- Kiến thức có nhưng kỹ năng không có là tình cảnh chung củanhững sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm hiện nay. Họ phải theo học nghề vài nămmới có thể tự tin đứng lớp. Riêng với dạy lớp 1, nhiều hiệu trưởngtrường tiểu học ở các thành phố lớn không dám đưa giáo viên mới vào dạy.
TIN LIÊN QUAN:
Khủng hoảng giảng viên sư phạm 'đầu đàn'
Khi các trường sư phạm lao ra thị trường
Sinh viên sư phạm tự họa bản thân
Ngành sư phạm qua thời kỳ vàng '3 con 9'
Nhiều thí sinh 'nói không' với ngành sư phạm
"Từ giảng đường bước ra bục giảng, như đang bơi trong sông, đột ngột ra biển lớn." (Ảnh: Người lao động) |
Bắt bệnh giáo viên trẻ dạy tiểu học
"Cô giảng rất truyền cảm và say sưa. Bài giảng của cô "sặc sỡ"nhưng cái chất trí tuệ, tính chọn lọc và hiệu quả không nhiều!"- Cô NguyễnPhương Lan, hiệu trưởng trường tiểu học Dịch Vọng A chia sẻ về một trường hợpgiáo viên mới ra trường.
Phương pháp giảng dạy chưa kịp được mài dũa cho tinh sắc trongkhoảng thời gian 3,4 năm ở giảng đường nên những cô giáo trẻ bị "khớp" trướcthực tế là điều thường thấy. Một cô giáo đã đi dạy 4 năm chia sẻ: "Từ giảngđường bước ra bục giảng, mình như đang bơi trong sông, đột ngột ra biển lớn."
Cái "biển lớn" gây choáng khiến các cô giáo mới thường mắcbệnh thể hiện mình: giảng giải nhiều, lại sợ học sinh không hiểu, nên nói đi nóilại. Trong khi, chương trình tiểu học hiện nay yêu cầu các cô giáo biết hướngdẫn, khơi gợi cho học sinh tự khám phá.
"Nhiều người cũng coi thường SGK vì nghĩ là dễ. Nhưng thực rađể hiểu được ý tưởng của người viết và truyền đạt được hết thông điệp SGK không phải dễ đâu."- CôLan cho biết.
Việc dạy và việc học để đi dạy có một khoảng cách vô cùng xanhưng 3,4 năm trên giảng đường, sinh viên sư phạm lại có quá ít thời gian thựctế. Kết quả là kiến thức chuyên môn không thiếu nhưng kiến thức để "làm nghề"thì rất mỏng.
"Đơn cử như bài học vỡ lòng là cách ổn định lớp, mình cũngphải mất vài tháng để quen. Mất cả năm, hay vài năm để xây dựng được tác phongcủa một cô giáo thực sự. Nghệ thuật để thu hút học sinh, đơn giản như nán lạitrò chuyện với các con trong giờ ra chơi. Cách xử lý những tình huống đột xuấtđể đảm bảo thời gian dạy..." Cô giáo L.T.T ở quận Hoàng Mai nói.
Vì thế, giáo viên mới ra trường thường xuyên phải đi "học",nghe giảng cùng học sinh nhưng việc chính là để quan sát cách làm của nhữngngười dày dặn kinh nghiệm.
Bồi dưỡng thực tế cho giáo viên trẻ, hiệu trưởng các trườngtiểu học đều thừa nhận đó là quá trình rất công phu. Giáo viên trẻ yếu nhấtphương pháp giảng dạy và kỹ năng tổ chức lớp học. Bên cạnh đó, kỹ năng và kinhnghiệm ứng xử với phụ huynh học sinh gần như là con số 0.
Như cách làm của trường tiểu học Dịch Vọng A. Hàng năm, trườngtiếp nhận những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi về và bắt đầu một tiến trình "họcnghề" kéo dài hàng năm trời theo đúng kiểu cọ xát thực tế. Mỗi giáo viên trẻ đềuđược đi theo các giáo viên già, vừa làm "trợ lý", vừa ngồi học cùng các con, vừađược đứng lớp để nghe các "liền chị" mổ xẻ từng chi tiết trong bài giảng củamình. Tiếp đến là quan sát các thầy cô ứng xử, chuyện trò với phụ huynh. Cókhông ít những tình huống mà giáo viên trẻ vô cùng ngỡ ngàng.
Một giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy 15 cho biết, cô phảikèm cặp một giáo sinh mới tốt nghiệp từng bước một, nhưng cũng phải rất tế nhịkẻo cô giáo trẻ tự ái. Xét về kiến thức của thời đại, cô giáo trẻ cập nhật nhanhhơn, nhưng có những việc phải cần độ chín trong nghề mới có thể làm được.
Một cô giáo trẻ mới vào nghề chia sẻ: "Ấn tượng nhất ở nhữngbuổi dạy dự giờ, dạy mẫu là phần nhận xét cuối giờ của các cô giáo có kinhnghiệm. Có những điều tưởng chừng mình không thể sai nhưng khi nghe phân tích,mình mới nhận ra được. Có những điều mình thực sự không nghĩ ra được nếu khôngcó nhận xét đầy kinh nghiệm của họ."
Vì thế, thế hệ giáo viên mới ra trường ở 5 năm trở lại đây-theo nhận xét của một hiệu phó ở quận Long Biên- có độ "sắc" trong nghề nghiệplà rất ít. Với trẻ càng nhỏ tuổi, càng đòi hỏi phương pháp tốt. Hầu như đối vớilớp 1, những thầy cô giáo kỳ cựu nhất, giỏi phương pháp sư phạm nhất mới đượchiệu trưởng sắp xếp cho dạy lớp này.
Những điều trường sư phạm không dạy cô giáo
"Khi đi dạy, có những điều mình thấy lẽ ra mình đã phải đượchọc trong trường rồi."- Cô giáo N.H, quận Hoàn Kiếm chia sẻ- Trường mình nhiềulớp có trẻ tự kỷ nhưng kiến thức của mình về học sinh này hoàn toàn không có.Vậy nên, dù vận dụng đủ mọi kỹ năng của mình vẫn thấy không xử lý tốt được nhữngtình huống xảy ra với con."
Cô L.T.T lại thấy mình rất tụt hậu khi mới tốt nghiệp ĐH năm2008 nhưng về tin học, cô chỉ được học duy nhất... Word. Power Point, phần mềmquan trọng để thiết kế bài giảng điện tử hoàn toàn không được học, chưa nói đếnnhững phần mềm ứng dụng cho dạy học khác.
Những điều giáo viên cần biết là kiến thức về học sinh tiểu học. Ảnh: Nhã Uyên |
Bên cạnh đó lại có những môn cho đến khi ra trường 4,5 năm,các cô giáo vẫn chưa thấy dùng vào việc gì. Ở bậc ĐH, cô L.T.T được dạy cả Toán,Lý, Hóa, Sinh, Địa... đại cương. Những môn nặng nề này chiếm hết 2 năm đầu vàđều không cần thiết với bậc học cơ bản như tiểu học. Theo cô, kiến thức cho nghềchỉ tập trung gói gọn trong hai năm cuối.
Vậy nhưng những kiến thức rất cần thiết mà theo nhiều giáoviên có kinh nghiệm nhận xét rằng cô giáo trẻ thường rất yếu: đó là phương phápgiảng dạy, tâm sinh lý trẻ tiểu học... lại được học không đến nơi đến chốn.
Một minh chứng khiến cô L.T.T thấy buồn nhất là khi dạy phươngpháp giảng dạy cho sinh viên, các thầy cô luôn nói: "Phải đổi mới phương pháp,tăng cường tình chủ động cho học sinh." Nhưng thực ra chính những giảng viênphương pháp này đang làm ngược lại, đó là đọc-chép. "Ngay những người dạy phươngpháp thì phương pháp của họ đã rất...buồn ngủ."- cô L.T.T chia sẻ.
Hoặc chỉ là những phương pháp cơ bản rất chung, rất chuẩnnhưng vẫn nằm trên giấy. Nếu giáo viên cứ theo đó mà làm, không hiểu được thựctế diễn ra ra sao thì chỉ có...cháy giáo án, gánh áp lực vào mình. Đặc biệt,kiểu dạy mẫu phổ biến hiện nay ở ĐH, CĐ là sinh viên đóng giả...học sinh cấp 1.Cách này hoàn toàn khác xa thực tế và sinh viên không thể hiểu được khả năngnhận thức của học sinh đến đâu để điều chỉnh cách dạy.
Vì thế, nhiều hiệu trưởng cho biết, dù kiến thức tốt nhưngcách dạy hay tư duy khái quát, hệ thống kiến thức của các cô giáo trẻ rất hạnchế. Chưa nói đến việc hệ thống chương trình theo chiều dọc, chiều ngang, bố trícác bài học liên quan liền mạch với nhau. Đây là công việc các cô giáo trẻ phảilàm rất nhiều khi tập huấn chuyên môn.
Cô N.H, giáo viên ở quận Hoàn Kiếm cho biết: kiến thức tâm lýmà giáo viên tiểu học cần rất cụ thể: đó là tất cả về học sinh. Nhưng chươngtrình học quá hàn lâm với những phản xạ, ý thức... những thứ chỉ cần nắmcơ bản. Vì thế, khi ra trường, các cô giáo phải căng mình cập nhật.
Nhiều cô giáo thừa nhận, 4 năm trong trường ĐH với quá ít vachạm thực tế, một số kiến thức hàn lâm không sử dụng sau khi vào nghề khiến họkhông thể tự định hướng những kỹ năng nghề nghiệp cho mình, lãng phí nhiều thờigian. Bù lại, khi làm nghề, ai cũng phải học thêm và mất không ít thời gian. Đểtrở thành một giáo viên giỏi, những gì cần học còn rất nhiều.
- Nhã Uyên- Tú Uyên