Nữ sinh ngành Y bị thầy giáo hại đời khi thực hành xoa bóp!
(Phunutoday) - Nhiều đêm cháu mất ngủ vì cứ nghĩ đến chuyện đó là cháu lại rất đau đầu. Cháu cảm thấy thân thể mình ô uế...
TIN LIÊN QUAN |
---|
Nếu cháu không lên tiếng thì có thể nhiều bạn nữ sinh viên cũng sẽ trở thành nạn nhân của ông thầy mất nhân cách kia... |
Các bác sĩ kính mến!
Đã rất nhiều lần cháu định đi gặp bác sĩ tâm lý, nhưng cháu lại không đi. Vì cháu cảm thấy sợ và ngượng khi kể chuyện này với người lạ. Nhiều lần cháu đã viết thư định nhờ các chuyên gia trên báo tư vấn, nhưng cháu lại không dám gửi. Cháu sợ chuyện của cháu bị công khai trên báo, sẽ ảnh hưởng đến việc học tập, hạnh phúc cá nhân, tương lai sự nghiệp của cháu sau này. Nhưng nếu cứ để trong lòng thì chắc chắn cháu cũng sẽ chẳng thể tập trung học tập được. Chưa kể cháu có thể sẽ bị tâm thần bất cứ lúc nào. Và nếu cháu không lên tiếng thì có thể nhiều bạn nữ sinh viên cũng sẽ trở thành nạn nhân của ông thầy mất nhân cách kia.
Nếu cháu không lên tiếng thì có thể nhiều bạn nữ sinh viên cũng sẽ trở thành nạn nhân của ông thầy mất nhân cách kia...
Hiện tại cháu đang là sinh viên năm thứ 2 của một trường y. Cách đây hơn 1 năm, khi cháu đang là sinh viên năm thứ 1, cháu có đi học một lớp xoa bóp bấm huyệt tại nhà của một thầy giáo thỉnh giảng trong trường.
Một lần, trong lúc đang thực hành những động tác xoa bóp ở lớp học thêm thì cháu buồn đi vệ sinh. Phòng học ở tầng 4. Nhà vệ sinh ở tầng 3. Khi đi vệ sinh xong, lúc chạy lên tầng 4 để vào lớp học tiếp thì cháu gặp thầy đi xuống. Thầy bảo cháu đi xuống cùng thầy có việc. Thầy dẫn cháu vào phòng ngủ của vợ chồng thầy. Chẳng hiểu sao cháu cứ mê muội làm theo yêu cầu của thầy. Thầy chỉ cháu lên giường cháu cũng lên mặc dù trong đầu băn khoăn không biết có chuyện gì. Rồi thầy xoa bóp, bấm các huyệt ở lưng cho cháu (trước đó cháu có nói là cháu hay bị đau lưng).
Về phòng trọ, cháu đã khóc và đau khổ vô cùng vì lúc đó cháu hoàn toàn chống cự được. Cho đến tận bây giờ nhiều đêm cháu vẫn day dứt ân hận đau khổ về chuyện đó.
Cháu cứ nghĩ thầy đang chữa bệnh cho mình. Rồi thầy bảo cháu nằm ngửa. Thầy xoa bóp lên vai, lên ngực cháu. Cháu không kháng cự mà chỉ nằm bất động để thầy muốn làm gì thì làm. Cháu tự nhủ: Không phải thầy giở trò đồi bại đâu vì các bạn đang học ở tầng 4, vợ con thầy đang ở tầng 2. Cháu cứ nằm bất động như khúc gỗ mặc dù cháu có khả năng chống cự. Làm chuyện ấy xong, ông ta bảo cháu đứng dậy.
Ông ta cười, ôm eo cháu và nói: “Tôi không làm hại em đâu, em đẹp lắm!”. Cháu choáng váng, gạt tay ông ta ra, mở cửa chạy ra ngoài. Cái khuôn mặt và nụ cười thoả mãn của ông ta đến giờ cháu vẫn không thể quên. Cháu chạy vào nhà vệ sinh để trấn tĩnh lại. Cháu tự nhủ không được hốt hoảng kẻo các bạn nghi ngờ.
Về phòng trọ, cháu đã khóc và đau khổ vô cùng vì lúc đó cháu hoàn toàn chống cự được. Cho đến tận bây giờ nhiều đêm cháu vẫn day dứt ân hận đau khổ về chuyện đó. Đầu năm học thứ 2 nhiều lần cháu thoáng thấy ông ta trên lớp, cháu sợ hãi không dám nhìn mặt ông ta. Những lần như vậy, cả ngày cháu không làm được việc gì ra hồn.
Nhiều đêm cháu mất ngủ vì cứ nghĩ đến chuyện đó là cháu lại rất đau đầu. Mặc dù cháu chưa có người yêu nhưng cháu luôn quan niệm món quà quý giá nhất mà cháu dành cho chồng mình là sự trong trắng của cả tâm hồn và thân xác. Cháu cảm thấy thân thể mình ô uế. Cháu sợ đến năm cuối sẽ phải đối diện với ông ta vì môn học của ông là bắt buộc. Chẳng nhẽ cứ đến tiết học của ông ta là cháu lại nghỉ, rồi còn phải thi hết môn nữa… Cháu phải đối diện với ông ta như thế nào đây? Chẳng nhẽ chỉ vì ông ta mà cháu không thể tốt nghiệp? Cháu mong các bác sĩ cho cháu một lời khuyên.
Cháu xin chân thành cảm ơn!
(Một bạn đọc yêu cầu giấu tên)
Tư vấn của BS. Lê Cần Liêm: HIẾP DÂM KHÔNG PHẢI LÀ LÀM “CHUYÊN ẤY”!
Cháu thân mến,
Sự cố cháu kể ở đây được gọi là bị hiếp dâm.
Bây giờ mình làm gì? Cháu rất can đảm khi quyết định lên tiếng trên mặt báo. Như thế là cháu “bắt đầu” cho chuyện này ra “khỏi đầu”. Để tâm trí cháu trở lại bình thường thì phải xử lý vụ việc này – tức phán xử lý do – cho công bằng: Cháu là nạn nhân thì người làm bậy phải trả giá, phải bị trừng phạt bằng cách này cách kia.
Bây giờ người phải sợ không phải là cháu, mà là thủ phạm đã xâm hại cháu. Cháu viết thư này cho báo, cháu đã là người can đảm. Bây giờ cháu hãy dũng cảm cắt bài báo gửi cho ông thầy mất nhân cách kia. Sau đó cháu gửi cho thầy/cô hiệu trưởng một bản khác vì hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm về tác phong và đạo đức của giảng viên. Đó là trừng phạt tâm lý. Cháu cũng có thể đến trình báo công an. Đó là trừng phạt hình sự. Cháu làm như thế thì hắn ta không thể có cơ hội làm chuyện bậy bạ với một ai nữa.
Để tâm trí cháu trở lại bình thường thì phải xử lý vụ việc này – tức phán xử lý do – cho công bằng:
Cháu là nạn nhân thì người làm bậy phải trả giá, phải bị trừng phạt bằng cách này cách kia.
Tôi nghĩ kẻ xâm hại cháu đã làm ảnh hưởng tới hình ảnh đẹp của những người thầy trong xã hội chúng ta. Nếu cháu đã làm như tôi tư vấn mà hắn ta còn gây khó dễ (trực tiếp hay gián tiếp) cho việc học hành của cháu thì cháu cứ tiếp tục liên hệ với báo Sinh Viên Viên Việt Nam để được tư vấn.
Bài học tâm lý từ câu chuyện của cháu là gì? 2) Hiếp dâm không phải là làm “chuyện ấy” vì không có ái tình giữa hai người. Tội này thâm độc vì giống như “giết hại” tâm lý mà giữ lại “thể xác” còn nguyên không vết thương, giống như dùng con dao thọc vào bụng người từ một lỗ trống. 3) Trong lúc bị hiếp dâm, nạn nhân bị rơi vào cơn sợ rất khủng khiếp nên phải “bảo vệ” tâm lý và lý tưởng mình bằng cách “phân liệt” trí và tâm, “phân chia” thể xác và tình cảm, tức là dùng biện pháp thoát hồn để lại thân tại chỗ chịu trận. 4) Giai đoạn tỉnh hồn trở lại bình thường là tìm biện pháp “nhập hồn”, lấy lại cái chủ động của mình về cuộc sống và tương lai, tự giải phóng mình hết làm nô lệ “kỷ niệm về sự cố ấy”, tức là hành động cho sự thật. |
Chúc cháu bình tâm, giúp các bạn nữ không gặp những người xấu như cháu đã phải chịu đựng… và hãy sống dũng cảm!
Ở các các nước tân tiến, từ trường mẫu giáo thì các thầy/cô luôn luôn nhắc nhở học sinh là không để ai xúc phạm đến thân thể mình. Cụ thể là không ai có thể sờ mó và cởi cúc/khuy quần dưới và cúc/khuy áo trên của mình nếu mình không đồng ý. Do đó phải biết sớm học dùng chữ KHÔNG. Khi biết dùng chữ “không” thì con người mới hiểu rõ chữ ĐƯỢC cho mình là gì. Như thế, khi ta lịch sự nói “dạ vâng” thì nghĩa của cái “dạ” là tôi đã nghe và tôi đồng ý. Còn “dạ không” là tôi đã nghe nhưng tôi không hoặc chưa đồng ý. Người lạm phép, lạm quyền lực của mình chỉ chờ chữ “dạ” của người khác thôi, chứ không muốn biết đã “nghe” cái gì và có đồng ý hay không.
(BS. Liêm)
- Theo SVVN