'Lạnh người' vì cơn thịnh nộ của vua Tự Đức
Cập nhật lúc :7:01 PM, 04/10/2011
(ĐVO) Thường được truyền tụng là điềm đạm, nhưng vua Tự Đức vẫn có lần nổi nóng, mất bình tĩnh.

>> Những câu nói 'ngông' nổi tiếng của các ông vua VN

“Tự Đức làm vua trong bối cảnh xã hội khó khăn, bên ngoài giặc ngoại xâm tấn công, bên trong huynh đệ lục đục giành nhau ngôi báu, bản thân nhà vua lại đau ốm, bệnh hoạn nên không có con. Cuộc đời của ông là một số phận của những bi kịch éo le”, TS Trần Đức Anh Sơn, nguyên Giám đốc Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, cho biết.

Vua Tự Đức tại vị lâu nhất trong số 13 vua nhà Nguyễn.

Vua Tự Đức tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, con trai thứ hai của hoàng đế Thiệu Trị. Ông trị vì đất nước suốt 36 năm (1847-1883) và là vị vua tại vị lâu nhất trong số 13 vua nhà Nguyễn. Lên ngôi từ năm 19 tuổi (năm 1848), Tự Đức đã liên tiếp đối mặt với những can qua, từ những mưu phản trong nội bộ hoàng gia tới những cuộc khởi nghĩa nông dân và các cuộc đọ sức với những thế lực bên ngoài, mà kết thúc là hai thỏa ước ê chề với thực dân Pháp (ký năm 1883 và năm 1885), khiến cho đất nước phải chia làm ba kỳ và chịu sự bảo hộ của ngoại bang.

Giai thoại kể rằng, để giải khuây trước cảnh đất nước bị Pháp xâm chiếm, vua Tự Đức thường ngự thuyền trên sông Hương bắn chim bằng súng. Mỗi lần nhà vua bắn được chim rơi xuống sông, quân lính chèo thuyền rồng lại để các cung nữ khều chim bằng những cây sào dài. Những lúc như vậy cần phải giữ thái độ nghiêm túc, vì đang ở trên thuyền rồng của vua.

Tuy nhiên, không hiểu tại sao, một lần có cung nữ vừa khều chim, vừa buông tiếng cười cợt..., khiến nhà vua tức giận, ra khoang thuyền, thấy cung nữ vẫn không dứt tiếng cười, sẵn súng cầm tay liền bắn tại chỗ. Khi đó, các cung nữ thấy vậy đều xanh mặt, chẳng dám hó hé một lời. Còn nhà vua bắn xong, mới tỏ vẻ hối hận...

Lăng Tự Đức xây dựng trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng (nay là thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân thành phố Huế). Đây là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc cung đình thời Nguyễn.

Theo một số tài liệu, Tự Đức cũng là một ông vua "máu lạnh". Đời sau vẫn lấy làm tiếc và xót xa trước việc ông thảm sát anh ruột và các cháu. Chuyện là vua Thiệu Trị còn có một người con trưởng là Nguyễn Phúc Hồng Bảo (sinh năm 1825). Khi Hồng Bảo được sinh ra, nhà vua rất mừng, đã ẵm con vào trình bà nội là Thuận Thiên hoàng hậu (vợ vua Gia Long), nên nhiều người đương thời đã nghĩ rằng, nối nghiệp Thiệu Trị sẽ là Hồng Bảo. Bản thân Hồng Bảo cũng đã tin chắc như vậy... 

Nào ngờ sau khi vua Thiệu Trị qua đời, các hoàng thân và các quan văn võ họp tại điện Cần Chánh để tuyên đọc di chiếu, thì theo đó hoàng tử thứ hai Nguyễn Phúc Hồng Nhậm được lập lên ngôi. Di chiếu đọc chưa dứt, Hồng Bảo phẫn uất thổ huyết hơn một đấu, nằm vật ngã giữa điện đình. Lúc làm lễ đăng quang, mấy người phải đỡ ông dậy, nghi lễ mới hoàn tất.

Sách sử triều Nguyễn ghi lại, lý do Hồng Bảo bị phế truất là do tính tình ham chơi, lại ngu độn ít học... Nhưng ông ta lại không tin đây là sự thật, không cam chịu và quyết chí báo thù. Kết cục là tới năm 1854, ông bị kết tội phản nghịch và phải thắt cổ trong nhà giam tự vẫn... Con cái ông cũng bị kết tội can dự phản nghịch và bị hành hình.

Tấm bia Thánh đức thần công với bài Khiêm cung ký độc đáo (bản tự kiểm điểm trước lịch sử) của vua Tự Đức.


Trái ngược hoàn toàn với những hành động nêu trên, Tự Đức được người đời ca tụng là một ông vua có hiếu. Ông rất coi trọng bổn phận làm con, luôn tuân thủ rất nghiêm “lịch làm việc – lịch làm con” do mình tự đặt ra. Vào các ngày chẵn, ông cùng tùy tùng vào hậu cung vấn an sức khỏe mẫu hậu, chỉ các ngày lẻ thì thiết triều hoặc lo việc triều đình, cứ như thế đến khi băng hà, không sai ngày nào. Lịch sử còn ghi lại chuyện Tự Đức có lần ra ngoài đi săn không thể về cung đúng giờ thăm mẹ, ngay khi đặt chân vào cung, Tự Đức đã dâng mâm son trên có một chiếc roi mây, quỳ trước mặt mẹ xin chịu đánh đến khi mẹ tha cho mới đứng dậy.

Hiện, vẫn còn một cuốn sách do chính Tự Đức ghi lại những lời răn của mẹ (mẫu hậu Từ Dũ), có tên là Từ huấn lục - được nhà vua luôn mang trong mình, khi rảnh lại nghiền ngẫm. 


Đang đọc nhiều:

>> 'Tận diệt' động vật hoang dã Vườn quốc gia U Minh Hạ
>> Độc đáo trò chơi 'cờ chiến tranh' của Việt Nam
>> Kỳ tích tìm lại gia đình sau 30 năm của chàng trai Việt gốc Mỹ
>> Gái đẻ thuê ở Thái Lan kể về 'ngày cầm tù' xứ người
>> Rắn khổng lồ bí ẩn ở đảo Cát Bà
>> Cận cảnh những con vật 'siêu quái dị' ở Việt Nam
>> Những đại thụ 'độc nhất vô nhị' ở Việt Nam
>> Hé lộ 'chiêu độc' tìm vợ của vua Duy Tân
>> Sông Hồng - thắng cảnh đẹp nhất thế giới
>> Những chuyện gây 'choáng' ở Việt Nam
>> Điểm mặt những thú chơi 'quý tộc' của dân nhà giàu
Tiến Dũng (tổng hợp)
Ý kiến của bạn In bài này
Dành cho quảng cáo