Việt Nam xuất hiện bệnh tâm thần “hiện đại”

Thứ hai 10/10/2011 06:59
Khoảng 15% dân số nước ta mắc bệnh tâm thần hoặc liên quan đến sức khỏe tâm thần, như trầm cảm, rối loạn lo âu, nghiện, chậm phát triển trí tuệ.
Nhân Ngày sức khoẻ tâm thần thế giới 10.10, NTNN giới thiệu bài viết của bác sĩ La đức Cương.

Có bệnh vẫn ngại đến viện

Trong các ca bệnh, đa số vẫn là các bệnh tâm thần phân liệt, bệnh động kinh, rối loạn trầm cảm… Nhưng nổi lên một số bệnh tâm thần “hiện đại” như loạn thần, hoang tưởng, rối loạn tính cách do nguyên nhân nghiện rượu, nghiện ma túy và nghiện game. Đặc biệt, người nhiễm các bệnh này đa số đều là thanh thiếu niên, người đang độ tuổi lao động.

Khám chữa bệnh tại Bệnh viện Tâm thần T.Ư 1.


Đau xót hơn nữa là nhiều người có biểu hiện bệnh nhưng người nhà vẫn muốn để điều trị tại nhà.

 Gần đây, có một trường hợp nghiện rượu ở Ứng Hòa, sáng đi khám tại viện, bác sĩ đã chẩn đoán bệnh nhân do nghiện rượu nặng nên mắc chứng hoang tưởng ảo giác, tiên lượng cần nhập viện điều trị nhưng người vợ xin về vì sợ chồng nằm viện không có người chăm sóc. Và chỉ đến chiều thì người chồng lên cơn, chém chết cả vợ và hai con.

 Bệnh tâm thần rất khó lường, đối với bệnh hoang tưởng, dù “trong đầu” có những tiếng nói xui khiến khác lạ nhưng người bệnh thường giả vờ bình thường nên rất khó nhận ra. Vì vậy người nhà bệnh nhân tâm thần đang được điều trị cần chú ý các biểu hiện bất thường của họ, có thể cáu kỉnh, nóng giận, lặp đi lặp lại một hành động hoặc sợ hãi, phớt lờ.

 Đặc biệt phải kiểm soát được việc uống thuốc đều đặn của họ. Khi người bệnh có những cú sốc lớn (mất người thân, thiên tai, tai nạn) thì càng cần để ý, theo dõi. Còn khi bác sĩ đã khuyên nhập viện thì không nên khăng khăng đưa người bệnh về nhà.

Chăm sóc nhiều hơn sức khoẻ tâm thần

Hiện tại, chúng ta đã có Dự án Chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng (BS La Đức Cương là Chủ nhiệm dự án - NTNN). Theo đó, Ban chỉ đạo chăm sóc, quản lý người tâm thần tại địa phương đã được thành lập từ T.Ư đến xã, phường. Tại tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh sẽ là trưởng ban chỉ đạo và tương đương như vậy từ quận, huyện xuống xã, phường.

 Hiện nay dự án đã “phủ sóng” đến 7.700 xã, phường (chiếm 75% xã, phường trong toàn quốc). Hàng năm, các cán bộ xã, phường, các cộng tác viên có trách nhiệm quản lý người tâm thần tại địa phương đều được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng quản lý.

Nhưng do trình độ hạn chế, hầu hết họ chỉ quản lý về mặt nhân khẩu, thăm nom động viên chứ khó chẩn đoán được các trường hợp bệnh tái phát. Nếu người tâm thần gây hậu quả nghiêm trọng cũng chưa có chế tài xử phạt nào.

Chống kỳ thị” là khẩu hiệu của Ngày sức khỏe tâm thần thế giới năm nay. Khi người tâm thần không bị xa lánh, miệt thị, ngăn cách thì tâm lý, bệnh tật của họ sẽ ổn định hơn; người nhà, bác sĩ cũng dễ được họ tin tưởng và chia sẻ bệnh tật hơn.
Số lượng các bác sĩ chuyên khoa về tâm thần cũng rất thiếu, chỉ có 800 bác sĩ, tỷ lệ 1/100.000 dân. So với tỷ lệ trên thế giới (1 bác sĩ/30.000 dân) thì rõ ràng Việt Nam cần có 1.500 bác sĩ tâm thần. Vì thế, việc điều trị, chẩn đoán, chăm sóc dưới cơ sở cũng rất hạn chế.

 Nhiều nước trên thế giới đã có Luật Quản lý người tâm thần. Việt Nam cũng cần tiến tới xây dựng những luật, pháp lệnh hay nghị định hướng dẫn điều trị và quản lý người tâm thần để đảm bảo quyền lợi cho họ và cộng đồng.

 Hiện nay, Bệnh viện Tâm thần T.Ư 1 đã xây dựng và trình lên Bộ Y tế một văn bản hướng dẫn điều trị tâm thần bắt buộc, trong đó quy định một số hành vi nguy hiểm buộc người tâm thần phải đi viện điều trị nếu mắc phải.

 Nếu hướng dẫn này được phê duyệt thì bệnh viện và lãnh đạo địa phương mới có một “cái gậy” để căn cứ và buộc người tâm thần phải đi điều trị tập trung, cho dù người nhà có đồng ý hay không. Điều này sẽ hạn chế được nguy hiểm cho cộng đồng.
Bác sĩ La Đức Cương Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Tr