nên áp đặtđiện ảnh Mỹ hay các nước khác đề gán ghép, buộc điện ảnh VN phải theo họ. Ôngnày cũng cho rằng điện ảnh VN vẫn cần phải đấu thầu.

Tuy nhiên ý kiến này ngay lập tức đã bị nhàbiên kịch Lê Phương phản bác: "Tôi xin phản đối việc đấu thầu, đấu thầu khôngphải là giải pháp tối ưu. Trong đấu thầu cũng đầy tiêu cực. Vì thế tôn sùng đấuthầu là không đúng. Cái gốc ở đây là người. Cơ chế cũng là người...

Bệnh củachúng ta là bệnh không có tài. Nếu bảo hãng phim nhà nước nuôi trả lương 1 tỉ đôla 1 tháng ông ta cũng không làm phim hay được vì ông ta làm gì có tài đâu màlàm. Đừng có đổ tại Nhà nước. Bây giờ cho ông ta ra tư nhân, ông ta lại bảo làtư nhân thua thiệt. Tư nhân không bao giờ làm phim mà không có lãi cả, không có lãihọ không bao giờ làm. Bây giờ hết thời cứ ngồi quan điểm với cơ chế rồi. Tôi rấtmừng là chúng ta đang đi xuống đến đáy rồi".

NSND Nguyễn Khắc Lợi đồng tình: "Phải nóithẳng là điện ảnh chúng ta hiện nay không có đáy. Qua các phim hiện nay có thểthấy chúng ta làm phim không hết tâm hết sức. Xem những thước phim hiện nay sovới trước đây chỉ thấy sự bôi bác. Chính chúng ta đã hạ thấp chúng ta. Nhữngngười có kinh nghiệm quản lý và kinh nghiệm làm phim, có thành tích nào đó khivề hưu là đi ra đường.

Lãnh đạo không còn đếm xỉa đến những con người này nữa.Lãnh đạo gần nhất là Cục điện ảnh không thèm hỏi những người đi trước có kinhnghiệm quản lý hay sáng tác, họ coi như chúng tôi là phế phẩm, là những ngườilạc hậu rồi". Gay gắt hơn, NBK Trịnh Thanh Nhã nói: "Điện ảnh Việt Nam đang điđến bể phốt".

Lúc làm chiến sĩ, khi làm con buôn

ĐD Đỗ Minh Tuấn: "Chưa bao giờ tôi thấy bị xúc phạm nhiều như nghệ sĩ điện ảnh"

Đó là cách ví von của đạo diễn Đỗ Minh Tuấn.Ông nói: "Từ khi đổi mới bước vào nền kinh tế thị trường anh điện ảnh bị đối xửrất tệ. Chúng tôi xác định mình là những chiến sĩ trên mặt trận văn hoá nhưngđùng một cái, đổi mới, lại đòi hỏi chúng tôi là con buôn. Anh chiến sĩ cứ đứnggác một hồi lâu, lãnh đạo bảo sao cứ đứng đây mà không ra chợ, hôm nay mày đượclãi bao nhiêu?

Trong vòng 15 năm nay, chưa bao giờ tôi thấy bị xúc phạm nhiềunhư anh nghệ sĩ điện ảnh. Nghệ sĩ điện ảnh mang tiếng làm điện ảnh quan trọngnhất của cách mạng nhưng trong thời gian qua lại bị coi thường nhất. Các nghệ sĩbị quản lý theo lối một cổ hai tròng. Khi duyệt thì duyệt theo định hướng, khitính hiệu quả thì lại xét doanh thu. Cách đánh giá điện ảnh hiện nay là chạytheo con bồ trẻ truyền hình và bỏ rơi mụ vợ già nua".
Còn đạo diễn Đỗ Khánh Toàn nói thẳng: "Phảinhìn thực trạng nền điện ảnh hiện nay đang sống dở chết dở như thế nào, phải làmnhững gì để khôi phục ngành điện ảnh. Điện ảnh cũng giống như bóng đá, phải cókhán giả. Điện ảnh cũng vậy, phần nào cần cổ phần hoá thì mạnh dạn cổ phần hoá,phần nào cần đầu tư chính thức của nhà nước thì đầu tư.

Nếu bàn lý thuyết haykêu gọi chung chung thì không được vì mấy chục năm nay chúng ta đã nói rồi. Hãngphim Tài liệu và Khoa học trung ương mỗi năm chỉ được rót tiền làm hơn 10 phim.Trong khi đó, có khi lại bỏ ra hơn 10 tỉ đồng mua thiết bị không cần dùng đếnrồi đắp chiếu. Điều nàyBộ có biết không? Nếu Bộ thực sự lắng nghe thì chúng tôi sẽ có ý kiến".

NSƯT Đỗ Khánh Toàn: "Nếu Bộ thực sự lắng nghe thì chúng tôi sẽ có ý kiến".
50 tuổi mà hành xử như đứa trẻ mẫugiáo

Trong cuộc toạ đàm này, nhiều ý kiến đề xuấtđể vực dậy ngành điện ảnh cũng đã đuợc đưa ra, người xin cơ chế, người xin sổ đỏcho địa chỉ số 4 Thuỵ Khuê để các nghệ sĩ Hãng phim truyện VN có quyền tự quyếtvới mảnh đất này cũng như các hoạt động của mình, nhưng tựu trung lại vẫn mongcó sự thay đổi về mặt cơ chế, sự định hướng từ phía Bộ và Cục chủ quản.
"Các cấplãnh đạo có quyết tâm chấn hưng ngành điện ảnh hay không vì mọi hoạt động củangành đều thống nhất từ Bộ xuống Cục, phải có sự chỉ đạo từ trên xuống. Nếu cáccấp lãnh đạo không quyết liệt, không tìm ra nước bước một cách khoa học và hợplý thì bên dưới chúng tôi cũng không làm gì được ngoài việc than thở mà thôi",ĐD Vũ Xuân Hưng bày tỏ, phó giám đốc Hãng phimtruyện VN.
Ông này cũng cho rằng
ngành điện ảnh VN đã 50 tuổi mà hành xử như đứa trẻ mẫugiáo vì không thể đứng vững trên đôi chân của mình và cái gì cũng đi xin tiền.Nguyên nhân của tình trạng này là do ngành điện ảnh, cơ chế phân tán, mạnh ainấy lo. 

Buổi tọa đàm nóng rực với phát biểu gây sốc của NBK Trịnh Thanh Nhã.

Trong khi đó NBK Trịnh Thanh Nhã thì đề xuất:"Nếu các anh đã lắng nghe chúng tôi, Bộ Văn hoá, Ban tư tưởng đã lắng nghe chúngtôi thì hãy cố gắng vận động từ chính các anh. Các anh chỉ tay đường nào thìchúng tôi sẽ đi đường đó".

Đây cũng là cuộc gặp gỡ đầu tiên có sự xuấthiện của tân lãnh đạo Cục điện ảnh. Lắng nghe và ghi chép tất cả các ý kiến củanghệ sĩ từ đầu đến cuối, trong đó có nhiều ý kiến chỉ trích Cục điện ảnh nhưngđến cuối buổi toạ đàm TS Ngô Phương Lan mới lên tiếng. Lời hứa hẹn của Cục phóphụ trách Cục điện ảnh ít nhiều khiến các nghệ sĩ ấm lòng trong bối cảnh rối renhiện nay của ngành điện ảnh: "Tôi hứa hẹn với Thứ trưởng, với các nghệ sĩ, vớisức lực của mình, dù không phải lớn lao gì nhưng tôi sẽ cố gắng làm tất cả đểgóp phần để ngành điện ảnh thoát khỏi đáy". 

Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn cho biết sẽ báo cáolãnh đạo Bộ VHTTDL những ý kiến đóng góp của các nghệ sĩ điện ảnh và sắp tới sẽtiến hành xây dựng quy chế đãi ngộ, xây dựng cơ chế mới cho ngành gấp để có ngaytrong năm tới.

Sự kiện được ví như "Hội nghị Diên Hồng" của ngành Điện ảnh.
Hạnh Phương - Nguyễn Hoàng

Gửi ý kiến phản hồi

Tin mới nhất


Các tin khác


Liên hệ quảng cáo
Liên hệ quảng cáo

Treo đầu Xuân Bắc, bán vé xiếc thú

"Xiếc mới" -  chương trình biểu diễn nghệ thuật trá hình mượn danhnghệ sĩ Xuân Bắc, Xuân Mai... để bán vé, xin giấy phép một đằng trình diễn mộtnẻo của công ty TNHH DVTT TTTT Sơn Hiếu đã bị phát hiện và lập biên bản.


vietnamnet.vn
© 2010 Báo VietNamNet. All rights reserved. Thông tin Tòa soạn - Nhận tin RSS
® Ghi rõ nguồn "VietNamNet" khi phát hành lại thông tin từ website này.